Hiểm họa từ việc vay tiền rồi trây ỳ với khoản nợ

Quang Việt |

Gần đây bên cạnh những vụ khủng bố của chủ nợ với con nợ, còn nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra do người vay tiền trây ỳ chậm trả khoản vay. Ở khía cạnh ứng xử với người vay trây ỳ, chuyên gia luật, Bộ Công an đã chỉ ra một số biện pháp.

Án mạng

Hôm 25.10, tại thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra vụ án mạng liên quan đến vay nợ. Nạn nhân trong vụ án là anh K.M.V (42 tuổi, trú tại địa bàn huyện Long Điền), còn nghi phạm gây án là Phạm Thanh Tuấn (35 tuổi, ở thị trấn Long Điền).

Vào cuộc điều tra, hôm 26.10, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, anh V là chủ nợ, còn Tuấn là người vay tiền. Đêm 25.10, hai người hẹn nhau ở ngã tư khu phố Long Bình, thị trấn Long Điền để nói chuyện. Tại đây, cả 2 xảy ra mâu thuẫn đánh nhau. Tuấn đã dùng dao đâm vào ngực và sườn của anh V khiến nạn nhân gục tại chỗ. Theo kết quả giám định pháp y, nạn nhân V tử vong do bị đâm thủng tim.

Trước đó, hôm 23.6, Toà án Nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên phạt Vương Văn Đoàn (31 tuổi, trú huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tử hình tổng cộng hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Quá trình xét hỏi, toà sơ thẩm đã làm rõ, nguyên nhân vụ án từ việc Đoàn cầm cố sợi dây chuyền bạc cho anh N.T.Đ (40 tuổi; trú cùng xã) với số tiền 4 triệu đồng. Do không có tiền chuộc lại bởi dịch COVID-19 và trây ỳ, Đoàn đã nảy sinh ý định giết anh Đ để cướp tài sản, xù nợ; Đoàn đã sát hại chủ nợ, rồi phi tang xác nạn nhân xuống cống thoát nước của trang trại...

Cách ứng xử với người vay tiền trây ỳ

Việc con nợ vay tiền rồi trây ỳ không trả, tìm mọi lý do để trốn, né tránh thanh toán cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức cho vay không hiếm. Chính điều này khiến người cho vay luôn trong tình trạng bị ức chế, đối mặt với nhiều rủi ro, bất lợi về tài chính. Đặc biệt nghiêm trọng có trường hợp người vay đã đoạt mạng người cho vay sau đó phi tang xác nạn nhân qua vụ án cụ thể trên.

Là người tham gia nhiều vụ án liên quan đến vay nợ, luật sư Nguyễn Thị Hường - Đoàn Luật sư Hà Nội - phân tích, thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 kéo dài khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng, không ít người tìm đến các nguồn vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không ít những người cho vay bị con nợ đe doạ, tấn công, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và gia đình. Đến giờ, đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, song những hệ luỵ của dịch bệnh này vẫn gián tiếp khiến cuộc sống nhiều người trở nên khó khăn.

Do đó, đến kỳ hạn trả tiền, người vay trây ỳ, thậm chí có những hành vi đe doạ, tấn công đến sức khoẻ, tính mạng của bên cho vay khi bị hối thúc trả nợ. “Hành vi đe doạ, tấn công, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của chủ nợ đều là sai trái, vi phạm pháp luật” - luật sư Hường cho hay.

Theo luật sư Hường, trong trường hợp con nợ cố tình né tránh nghĩa vụ trả nợ, người cho vay cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật, trình báo các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Liên quan đến vấn đề trên, vừa qua, Bộ Công an đã có trả lời công dân về việc xử lý hành vi đe doạ, tấn công chủ nợ. Bộ Công an cho biết, trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, hành vi đó bị xử lý theo các Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản).

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ.

Bộ Công an cũng cho hay, pháp luật cũng có những quy định để bảo vệ người cho vay. Cụ thể, Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự.

Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra toà án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.

Quang Việt
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Bảo vệ vay tiền qua mạng, Ban giám hiệu bị khủng bố đòi nợ

Nhóm PV |

Tin tức giáo dục 14.10: Bảo vệ vay tiền qua mạng, Ban giám hiệu bị khủng bố đòi nợ; Thanh Hóa: Phụ huynh “choáng” với học phí tăng, mức cao nhất 150%; 6 trường đại học Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng thế giới 2023...

Vay tiền qua app: Định vay 70 triệu, bị lừa mất 100 triệu đồng

Vân Trường - Tiến Phát |

Vay tiền qua app trên mạng, nhiều người dân không những không nhận được tiền còn bị lừa số tiền nhiều hơn cả con số định vay.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giáo dục 24/7: Bảo vệ vay tiền qua mạng, Ban giám hiệu bị khủng bố đòi nợ

Nhóm PV |

Tin tức giáo dục 14.10: Bảo vệ vay tiền qua mạng, Ban giám hiệu bị khủng bố đòi nợ; Thanh Hóa: Phụ huynh “choáng” với học phí tăng, mức cao nhất 150%; 6 trường đại học Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng thế giới 2023...

Vay tiền qua app: Định vay 70 triệu, bị lừa mất 100 triệu đồng

Vân Trường - Tiến Phát |

Vay tiền qua app trên mạng, nhiều người dân không những không nhận được tiền còn bị lừa số tiền nhiều hơn cả con số định vay.