Giáo sư nuôi muỗi chống… sốt xuất huyết

Linh Phạm |

Nói đến dịch sốt xuất huyết, chúng ta vẫn quen với khẩu hiệu diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Nhưng Giáo sư Scott O'Neill, Trưởng khoa Khoa học, Đại học Monash, Australia lại có ý tưởng nuôi muỗi để chống sốt xuất huyết.

Đó là dự án Eliminate Dengue với phương pháp lan truyền vi khuẩn Wolbachia(vi khuẩn bỏng ngô) trong quần thể muỗi vằn Aedes aegypti tự nhiên do ông chủ trì, đang được thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Wolbachia-khắc tinh của Dengue.

Một buổi sáng tháng giêng năm 2001, khi mùa hè Australia đang vào cao điểm, Scott O’Neill cùng các thành viên dự án Eliminate Dengue khởi hành trên chiếc xe tải màu trắng, phía đuôi xe là hàng nghìn con muỗi được đựng trong các lọ thủy tinh. Cứ mỗi tuần một lần, chiếc xe tải lại đưa họ đến hai khu dân cư đông đúc của thành phố Cairns, địa điểm du lịch nổi tiếng gần rạn san hô Great Barrier để thả muỗi. Công việc này được thực hiện liên tục trong 3 tháng.

Đây không phải là những con muỗi thông thường, chúng đã bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia với đặc tính quan trọng là khả năng vô hiệu hóa virus Dengue - tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết cho khoảng 390 triệu người trên thế giới hàng năm. “Không có thuốc đặc trị, chiến lược chủ chốt để phòng chống bệnh là diệt muỗi Aedes aegypti. Nhưng các loại thuốc diệt muỗi đã giảm tác dụng khi muỗi kháng thuốc. Một phương pháp hứa hẹn là giảm lan truyền virus Dengue bằng cách lan truyền Wolbachia ra quần thể muỗi tự nhiên”, Giáo sư Scott O’Neill giải thích.

Vì muỗi vằn gây sốt xuất huyết trong tự nhiên không có sẵn Wolbachia, các nhà khoa học phải làm chúng nhiễm khuẩn trong phòng thí nghiệm. Họ hi vọng khi thả muỗi ra tự nhiên, thế hệ cháu con của chúng sẽ tiếp tục mang loài vi khuẩn “khắc tinh” của Dengue này. Viễn cảnh được mở ra: Nếu hầu hết muỗi tự nhiên đều mang Wolbachia thì tỉ lệ người mắc sốt xuất huyết dengue sẽ giảm.

Muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết. Ảnh: Wikipedia. 

Bước ngoặc đến năm 2005, Scott O’Neill công bố phương pháp làm muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia và lan truyền vi khuẩn này qua di truyền đã thành công. Cũng trong năm này, nhóm nghiên cứu của Scott O’Neill nhận được sự tiếp sức từ quỹ Bill&Melinda Gates của vợ chồng tỉ phú Bill Gates. Dự án được triển khai với mục tiêu rõ ràng ngay từ cái tên Eliminate Dengue (tạm dịch: Loại trừ sốt xuất huyết Dengue). Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu về sau và cũng là đích đến mà Scott O’Neill hướng tới trong 20 năm “đốt đuốc” tìm đường.

Hành trình 20 năm

Sinh ra ở thành phố Gosford, Central Coast, New South Wales, Scott O’Neill tốt nghiệp ngành Khoa học nông nghiệp - Đại học Sydney - nơi ông phát triển đam mê ngành côn trùng học. Những năm giữa thập niên 1980, khi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở đại học Queensland, Scott O’Neill lần đầu được giới thiệu vi khuẩn Wolbachia.

