Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi và chấm dứt HĐLĐ khi hết tuổi lao động

Nam Dương |

Trong tuần, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc về việc nghỉ hưu trước tuổi, độ tuổi nghỉ hưu và việc chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ hết tuổi lao động nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Chúng tôi trích đăng một số câu hỏi và trả lời như sau:

48 tuổi có được nghỉ hưu sớm không?

Bạn đọc số 01659943XXX gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Bạn đọc nay đã 51 tuổi và có hơn hai mươi năm đóng BHXH. Bạn đọc có được nghỉ hưu sớm không?
Bạn đọc số 01688700XXX từ Phú Thọ gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Con tôi đã 48 tuổi, đóng BHXH được 22 năm. Vừa qua Cty đã chấm dứt HĐLĐ với con tôi. Con tôi đã đi đăng ký thất nghiệp và hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) đầy đủ. Bây giờ con tôi muốn nghỉ hưu sớm có được không? Nếu chờ hưởng lương hưu lâu quá mà làm thủ tục hưởng BHXH một lần có được không?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 55 Luật BHXH 2014 quy định về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau: NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1, điều 2 của luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.
Khoản 1, 2 Điều 8, Nghị định 115/2015/ND0-CP quy định về BHXH một lần như sau: NLĐ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH; c) Ra nước ngoài để định cư; d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Căn cứ vào các quy định trên thì với trường hợp thứ nhất nếu bạn đủ 51 tuổi trở lên và đi giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bạn sẽ được nghỉ hưu sớm, nhưng mỗi năm nghỉ sớm sẽ bị trừ 2% lương hưu theo quy định tại khoản 3, điều 56 Luật BHXH 2014. Với trường hợp thứ hai, do con bạn mới 48 tuổi nên chưa đủ độ tuổi để đi giám định suy giảm khả năng lao động để được nghỉ hưu sớm. Đồng thời con bạn đã có số năm đóng BHXH hơn 20 năm nên không đủ điều kiện hưởng BHXH một lần.

Tuổi nào thì được nghỉ hưu?

Bạn đọc số điện thoại 05113674XXX từ Đà Nẵng gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Tôi sinh tháng 11.1958, năm nay 58 tuổi. Đến tháng 11.2017 tôi đủ 59 tuổi. Từ tháng 12.2017, tôi bắt đầu vào tuổi 60, lúc này tôi đã được nghỉ hưu và hưởng đủ 75% lương hưu chưa?
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 54 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau: 1.NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; c) NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Như vậy, pháp luật quy định nam phải đủ 60 tuổi mới đủ điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu. Trường hợp của bạn phải đến tháng 12.2018 mới bắt đầu đủ điều kiện về độ tuổi để không bị trừ % lương hưu do nghỉ sớm trước tuổi.

Chưa đủ 20 năm đóng BHXH có được chấm dứt HĐLĐ?

Bạn đọc số 0918221158 gọi gọi đến số điện thoại tư vấn pháp luật Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi mới thành lập có tuyển dụng một số lao động chỉ còn vài năm nữa thì hết tuổi lao động (60 với nam và 55 với nữ), nhưng những người này lại chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Vậy khi họ hết tuổi lao động mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì có được chấm dứt HĐLĐ với những người này hay không?
Bạn đọc số 0946170XXX gọi đến số 0961.360.559 hỏi: Tôi đang đi làm, đến khi 60 tuổi thì mới đóng BHXH được 4 năm. Đến năm 60 tuổi tôi có phải chấm dứt HĐLĐ với Cty không? Nếu chấm dứt HĐLĐ tôi có được hưởng TCTN không, mức hưởng bao nhiêu?
Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 4, Điều 36 BLLĐ 2012 về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ quy định: NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 
Điều 187 BLLĐ 2012 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. 
Như vậy, về nguyên tắc, khi NLĐ đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ mà chưa đủ số năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu (20 năm với công việc bình thường, 15 năm với công việc nặng nhọc, độc hại…) thì chưa đủ điều kiện để chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, đây là một quy định gây khó cho nhiều doanh nghiệp và quy định này đang được Bộ LĐTBXH dự thảo sửa đổi trong BLLĐ. Để giải quyết trường hợp này, hai bên nên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Với trường hợp thứ hai: Khi chấm dứt HĐLĐ đúng luật và bạn đã đi đăng ký thất nghiệp trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thì các bạn còn được hưởng TCTN. Khoản 1, khoản 2, Điều 50 Luật Việc làm quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng TCTN: Mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của BLLĐ đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc. Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng.  

 

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động có muốn tăng tuổi nghỉ hưu?

Trịnh Hoàng Sơn |

Mọi người bàn bạc, đóng góp ý kiến, biểu quyết... về việc có nên tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động, nhưng lại không hỏi ý kiến người lao động.

Tăng tuổi nghỉ hưu - nhìn từ góc độ giáo dục

TS. Trần Văn Dũng |

Vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm và đã tạo nên một làn sóng tranh luận trái chiều. Sở dĩ các ý kiến còn thiếu tập trung bởi nhìn qua, hầu như mọi người đều có cái lí của mình mà từ một góc độ nào đó đều rất hợp lí. Lí lẽ cho việc đề nghị tăng độ tuổi nghỉ hưu thì nhiều, nhưng lí do chắc chỉ là một, đó là nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Người lao động có muốn tăng tuổi nghỉ hưu?

Trịnh Hoàng Sơn |

Mọi người bàn bạc, đóng góp ý kiến, biểu quyết... về việc có nên tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động, nhưng lại không hỏi ý kiến người lao động.

Tăng tuổi nghỉ hưu - nhìn từ góc độ giáo dục

TS. Trần Văn Dũng |

Vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm và đã tạo nên một làn sóng tranh luận trái chiều. Sở dĩ các ý kiến còn thiếu tập trung bởi nhìn qua, hầu như mọi người đều có cái lí của mình mà từ một góc độ nào đó đều rất hợp lí. Lí lẽ cho việc đề nghị tăng độ tuổi nghỉ hưu thì nhiều, nhưng lí do chắc chỉ là một, đó là nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.