Nghệ An bất lực với nạn trả thù người chống tham nhũng?

Quang Đại |

Thời gian qua ở Nghệ An có nhiều người cương trực, dũng cảm đứng lên chống tham nhũng, phanh phui hàng trăm vụ việc tiêu cực. Có những người trong số họ được tôn vinh, khen thưởng, nhưng cũng không ít người bị trả thù, hành hung gây thương tích nặng ... Họ đơn độc trên con đường chống lại cái xấu, như chàng Đông Ki sốt chiến đấu với những cối xay gió.

Ném mìn, đặt bát hương "dằn mặt"

Đúng nửa đêm ngày 18.10, vợ chồng ông Nguyễn Đình Lý, ở phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đang ngủ bỗng bị dựng dậy bởi một tiếng nổ kinh hoàng làm rung chuyển cả nhà, kính vỡ loảng xoảng, mùi thuốc súng nồng nặc, một vệt đen ám khói hằn trên sàn nhà. Bà Hồ Thị Thanh Mai, vợ ông Lý than thở: “Tôi luôn sống trong tâm trạng nơm nớp, bất an. Đã nhiều lần nhà tôi bị khủng bố bằng cách ném đá vào nhà, và lần này thì chất nổ”.

Thậm chí, đã có lần bọn xấu còn đặt nải chuối và bát hương nghi ngút khói trước cổng nhà ông Lý, như báo trước cái chết dành cho người chống tham nhũng. Trả lời cơ quan công an về vụ nổ gây chấn động, ông Lý cho rằng những kẻ bị ông tố cáo tiêu cực, tham nhũng đã ra tay trả thù. Ông là một cựu chiến binh nổi tiếng từng phanh phui nhiều hành vi sai phạm với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Sau vụ ông Lý ít ngày, 7 giờ tối ngày 22.10, ông Lê Xuân Sinh - Phó chủ tịch HĐND xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu) đang cùng vợ xem truyền hình trong nhà thì có tiếng xe máy rồ ga qua lại trước cổng. Chừng mấy phút sau, nghe chó sủa và tiếng bước chân đi vào nhà, ông Sinh bước ra sân xem xét. Bất ngờ, một gã bịt kín mặt, cầm cây gậy dài lao vào tấn công ông.

Cùng lúc, 5 tên khác từ ngoài cổng xông vào dùng nhiều hung khí đánh tới tấp lên người ông. Vợ ông Sinh vội hô hoán, nhưng lũ côn đồ không dừng tay, chỉ phóng xe máy bỏ đi khi ông Sinh ngã gục. “Tôi đã lường trước, nhưng không ngờ chúng manh động đến vậy”, ông Sinh nói. Trước đó khoảng 2 tháng, ông Sinh đã bị theo dõi, một số đối tượng lảng vảng, thậm chí từng xông vào nhà nhưng chưa ra tay vì gặp lúc đông người. Chúng còn cắm mấy bơm kim tiêm dính máu trước nhà để “cảnh cáo” ông.

Cửa kính nhà ông Nguyễn Đình Lý bị vỡ do chất nổ ném vào lúc nửa đêm 

Không phải ngẫu nhiên ông Sinh bị đe dọa, hành hung. Là Phó trưởng đoàn giám sát HĐND xã Quỳnh Văn, ông Sinh và một số cán bộ, đảng viên tại địa phương đã tố cáo, vạch trần nhiều sai phạm nghiêm trọng công trình chợ Vân, xã Quỳnh Văn. Đoàn thanh tra huyện đã vào cuộc, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét khởi tố vụ án. 

Cái giá của đấu tranh

Ông Trần Hữu Sửu, xã Hiến Sơn (Đô Lương), bộ đội xuất ngũ, là một trong 18 cá nhân được UBND tỉnh Nghệ An tôn vinh vì thành tích chống tham nhũng. Từ năm 1999, ông Sửu đã đứng ra tìm bằng chứng và tố cáo nhiều hành vi sai phạm của cán bộ địa phương, giúp cơ quan chức năng phát hiện 768 triệu đồng và hơn 15.000 m2 đất sai phạm. Hàng loạt cán bộ bị kỉ luật, cách chức, từ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, kế toán trưởng, cán bộ địa chính.