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện, dưới những điều kiện nhất định, Wolbachia có thể ngăn chặn trứng muỗi nở thành bọ gậy. Khi tiếp nhận các kiến thức này, Scott O’Neill chợt nảy ý tưởng: “Liệu có thể dùng nó để ngăn chặn muỗi truyền bệnh? Nếu làm vòng đời chúng ngắn lại, có thể giảm đáng kể khả năng côn trùng lan truyền bệnh cho con người”.

Sang Mỹ năm 1991 trong vai trò trợ lý nghiên cứu khoa học ở đại học Yale, 10 năm sau, Scott O’Neill trở lại quê nhà. Ý tưởng dùng Wolbachia làm giảm bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn theo ông. Theo Scott O’Neill, Wolbachia là vi khuẩn phổ biến có ở 60% loài côn trùng.

Thử thách cam go là chuyển Wolbachia từ ruồi giấm thường (ruồi trái cây) sang muỗi mang Dengue. “Quy trình này làm mất của chúng tôi hơn mười năm”, ông cho biết. Nói về cách làm trứng muỗi nhiễm Wolbachia, ông ví von: “Hãy tưởng tượng bạn cho cây kim vào một quả bóng, sau đó bạn phải rút cây kim ra sao cho quả bóng không vỡ… Chúng tôi đã thử hàng nghìn quả trứng trước khi thành công”.

Thử thách không dừng lại ở đó, khuẩn Wolbachia sau khi được tiêm vào trứng muỗi lại biến mất sau 1 đến 2 thế hệ. Để khắc phục, nhóm của Scott O’Neill tìm cách làm mạnh vi khuẩn này trước khi đưa vào trứng muỗi.

Cuối cùng thì Wolbachia cũng đã được truyền từ đời này sang đời khác với ít nhất một dòng vi khuẩn có khả năng làm ngắn vòng đời của muỗi A. aegypti. Vài năm sau khi đưa Wolbachia vào muỗi thành công, họ phát hiện ra virus Dengue rất khó sống trong những con muỗi đã nhiễm Wolbachia. 
Nghiên cứu đã xác định hướng đi mới, các nhà khoa học đã sử dụng một dòng Wolbachia có khả năng vô hiệu hóa Dengue nhưng không rút ngắn vòng đời của muỗi, để chúng hiệu quả hơn với chức năng lan truyền Wolbachia trong tự nhiên. Nhớ lại thời điểm đưa Wolbachia vào muỗi thành công, Scott O’Neill gọi đó là một ngày trọng đại. Nhưng ngay lúc đó, ông không dám tin chắc và phải thử đi thử lại nhiều lần để xác quyết, bởi đã kinh qua thất bại quá nhiều.

Hướng đến tác động thực tế

Mùa hè Australia năm 2011, thành phố Cairns chứng kiến một thử nghiệm kì lạ với những chuyến xe thả muỗi. Kì thực, các nhà khoa học không được “chào đón” từ “cái nhìn đầu tiên”. Scott O’Neill kể: “Trước khi thả muỗi ra tự nhiên, chúng tôi đã đối mặt nhiều lo ngại trong cộng đồng. Chúng tôi dành hàng tháng trời gõ cửa xin phép từng gia đình để được thả muỗi gần nhà họ. Chúng tôi đã tổ chức những hội nghị chính thức và những buổi nói chuyện ứng khẩu bên ngoài các trung tâm mua sắm. Nhà chức trách cũng kiểm tra để đảm ảo an toàn trước khi chấp thuận cho thả muỗi”.

Theo nghiên cứu của Eliminate Dengue, muỗi mang Wolbachia không gây hại cho môi trường tự nhiên và con người. Nhưng trước khi thả muỗi, dự án cần được đánh giá rủi ro độc lập. Sau khi cân nhắc các khả năng, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp liên bang Australia-CSIRO đánh giá rủi ro từ việc thả muỗi mang Wolbachia không đáng kể. Một thời gian sau, kết quả những thử nghiệm ở miền bắc Australia cho kết quả khả quan khi 80% muỗi tự nhiên ở khu vực nhiễm Wolbachia. Hiện nay, một số nơi đã ngừng thả muỗi để đánh giá khả năng truyền Wolbachia trong tự nhiên.

