Khoảng lặng của một phiên toà

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Phiên tòa sơ thẩm vẫn bắt đầu dù bà S, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, vắng mặt. Ông P, chồng cũ của bà S, nguyên đơn trong vụ án thoáng ngạc nhiên, nhưng ông nghĩ chắc bà bận việc gì đó nên không thể tham dự được phiên toà. Mấy chục năm làm vợ chồng với nhau, ông P lúc nào cũng thấy bà S là người phụ nữ mạnh mẽ và xông xáo. Ngoài xã hội, mọi việc bà là người quán xuyến, kiếm tiền nên mỗi khi ai đó buột miệng khen ông may mắn lấy được người vợ giỏi giang, thì từ trong sâu thẳm, ông P thấy tự ái và bị tổn thương. Ông P cũng là người có trình độ, có bằng kỹ sư hẳn hoi, vậy mà mọi người chỉ thấy được những nỗ lực và giỏi giang của bà S.

Chia ly từ sự mặc cảm

Hội đồng xét xử đặt câu hỏi: “Các bên có hoà giải được hay không?” Cả nguyên đơn ông P và bị đơn, bà N, đều nói không muốn hoà giải và muốn phiên tòa được tiếp tục. Chủ toạ phiên tòa hỏi tiếp: “Ông P có biết vì sao bà S, vợ cũ của ông, không thể tham dự phiên tòa ngày hôm nay không?”. Ông P trả lời “Dạ không, chắc bà S bận việc gì đó”.
Chủ tọa thông tin: “Bà S không thể tham dự phiên tòa hôm nay vì phải đi xạ trị. Bà S bị ung thư giai đoạn cuối”. Gương mặt ông P biến sắc, giọng trở lên hốt hoảng, lắp bắp: “Thẩm phán nói sao? Bà S bị ung thư giai đoạn cuối? Bị ung thư hồi nào sao tôi không biết. Phiên tòa kỳ trước còn thấy bà S tham  dự mà, lúc đấy còn khoẻ mạnh lắm mà?”. Rồi ông lẩm bẩm một mình: “Trời ơi, sao tôi không biết? Sao không ai nói cho tôi biết?”.
Cả phiên tòa chùng xuống, ai cũng im lặng và nén tiếng thở dài. Chủ toạ giọng trầm ngâm: “Bà S đã có đơn xin vắng mặt phiên tòa hôm nay vì phải đi xạ trị”. Ông P vẫn chưa thể tin được sự thật quá bàng hoàng mà ông chưa từng nghĩ đến. Ông chợt nhớ lại quá khứ của ông và bà S những ngày hai người còn là vợ chồng ...
Ông P đề nghị chia tay bà S sau mấy chục năm chung sống khi 2 người con chung của ông bà đã trưởng thành và lập gia đình, khiến cho mọi người đều ngạc nhiên. Vốn sẵn sự thông minh, tháo vát kèm tính chịu thương, chịu khó, nên bà S đã tạo lập cho vợ chồng khối tài sản chung khiến nhiều người mơ ước. Mấy căn nhà mặt tiền ở quận trung tâm thành phố và thêm nhiều tài sản khác nữa. Vốn được giáo dục từ nhỏ là phụ nữ dù giỏi giang đến đâu thì vẫn đứng sau chồng, đàn ông trong gia đình luôn giữ vị trí quan trọng nhất, người vợ cần phải hiểu và vâng lời chồng. Vì vậy, ngoài xã hội bà xông xáo và có vị trí bao nhiêu thì về nhà bà lại nhẫn nhịn bấy nhiêu. Bao nhiêu tiền bạc bà kiếm được đều vun vén cho gia đình. Mọi thứ trong nhà đều một tay bà sắm sửa. Với chồng, con bà không tiếc thứ gì, cần mua sắm hay làm việc gì, bà đều ủng hộ và sẵn sàng chi tiền. Tuy nhiên, với chính mình thì bà S lại rất cần kiệm, không sắm sửa chút gì cho bản thân. Thậm chí quần áo, giày dép hay giỏ xách là những thứ tối thiểu đối với phụ nữ, bà cũng không mua cho mình những đồ đắt tiền mà chỉ chọn lựa những hàng giảm giá, có khuyến mãi hay giá rẻ. Quả thực bà S là một người phụ nữ rất hiếm trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy việc ông P đề nghị chia tay khiến cho bà hoàn tòan suy sụp. Cả một đời tần tảo lo cho chồng cho con, bà S không hề nghĩ đến kết cục của ngày hôm nay.
Trong lúc bà S bận túi bụi với việc kiếm tiền lo cho chồng con, thì ông P lại rảnh rỗi cà phê tán gẫu, đàn hát với bạn bè. Trong số những người bạn của bà S có bà T, thường xuyên đến nhà bà S chơi. Vì bà S luôn bận rộn với công việc, nên mỗi khi bà T đến chơi, ông P thường xuyên tiếp đón thay. Sau những lần đón tiếp bạn thay vợ, ông P và bà T nhận thấy cả hai người có rất nhiều điểm tương đồng, đều yêu văn nghệ và thích đàn hát và nảy sinh tình cảm. Hậu quả, sau một thời gian, bà T về ly dị chồng, còn ông P thì nằng nặc đòi chia tay bà S. Mặc cảm bị thua kém vợ, chính vì vậy ông P muốn chứng tỏ mình giỏi giang hơn bà S và không cần bà thì ông vẫn có thể kiếm tiền vẫn có thể tự lo cho gia đình riêng của mình.