Để chứng minh Chủ tịch xã bằng cấp không hợp pháp, ông Sửu phải lặn lội hàng tháng trời ra Hà Nội tìm bằng chứng. Thành tích chống tham nhũng của ông Sửu được lãnh đạo huyện, xã ghi nhận, nhưng ông lại “lên bờ xuống ruộng” vì quan chức địa phương và đám côn đồ trong bóng tối. Xây lại bờ rào thì bị xã cưỡng chế, ông còn bị còng tay đưa về trụ sở xã vì phô-tô bài báo chống tiêu cực.

Sau lễ tôn vinh cá nhân tiêu biểu chống tham nhũng một tháng, lúc 7 giờ 30 tối ngày 22.2.2011, ông Sửu bị hai tên lạ mặt dùng dao chém tới tấp, gây thương tật vĩnh viễn 24,4%. Vợ mất, con đông, “vác tù và hàng tổng” phải nhập viện, người đàn ông cứng rắn phải rơi nước mắt vì cay đắng. Trước đó, ông Sửu đã nhiều lần bị đe dọa sẽ bị “chém chết cả nhà”.

Ông Dương Đình Dần sinh năm 1949, trú xóm 6, xã Diễn Đồng, nhập ngũ từ năm 1968, sau 1975 chuyển về làm giáo viên trường Đảng huyện Kỳ Sơn và cán bộ UBND huyện Kỳ Sơn. Với bản chất cương trực của người lính cụ Hồ, ông Dần lên tiếng phản đối những hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ huyện. Năm 1993, ông đã có công khám phá vụ chặt gỗ pơmu đầu nguồn nghiêm trọng ở Kỳ Sơn. Ông Dần đã viết đơn tố cáo lên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt và nhiều lần ra cơ quan tiếp dân của Văn phòng Chính phủ để gửi đơn, trình bày. Thủ tướng cử một đoàn thanh tra đặc biệt đến Kỳ Sơn.

Vụ việc vỡ lở, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Kỳ Sơn cùng các đơn vị liên quan bị Thủ tướng phê bình, kỷ luật. Thế nhưng, công lao chống tiêu cực của ông Dương Đình Dần không những không được ghi nhận, mà ông còn bị bị khai trừ khỏi Đảng (tháng 5.1994) và bị buộc thôi việc (tháng 6.1994) vì lý do “chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ”.

Ông Dần đành trở về quê với 2 bàn tay trắng, sau 26 năm công tác. Vợ con cũng oán thán, bỏ rơi ông. Ông Dần ở một mình trong ngôi nhà tuềnh toàng ven đường, sống chật vật bằng nghề chụp ảnh, kẻ vẽ. Diễn Châu lúc đó rộ lên phong trào “chạy” chế độ người có công. Ông Dần tiếp tục “tuyên chiến” với tệ nạn này.

Từ năm 2002 đến 2008, ông đã 35 lần viết đơn, nhiều lần trực tiếp đến trụ sở tiếp công dân của Trung ương, tỉnh và huyện phản ánh, tố cáo hàng trăm trường hợp làm giả hồ sơ người có công trên địa bàn xã Diễn Đồng và Diễn Thái. Tin tưởng ông, nhiều cựu chiến binh và người dân đã cung cấp cho ông bằng chứng chống tiêu cực trong thực hiện chính sách người có công.

Từ tố cáo của ông Dần, thanh tra các ngành, các cấp đã vào cuộc và phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng. Tại Công văn số 118/LĐ -TBXH -TT ngày 20/10/2008, Sở LĐTBXH Nghệ An đã cảm ơn ông Dương Đình Dần vì đã góp phần phát hiện một trường hợp liệt sỹ Truông Bồn giả (được công nhận năm 2004).