Sau Australia, dự án Eliminate Dengue đang triển khai ở các nước Brazil, Colombia, Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, các thử nghiệm mới chỉ được tiến hành ở các cộng đồng nhỏ, Eliminate Dengue đang dự định tiến hành các thử nghiệm tương tự ở phạm vi lớn hơn.

Khó khăn hiện nay là thống kê sự thuyên giảm ca bệnh sốt xuất huyết xảy ra trong những cộng đồng được thả muỗi mang Wolbachia. Scott O’Neill cho biết: “Khâu này sẽ khó bởi không có dữ liệu đáng tin cậy và tỉ lệ nhiễm hằng năm khác nhau. Để khẳng định tính hiệu quả của phương pháp, các nhà khoa học phải so sánh tỉ lệ mắc sốt xuất huyết ở khu vực thả muỗi mang Wolbachia và những khu vực không thả. Làm như vậy đòi hỏi phải lấy nhiều mẫu máu, sẽ rất nặng nhọc.”

Theo đuổi ý tưởng dùng Wolbachia chống Dengue hàng thập niên với nhiều thất bại, Scott O’Neill vẫn gắn chặt đời mình với công việc. Khi được hỏi vì sao, ông chỉ gọi nó là “đam mê”. “Thành công với tôi là một sự tác động đáng kể đến bệnh sốt xuất huyết Dengue trong cộng đồng”.

Càng nghiên cứu sâu, Eliminate Dengue phát hiện ra Wolbachia có thể chống nhiều bệnh khác. Nhưng họ vẫn tiếp tục tập trung đánh giá lại khả năng chống Dengue, đặc điểm khả dĩ nhất để hướng đến một tác động thực tế. Vị giáo sư dành nhiều tâm huyết ngăn chặn đại dịch sốt xuất huyết bày tỏ: “Một ngày nào đó, chúng tôi hi vọng rằng muỗi chích sẽ chẳng để lại gì ngoài một vết ngứa”.

Chưa phát hiện ca sốt xuất huyết mới ở đảo Trí Nguyên

Thứ năm hàng tuần, chuyến tàu ra đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang luôn có 2 chàng trai mang theo những chiếc hộp đựng muỗi, họ là thành viên của dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam. Đảo Trí Nguyên có khoảng 800 nóc nhà, dân số trên 3.000 người.

 Đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, một trong những địa điểm thực hiện dự án Eliminate Dengue. Ảnh: L.P

Từ 2006, các nghiên cứu đầu tiên đã được tiến hành ở đây. Sau khi lấy muỗi từ đảo và “cấy” Wolbachia thành công trong phòng thí nghiệm, từ tháng 7.2013, các nhà khoa học đã thả muỗi nhiễm Wolbachia. Việc thả muỗi được thực hiện mỗi tuần một lần trong 27 tuần liên tiếp. Trước đó, dự án đã thực hiện truyền thông tham vấn cộng đồng và được 97% người dân đảo Trí Nguyên đồng thuận.

Đại diện dự án cho biết, hiện nay 80% muỗi ở đảo Trí Nguyên đã mang Wolbachia. Tuy nhiên, dự án vẫn đang thu muỗi để tiếp tục theo dõi.Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa phát hiện 3.300 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó thành phố Nha Trang hơn 900 ca. Nhưng, đảo Trí Nguyên không phát hiện ca nhiễm sốt xuất huyết nào ở địa phương.

Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng không thể lấy nó làm bằng chứng hiệu quả vì đảo Trí Nguyên rất nhỏ. Dự án cần được triển khai ở phạm vi rộng hơn và được đánh giá bằng phương pháp khoa học chặt chẽ.

