Vụ nghi vấn "phù phép" động vật hoang dã thành thú nuôi thường: Lại đến lượt Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV “phản pháo”

Lục Tùng |

Sau khi Lao Động đăng tải thông tin kiểm lâm Đồng Tháp lên tiếng trước cáo buộc "phù phép" động vật hoang dã quý hiếm thành thú nuôi thường, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (EVN) lại tiếp tục “phản pháo”.

Trong thông cáo báo chí số 2 gửi đến cơ quan truyền thông, bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV - bày tỏ bức xúc: “Thật đáng buồn là các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về động vật hoang dã (ĐVHD) và quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD lại chưa thực sự nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD...”.

Lãnh đạo kiểm lâm Đồng Tháp làm việc với đại diện trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng
Lãnh đạo kiểm lâm Đồng Tháp làm việc với đại diện trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng.

Sau khi tiếp nhận thông tin: “Rùa đầu to (RĐT) được “phù phép” có nguồn gốc từ trang trại”, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Tháp Nguyễn Tấn Thành phản hồi đến Báo Lao Động, khẳng định việc cấp phép cho vận chuyển RĐT trong nội địa của ngành kiểm lâm Đồng Tháp là đúng theo quy định luật pháp hiện hành.

Một góc khu nuôi rùa đầu to tại trang trại của ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng
Một góc khu nuôi rùa đầu to tại trang trại của ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng

Trong đó, ông Thành phân tích: RĐT (Platysternum megacephalum) thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Vì vậy trong trường hợp này, không áp dụng theo phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)".

Mặt khác, các cá thể RĐT có nguồn gốc hợp pháp từ trang trại theo Bảng kê lâm sản được Chi cục Kiểm lâm TPHCM.

Rùa đầu to được nuôi tại trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng
Rùa đầu to được nuôi tại trang trại ông Trần Chí Đại. Ảnh: Lục Tùng

Thế nhưng, trong thông cáo báo chí số 2, ENV tiếp tục khẳng định  RĐT được liệt kê đồng thời trong Phụ lục I CITES (Công ước mà Việt Nam là thành viên từ năm 1994) và Nhóm IIB Nghị định 32. Tuy nhiên, sau khi viện dẫn Khoản 2, Điều 1 của Nghị định này (“trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”), ENV đi đến kết luận:

“Phải hiểu RĐT là loài thuộc Phụ lục I CITES...” và “ENV khẳng định một lần nữa, việc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đối với loài RĐT là trái với quy định hiện hành của pháp luật”.

ENV còn cho biết thêm, đây cũng là cách hiểu được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong những vụ việc xét xử về ĐVHD trong thời gian gần đây.

“Cụ thể, ngày 19.9.2018, TAND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đưa ra xét xử một đối tượng vận chuyển 27 cá thể RĐT và 4 chi gấu và áp dụng quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 244, Bộ Luật hình sự 2017 (sửa đổi, bổ sung 2017 - BLHS) – tuyên phạt 10 năm tù giam với đối tượng phạm tội”. Thông cáo giải thích thêm - “Điểm b, Khoản 3, Điều 244 BLHS được áp dụng đối với các hành vi phạm tội tác động đến loài thuộc Phụ lục I CITES”.

Từ đó, ENV dẫn lời bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV - bày tỏ bức xúc: “Thật đáng buồn là các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi pháp luật về ĐVHD và quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD lại chưa thực sự nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ ĐVHD...”.

Cận cảnh bản án do EVN cung cấp (file PDF)cho thấy RĐT được vận chuyển từ Lào vào Việt Nam. Ảnh: Lục Tùng
Bản án do EVN cung cấp (file PDF) cho thấy RĐT được vận chuyển từ Lào vào Việt Nam. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, theo nội dung bản án được ENV gửi kèm (file PDF), đối tượng bị tuyên phạt tù vì đã nhập khẩu trái phép RĐT. Cụ thể, sau khi giao dịch 10,5kg RĐT tại chợ Ma Nọ thuộc tỉnh Oudomsay (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đối tượng đưa lên xe khách biển kiểm soát UN – 0075 về Việt Nam, nhưng lại không làm thủ tục khai báo khi qua cửa khẩu quốc tế. Khi đến địa bàn xã Na Ư, huyện Điện Biên (Việt Nam), cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ.

Như vậy, trong trường hợp này RĐT được xét theo Phụ lục 1 CITES vì đã được xuất – nhập khẩu, chứ không phải vận chuyển nội địa như trường hợp mà Kiểm lâm Đồng Tháp xác nhận.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi nảy lửa quanh nghi án Kiểm lâm Đồng Tháp "phù phép" biến hàng chục rùa hoang dã quý hiếm thành thú nuôi thường

Lục Tùng |

Mấy ngày qua, mạng xã hội như nóng lên với chuyện 26 cá thể rùa đầu to quý hiếm - được Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) nhận định:"Là loài rùa đặc biệt nhạy cảm, rất khó để duy trì và sinh sản thành công loài trong điều kiện nuôi nhốt - Nhưng lại được Kiểm lâm Đồng Tháp cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh rùa nuôi thương phẩm.

Rùa đất và cầy hương suýt lên bàn nhậu được thả về tự nhiên

HƯNG THƠ - MẠNH HÙNG |

12 cá thể rùa đất và 5 cá thể cầy hương do 1 đối tượng vận chuyển vào nội địa tiêu thụ đã được phát hiện và thả về tự nhiên.

Phát hiện hơn 1,2 tạ tê tê, rùa trên xe tải

Quách Du |

Tiến hành kiểm tra chiếc xe tải, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang chở 22 cá thể tê tê, 48 cá thể rùa hoang dã không rõ nguồn gốc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tranh cãi nảy lửa quanh nghi án Kiểm lâm Đồng Tháp "phù phép" biến hàng chục rùa hoang dã quý hiếm thành thú nuôi thường

Lục Tùng |

Mấy ngày qua, mạng xã hội như nóng lên với chuyện 26 cá thể rùa đầu to quý hiếm - được Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) nhận định:"Là loài rùa đặc biệt nhạy cảm, rất khó để duy trì và sinh sản thành công loài trong điều kiện nuôi nhốt - Nhưng lại được Kiểm lâm Đồng Tháp cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh rùa nuôi thương phẩm.

Rùa đất và cầy hương suýt lên bàn nhậu được thả về tự nhiên

HƯNG THƠ - MẠNH HÙNG |

12 cá thể rùa đất và 5 cá thể cầy hương do 1 đối tượng vận chuyển vào nội địa tiêu thụ đã được phát hiện và thả về tự nhiên.

Phát hiện hơn 1,2 tạ tê tê, rùa trên xe tải

Quách Du |

Tiến hành kiểm tra chiếc xe tải, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang chở 22 cá thể tê tê, 48 cá thể rùa hoang dã không rõ nguồn gốc.