Dính phải "combo lừa đảo" vì tin vào luật sư dỏm

Khánh An |

Tin vào lời của những luật sư dỏm về việc có thể lấy lại số tiền đã bị lừa đảo, nhiều người nhận “trái đắng” khi tiếp tục bị lừa tiền lần thứ 2.

Nở rộ dịch vụ lấy lại tiền

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết quảng cáo về dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Điều đáng nói, hầu hết những tài khoản Facebook này đều để tên luật sư hoặc văn phòng luật sư.

Theo lời quảng cáo, các tài khoản có thể hỗ trợ thu hồi lại 85% - 95% số tiền người dân đã bị lừa qua hình thức làm nhiệm vụ trên các trang thương mại điện tử, chơi chứng khoán, các mạng xã hội... “Chúng tôi nhận dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền cho những ai đã tham gia qua các sàn thương mại online. Nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn thu hồi lại vốn” - nội dung bài viết nêu.

Trong vai một người vừa bị lừa đảo muốn lấy lại tiền, phóng viên liên hệ với một trang Facebook có tên “Văn phòng luật Quách Thành Lực”. Khi liên hệ với tài khoản này, khách hàng được yêu cầu cung cấp hàng loạt thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, địa chỉ nhà, số tiền bị chiếm dụng trên sàn giao dịch.

Mức phí đưa ra để được làm hồ sơ lấy lại tiền và hoàn tất thủ tục là hơn 1 triệu đồng. Những người này khẳng định, số tiền sẽ được hoàn trả trong ngày và khi tiền về tài khoản, khách hàng sẽ phải trích thêm 3% số tiền nhận được cho phía đơn vị làm dịch vụ.

Để tăng uy tín, khách hàng còn nhận được hàng loạt ảnh chụp màn hình về những giao dịch đã thành công trước đó.

Tuy nhiên, trao đổi với Lao Động, luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp trị (đoàn luật sư TP Hà Nội) - khẳng định đây là tài khoản giả mạo được các đối tượng xấu lập ra nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.

Thời gian qua, Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng cảnh báo về tình trạng mạo danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội. Theo đó, Liên đoàn luật sư Việt Nam liên tiếp nhận được nhiều đơn thư phản ánh tình trạng có một số đối tượng đã mạo danh luật sư, tổ chức hành nghề luật trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Website... để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tải sản của công dân và các tổ chức.

Tỉnh táo trước những thông tin trên mạng

Theo luật sư Lực, khi người dân bị lừa đảo qua mạng, việc tìm đến dịch vụ pháp lý của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư chỉ mang tính tham vấn, tư vấn giải pháp. Luật sư không có khả năng thu hồi tiền bị lừa đảo qua mạng.

Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo qua mạng khi tìm kiếm dịch vụ pháp lý của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trên môi trường mạng, người dân nên tìm kiếm tới website chính thống của tổ chức hành nghề luật sư, tra cứu danh bạ luật sư tại website của các đoàn luật sư.

Nếu có điều kiện đi lại cần đến trực tiếp văn phòng để tư vấn và chỉ chuyển phí thù lao luật sư trên cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa khách hàng và tổ chức hành nghề luật sư.

Trường hợp ở xa không có điều kiện đến gặp tư vấn trực tiếp thì có thể nhờ người quen, bạn bè ở khu vực đó kiểm tra thông tin về tổ chức hành nghề luật sư đang tìm kiếm để có được thông tin đầy đủ, chính xác về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

Giám đốc Công ty Luật Pháp trị đưa ra lời khuyên, với những trường hợp đã bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản thì cần nhanh chóng làm đơn trình báo tố giác hành vi của các đối tượng này tới cơ quan cảnh sát điều tra để thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT), các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022. Bộ TTTT cho biết, trong những tháng gần đây, đã tích cực đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, qua đó tình hình diễn biến lừa đảo trực tuyến đã có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, đồng thời luôn luôn có những hình thái mới, tinh vi hơn.

Khánh An
TIN LIÊN QUAN

Giả danh nhân viên nhà mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 6.12, Công an tỉnh cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ án giả danh nhân viên nhà mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cuối năm, nở rộ chiêu trò lừa đảo ở vùng cao

An Nhiên |

Hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm đang diễn ra tinh vi khi “đích ngắm” là đồng bào các dân tộc ở vùng cao.

Bắt giam đối tượng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo

Nghiêm Túc |

Làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi lừa đảo, đối tượng ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã bị khởi tố, bắt giam.

"Ông trùm" showbiz đứng sau Điền Quân Group và hành trình sản xuất gameshow

Anh Trang |

Ông Đỗ Văn Bửu Điền là người đứng sau hàng loạt gameshow (chương trình giải trí) hút khách như: Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Thiên đường ẩm thực, Biệt tài tí hon...

NSND Minh Vương kể lại thời điểm trượt danh hiệu NSND lần 3

ĐÔNG DU |

NSND Minh Vương được phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2019 sau 3 lần bị trượt. Nói về quãng thời gian này, ông cho biết, từng khá buồn và tiếc nuối, nhưng hiện tại, mọi thứ đã qua. Ông dành lời chúc cho các đồng nghiệp vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này.

Thanh khoản thị trường chứng khoán tăng vọt

Gia Miêu |

Xu hướng trung hạn của thị trường chứng khoán được các chuyên gia đánh giá là vẫn đang đi tìm vùng cân bằng mới sau đợt giảm sâu và thời gian củng cố lại sẽ kéo dài.

2.000 cán bộ chiến sĩ xuyên đêm truy bắt 2 phạm nhân trốn khỏi trại giam

TRẦN TUẤN |

Sau sự việc 2 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam Xuân Hà, Giám thị trại giam Xuân Hà đã ký quyết định truy nã 2 đối tượng này, Công an Hà Tĩnh đã xuyên đêm lùng sục, truy bắt.

Những vấn đề nhìn từ bản quyền truyền hình EURO 2024 tại Việt Nam

NHÓM PV |

Viettel Telecom đã công bố việc sở hữu bản quyền phát sóng giải bóng đá vô địch châu Âu EURO 2024. Góc nhìn thể thao số 140 sẽ cùng trao đổi với bình luận viên Quang Tùng về những câu chuyện xoay quanh vấn đề bản quyền của giải đấu này.

Giả danh nhân viên nhà mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 6.12, Công an tỉnh cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ án giả danh nhân viên nhà mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cuối năm, nở rộ chiêu trò lừa đảo ở vùng cao

An Nhiên |

Hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm đang diễn ra tinh vi khi “đích ngắm” là đồng bào các dân tộc ở vùng cao.

Bắt giam đối tượng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo

Nghiêm Túc |

Làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi lừa đảo, đối tượng ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã bị khởi tố, bắt giam.