Sự ân hận muộn màng

Dù rất đau khổ nhưng bà S vẫn đồng ý chia tay ông P và hai người thỏa thuận là mỗi người giữ một căn nhà mặt tiền. Do cả hai căn nhà đều đang cho người khác thuê, nên hai người thống nhất bằng miệng là trong trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê bất kỳ căn nhà nào, ai có quyền sở hữu căn nhà đó sẽ có trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bồi thường (nếu có) cho người thuê.
Thỏa thuận là vậy, nhưng khi ông P muốn chấm dứt hợp đồng thuê với bà N, người thuê căn nhà mà ông có quyền sở hữu, thì ông lại không muốn một mình hoàn trả tiền đặt cọc hay bồi thường cho người thuê nhà. Ông yêu cầu bà S phải cùng liên đới chịu trách nhiệm 50%. Bà S quá bất bình và có lần bà hét lên ở Tòa: “Ông có phải là đàn ông không, tại sao ông lại không giữ lời hứa như vậy. Tại sao lại bắt tôi phải chịu trách nhiệm liên đới ?”.
Thực ra, việc ông P buộc bà S phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của bên cho thuê nhà với bên thuê nhà chỉ nhằm thỏa mãn tính ích kỷ của mình. Tại sao bà S giàu có hơn ông mà không chịu chia sẻ số tiền trả cho bên thuê nhà. Lúc ký hợp đồng với bên thuê nhà đều do bà S quyết định, thì giờ bà cũng phải gánh vác chứ. Thế nhưng tất cả điều đó điều trở nên vô nghĩa khi ông P biết được tin bà S bị ung thư giai đoạn cuối. Và rất nhanh chóng ông đạt được thoả thuận với bà N, theo đó chỉ một mình ông P sẽ bồi thường mà bà S không phải liên đới chịu trách nhiệm.
Điều 246 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: “Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật này”. Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”.
Phiên tòa nhanh chóng kết thúc và tôi thấy khóe mắt ông P ươn ướt, miệng lẩm bẩm hai chữ: “Giá như”. Có thể ông đang ước: “Giá như, ông đừng ly dị bà S. Giá như ông đừng làm tổn thương bà S!” và “Giá như, ông biết trân trọng cuộc sống gia đình với bà S và nhiều hơn”!!!  

Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Khi người trẻ “rủ nhau” ra tòa ly hôn

TRẦN LƯU |

Trong năm 2016, tòa án hai cấp của TP.Cần Thơ đã tiếp nhận 3.120 vụ án ly hôn, bình quân mỗi ngày có gần 10 vụ án ly hôn, tăng 9,13% (261 vụ) so với cùng kỳ, qua đó, giải quyết được 3.007 vụ, đạt tỉ lệ 96,38%. Số vụ ly hôn diễn ra khi độ tuổi của các vợ chồng còn khá trẻ, thời gian chung sống ngắn…

Chồng ơi anh ở đâu, về cho em ly hôn

|

Nghĩ cũng lạ, thời yêu nhau các đôi lứa cứ rảnh giờ nào là lại tìm đến nhau, cho dù khoảng cách giữa hai nhà của hai người không hề gần. Những trở ngại về thời gian, không gian chỉ là chuyện nhỏ, nếu như người trong cuộc thực sự muốn ở gần bên nhau. Không ít cặp đôi, dù ở cách nhau hàng chục cây số, vậy mà tuần nào cũng gặp nhau mấy lần, lần nào cũng hết sức thắm thiết. Khi không gặp mặt trực tiếp thì hết tin nhắn, rồi lại Facebook, Zalo... đủ kiểu để được nhìn thấy nhau, được trò chuyện cùng nhau, được chia sẻ những câu chuyện chan chứa cảm xúc. Vậy mà sau khi vượt qua bao trở ngại, cả hai được chính thức chung đôi, làm đám cưới với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên, bà con họ hàng và bạn bè, cũng như hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định, thì lại chẳng còn lãng mạn như xưa. Không ít cặp vợ chồng đều có những sự chán nản về nhau và chẳng còn háo hức chuyện trò với nhau như xưa.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khi người trẻ “rủ nhau” ra tòa ly hôn

TRẦN LƯU |

Trong năm 2016, tòa án hai cấp của TP.Cần Thơ đã tiếp nhận 3.120 vụ án ly hôn, bình quân mỗi ngày có gần 10 vụ án ly hôn, tăng 9,13% (261 vụ) so với cùng kỳ, qua đó, giải quyết được 3.007 vụ, đạt tỉ lệ 96,38%. Số vụ ly hôn diễn ra khi độ tuổi của các vợ chồng còn khá trẻ, thời gian chung sống ngắn…

Chồng ơi anh ở đâu, về cho em ly hôn

|

Nghĩ cũng lạ, thời yêu nhau các đôi lứa cứ rảnh giờ nào là lại tìm đến nhau, cho dù khoảng cách giữa hai nhà của hai người không hề gần. Những trở ngại về thời gian, không gian chỉ là chuyện nhỏ, nếu như người trong cuộc thực sự muốn ở gần bên nhau. Không ít cặp đôi, dù ở cách nhau hàng chục cây số, vậy mà tuần nào cũng gặp nhau mấy lần, lần nào cũng hết sức thắm thiết. Khi không gặp mặt trực tiếp thì hết tin nhắn, rồi lại Facebook, Zalo... đủ kiểu để được nhìn thấy nhau, được trò chuyện cùng nhau, được chia sẻ những câu chuyện chan chứa cảm xúc. Vậy mà sau khi vượt qua bao trở ngại, cả hai được chính thức chung đôi, làm đám cưới với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên, bà con họ hàng và bạn bè, cũng như hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định, thì lại chẳng còn lãng mạn như xưa. Không ít cặp vợ chồng đều có những sự chán nản về nhau và chẳng còn háo hức chuyện trò với nhau như xưa.