Từ tố cáo của ông Dần, năm 2004, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An đã yêu cầu thu hồi giấy xác nhận cán bộ tiền khởi nghĩa đối với ông Hồ Sĩ Tốn; thu hồi chế độ ưu đãi cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa của các ông: Đinh Viết Thượp, Tăng Gia Tặng, Lê Văn Bảy, Hồ Sĩ Tốn nộp vào ngân sách. Thanh tra Sở LĐTBXH Nghệ An đã có văn bản kết luận số 137 ngày 23.1.2013 đình chỉ trợ cấp và thu hồi số tiền hưởng sai đối với 3 thương binh, 12 nạn nhân chất độc hóa học “giả” ở hai xã Diễn Đồng và Diễn Thái.

Có nhiều đóng góp như vậy, nhưng chính quyền địa phương tỏ ra không mấy “mặn mà” với ông Dần. Mặc dù phải rất vất vả, tốn kém để có chứng cứ đi tố cáo tiêu cực và đã góp phần phanh phui ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, song cho đến nay ông không hề nhận được một sự hỗ trợ, khen thưởng nào của địa phương.

Quá khó khăn, dù đã ở tuổi xấp xỉ 70, ông Dần phải lưu lạc vào miền Nam làm bảo vệ. Ông cho biết, đã làm hồ sơ đề nghị tôn vinh thành tích chống tham nhũng nhiều lần, nhưng cứ vướng mắc mãi đến nay chưa được giải quyết. Ông Dần đã nhiều lần bị gọi điện, nhắn tin, viết thư chửi bới, dọa giết nếu không rút đơn. Một số người góp tiền, thông qua một đối tượng ở Diễn Thái nhằm mua chuộc ông nhưng đều bất thành. Nhà ở ven đường, đã nhiều lần ông Dần bị kẻ xấu ném đá nhằm “khủng bố”.

Đơn độc và thiệt thòi

Sau khi ông Trần Hữu Sửu bị chém gây thương tích, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, công an huyện Đô Lương đã khởi tố vụ án, nhưng sau đó 7 tháng vụ việc bị đình chỉ điều tra do không tìm được đối tượng gây án. Cơ quan chức năng cũng không thể tìm thấy những kẻ đã đe dọa, mua chuộc ông Dương Đình Dần. Còn vụ việc của ông Nguyễn Đình Lý (Thái Hòa) cũng đang có nguy cơ bị “chìm xuồng”, sau khoảng chục ngày ông trình báo với cơ quan chức năng.

Từ năm 2010 đến nay, đã có hàng chục người chống tham nhũng bị trả thù, hành hung rất trắng trợn, nhưng hầu như chưa vụ nào bắt được hung thủ. Có trường hợp nhà báo bị chém, đã bắt được hung thủ, nhưng tên này kiên quyết không khai động cơ gây án, cơ quan điều tra cũng đành “chịu”. Và dù kẻ chém người đã phải đi tù, nhưng nhân vật đứng đằng sau vẫn còn là bí ẩn.

Là người đã tham gia điều tra nhiều vụ tiêu cực từ đơn tố cáo của công dân, chúng tôi nhận thấy hầu hết lãnh đạo chính quyền địa phương không “thích thú” gì những người tố cáo tiêu cực, áp đặt cho hành động của họ những lý do như “động cơ cá nhân”, “thân nhân xấu”, “ghen ăn tức ở”..., hiếm thấy trường hợp ghi nhận đóng góp, nỗ lực của người tố cáo, ngược lại luôn tìm cách đùn đẩy, dây dưa không chịu giải quyết đơn tố cáo tiêu cực.

Hậu quả là cá nhân chống tiêu cực trở nên lạc lõng, đơn độc, chịu nhiều thiệt thòi, oan ức. Thậm chí nhiều người coi họ như những kẻ điên rồ, ngớ ngẩn “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, những tay “Đông Ki sốt” lao mình vào cối xay gió. Quan điểm “chống tiêu cực là quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân, là cách ứng xử tích cực, bình thường trong một xã hội văn minh” mới chỉ là khẩu hiệu.