 

Linh Phạm
TIN LIÊN QUAN

Du lịch Việt nhìn từ… quán nhậu đêm ở Kuala Lumpur

Anh Khoa |

Tới Jalan Alor - con phố sầm uất, nổi tiếng giữa lòng Kuala Lumpur, chúng tôi thấy vỡ ra nhiều điều về du lịch Việt.

Nghệ An bất lực với nạn trả thù người chống tham nhũng?

Quang Đại |

Thời gian qua ở Nghệ An có nhiều người cương trực, dũng cảm đứng lên chống tham nhũng, phanh phui hàng trăm vụ việc tiêu cực. Có những người trong số họ được tôn vinh, khen thưởng, nhưng cũng không ít người bị trả thù, hành hung gây thương tích nặng ... Họ đơn độc trên con đường chống lại cái xấu, như chàng Đông Ki sốt chiến đấu với những cối xay gió.

Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án

Hà Anh Chiến |

Hơn 4.700 hộ dân vùng dự án đã và đang mòn mỏi chờ đợi sân bay Long Thành được triển khai. Nhà cửa của họ sau mười lăm năm nằm trong quy hoạch đã mục nát và “dọa” sập nên họ mong sớm được “khai tử” để chuyển tới nơi tái định cư. Mong dự án sân bay Long Thành sớm triển khai; Có chỗ tái định cư ổn định; Có công việc mới nuôi sống gia đình - 3 điều ước của người dân vùng dự án trong những ngày này…

“Ông chủ biến thái” của “No Bra No Pay“

Lê Tuyết |

Tôi hẹn gặp Trần Thanh Tùng ở quán cà phê “gây sốt” cư dân mạng thời gian qua với chương trình “No Bra No Pay”, khuyến mãi 100% nước uống cho bạn nữ… không mặc áo ngực khi đến quán Monkey in Black (MiB). Bắt đầu với MiB, điều Tùng muốn chính là thổi một chút lửa vào các bạn trẻ, hãy mạnh dạn làm những điều mình nghĩ, mình thích, mình cho là đúng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Du lịch Việt nhìn từ… quán nhậu đêm ở Kuala Lumpur

Anh Khoa |

Tới Jalan Alor - con phố sầm uất, nổi tiếng giữa lòng Kuala Lumpur, chúng tôi thấy vỡ ra nhiều điều về du lịch Việt.

Nghệ An bất lực với nạn trả thù người chống tham nhũng?

Quang Đại |

Thời gian qua ở Nghệ An có nhiều người cương trực, dũng cảm đứng lên chống tham nhũng, phanh phui hàng trăm vụ việc tiêu cực. Có những người trong số họ được tôn vinh, khen thưởng, nhưng cũng không ít người bị trả thù, hành hung gây thương tích nặng ... Họ đơn độc trên con đường chống lại cái xấu, như chàng Đông Ki sốt chiến đấu với những cối xay gió.

Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án

Hà Anh Chiến |

Hơn 4.700 hộ dân vùng dự án đã và đang mòn mỏi chờ đợi sân bay Long Thành được triển khai. Nhà cửa của họ sau mười lăm năm nằm trong quy hoạch đã mục nát và “dọa” sập nên họ mong sớm được “khai tử” để chuyển tới nơi tái định cư. Mong dự án sân bay Long Thành sớm triển khai; Có chỗ tái định cư ổn định; Có công việc mới nuôi sống gia đình - 3 điều ước của người dân vùng dự án trong những ngày này…

“Ông chủ biến thái” của “No Bra No Pay“

Lê Tuyết |

Tôi hẹn gặp Trần Thanh Tùng ở quán cà phê “gây sốt” cư dân mạng thời gian qua với chương trình “No Bra No Pay”, khuyến mãi 100% nước uống cho bạn nữ… không mặc áo ngực khi đến quán Monkey in Black (MiB). Bắt đầu với MiB, điều Tùng muốn chính là thổi một chút lửa vào các bạn trẻ, hãy mạnh dạn làm những điều mình nghĩ, mình thích, mình cho là đúng.