Đại sứ Mỹ viết thư pháp đón xuân tại phố “ông đồ”

KỲ ANH |

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - ông Ted Osius tới hồ Văn (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) gặp thư pháp gia đại thụ 79 tuổi Cung Khắc Lược giao lưu và đàm đạo về những tinh hoa của thư pháp Việt Nam. Tại đây, ông đại sứ đã cùng viết thư pháp để chào mừng Tết cổ truyền của Việt Nam. PV Lao Động đã ghi lại những hình ảnh này.
Đại sứ Mỹ Ted Osius tới thăm quan “phố ông Đồ” tại hồ Văn thuộc khuôn viên Văn miếu - Quốc Tử Giám. 
Để giúp Đại sứ Ted Osius có trải nghiệm gần gũi về thư pháp, Tiến sĩ Cung Khắc Lược hướng dẫn bài bản từng bước thực hành viết chữ, thư giãn và tĩnh tâm trong khi viết thư pháp. 
 Thư pháp gia Cung Khắc Lược đang hướng dẫn ngài đại sứ viết thư pháp.

Ngài đại sứ đang giao lưu và tìm hiểu những tinh hoa thư pháp Việt Nam với cây đại thụ thư pháp Cung Khắc Lược. 
Đại sứ Mỹ viết chữ An Khang, một trong những điều ước của người dân Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về. 
Tác phẩm thư pháp của Đại sứ Ted Osius được trao rất trang trọng cho chính thư pháp gia Cung Khắc Lược. Đại  sứ Mỹ bày tỏ sự cảm ơn tới nhà thư pháp vì những trải nhiệm quý mà ông vừa có được. 
Nhân dịp này, Tiến sĩ Cung Khắc Lược viết tặng một bức thư pháp trên lụa để tặng cho các thành viên của Đại sứ quán Mỹ và những người thân của Đại sứ Ted Osius hôm nay không đến hồ Văn. Chứng kiến nhà thư pháp viết chữ, Đại sứ Mỹ tỏ vẻ thích thú. “Hãy nhìn những cử động tay của cụ Lược trên lụa,
thật tuyệt vời”, Đại sứ Osius nói. 
Ngài đại sứ rất hài lòng và thích thú món quà mà thư pháp gia tặng. 
 
KỲ ANH
TIN LIÊN QUAN

Xích lô không mùi men và những chuyện… chẳng nơi nào có được

Đăng Khoa |

“Anh nào bị phát hiện đánh bài, nhậu dù khi chưa đến phiên chạy, hay lúc ế khách đều bị phạt. Mỗi lần vi phạm “đuổi” cho chạy ngoài ba ngày, những lần sau cứ rứa mà nhân đôi nhân ba lên nên không ai dám uống ”. Và thế là xích lô Huế không bao giờ nghe mùi men…

Tiền đâu sắm Tết và vì sao họ không muốn làm nông dân?

Hữu Nhân |

“Vì sao ngay cả chúng tôi đều không muốn con mình là nông dân? Vì sao có những bà mẹ nghèo mò cua, bắt ốc để mong con đi học, đừng làm nông dân như mình. Phải trả lời câu hỏi đó chứ?”. Ai trả lời?

Cựu binh Gạc Ma - không ai bị quên lãng

Hưng Thơ - Lê Phi Long |

28 năm là quãng thời gian dài đằng đẵng đối với hai cựu binh Trần Quang Dũng (SN 1966, trú tại Xuân Ngọc, Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị) và Trần Xuân Bình (SN 1970, trú tại Gio Thành, Gio Linh), những người lính may mắn sống sót từ trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, họ trở về quê nhà, lập gia đình và cật lực lao động sản xuất. Khó khăn họ chẳng kể lể, nhưng khi đề cập đến Gạc Ma, mắt ai cũng nhòa lệ…

Một thoáng Hồ Gươm những ngày cuối năm

Linh Trang - Việt Anh |

Những ngày cuối năm Nhâm Dần, nhiều người đã tìm đến Hồ Gươm, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất, trong không khí bình yên rất riêng của Thủ đô.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Xích lô không mùi men và những chuyện… chẳng nơi nào có được

Đăng Khoa |

“Anh nào bị phát hiện đánh bài, nhậu dù khi chưa đến phiên chạy, hay lúc ế khách đều bị phạt. Mỗi lần vi phạm “đuổi” cho chạy ngoài ba ngày, những lần sau cứ rứa mà nhân đôi nhân ba lên nên không ai dám uống ”. Và thế là xích lô Huế không bao giờ nghe mùi men…

Tiền đâu sắm Tết và vì sao họ không muốn làm nông dân?

Hữu Nhân |

“Vì sao ngay cả chúng tôi đều không muốn con mình là nông dân? Vì sao có những bà mẹ nghèo mò cua, bắt ốc để mong con đi học, đừng làm nông dân như mình. Phải trả lời câu hỏi đó chứ?”. Ai trả lời?

Cựu binh Gạc Ma - không ai bị quên lãng

Hưng Thơ - Lê Phi Long |

28 năm là quãng thời gian dài đằng đẵng đối với hai cựu binh Trần Quang Dũng (SN 1966, trú tại Xuân Ngọc, Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị) và Trần Xuân Bình (SN 1970, trú tại Gio Thành, Gio Linh), những người lính may mắn sống sót từ trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, họ trở về quê nhà, lập gia đình và cật lực lao động sản xuất. Khó khăn họ chẳng kể lể, nhưng khi đề cập đến Gạc Ma, mắt ai cũng nhòa lệ…