 

Quang Đại
TIN LIÊN QUAN

Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án

Hà Anh Chiến |

Hơn 4.700 hộ dân vùng dự án đã và đang mòn mỏi chờ đợi sân bay Long Thành được triển khai. Nhà cửa của họ sau mười lăm năm nằm trong quy hoạch đã mục nát và “dọa” sập nên họ mong sớm được “khai tử” để chuyển tới nơi tái định cư. Mong dự án sân bay Long Thành sớm triển khai; Có chỗ tái định cư ổn định; Có công việc mới nuôi sống gia đình - 3 điều ước của người dân vùng dự án trong những ngày này…

“Ông chủ biến thái” của “No Bra No Pay“

Lê Tuyết |

Tôi hẹn gặp Trần Thanh Tùng ở quán cà phê “gây sốt” cư dân mạng thời gian qua với chương trình “No Bra No Pay”, khuyến mãi 100% nước uống cho bạn nữ… không mặc áo ngực khi đến quán Monkey in Black (MiB). Bắt đầu với MiB, điều Tùng muốn chính là thổi một chút lửa vào các bạn trẻ, hãy mạnh dạn làm những điều mình nghĩ, mình thích, mình cho là đúng.

“Thành hoàng làng” hai lần được đề nghị phong Anh hùng

Quang Đại - Đăng Khoa |

Từ những chiến công đặc biệt xuất sắc thời chiến, ông Trần Bạch Mai đã hai lần được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa; từ một sự “điên rồ” trong đời sống riêng, ông được người dân vùng biển Cửa Hội “phong vui” là “Thành hoàng làng”...

“Luật sư chân đất” của công nhân

Lê Tuyết |

Từng là công nhân, bị chủ doanh nghiệp buộc thôi việc trái pháp luật đến 2 lần, gần 10 năm đi kiện và nhận gần chục bản án, nhưng anh Trịnh Văn Lợi không thấy đó là bi kịch của đời mình. Trái lại, anh xem khoảng thời gian đó như một khóa đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng đi kiện để anh giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Công nhân Đồng Nai, Bình Dương thân mật gọi anh là “luật sư chân đất” của họ.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Sân bay Long Thành: Ba điều ước của người dân vùng dự án

Hà Anh Chiến |

Hơn 4.700 hộ dân vùng dự án đã và đang mòn mỏi chờ đợi sân bay Long Thành được triển khai. Nhà cửa của họ sau mười lăm năm nằm trong quy hoạch đã mục nát và “dọa” sập nên họ mong sớm được “khai tử” để chuyển tới nơi tái định cư. Mong dự án sân bay Long Thành sớm triển khai; Có chỗ tái định cư ổn định; Có công việc mới nuôi sống gia đình - 3 điều ước của người dân vùng dự án trong những ngày này…

“Ông chủ biến thái” của “No Bra No Pay“

Lê Tuyết |

Tôi hẹn gặp Trần Thanh Tùng ở quán cà phê “gây sốt” cư dân mạng thời gian qua với chương trình “No Bra No Pay”, khuyến mãi 100% nước uống cho bạn nữ… không mặc áo ngực khi đến quán Monkey in Black (MiB). Bắt đầu với MiB, điều Tùng muốn chính là thổi một chút lửa vào các bạn trẻ, hãy mạnh dạn làm những điều mình nghĩ, mình thích, mình cho là đúng.

“Thành hoàng làng” hai lần được đề nghị phong Anh hùng

Quang Đại - Đăng Khoa |

Từ những chiến công đặc biệt xuất sắc thời chiến, ông Trần Bạch Mai đã hai lần được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa; từ một sự “điên rồ” trong đời sống riêng, ông được người dân vùng biển Cửa Hội “phong vui” là “Thành hoàng làng”...

“Luật sư chân đất” của công nhân

Lê Tuyết |

Từng là công nhân, bị chủ doanh nghiệp buộc thôi việc trái pháp luật đến 2 lần, gần 10 năm đi kiện và nhận gần chục bản án, nhưng anh Trịnh Văn Lợi không thấy đó là bi kịch của đời mình. Trái lại, anh xem khoảng thời gian đó như một khóa đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng đi kiện để anh giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Công nhân Đồng Nai, Bình Dương thân mật gọi anh là “luật sư chân đất” của họ.