Cuối năm, nở rộ chiêu trò lừa đảo ở vùng cao

An Nhiên |

Hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm đang diễn ra tinh vi khi “đích ngắm” là đồng bào các dân tộc ở vùng cao.

Chiêu trò cũ… nạn nhân mới

Mới đây, chị Hoàng Thị Y ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái nhận được lời đề nghị của một người bạn muốn nhờ chị đứng ra nhận hộ số tiền mà người bạn này gửi về nhà do bố mẹ không biết chữ để làm các thủ tục.

Chị Y kiểm tra các thông tin trên Facebook thấy hình đại diện và một số nội dung đăng tải trên facebook cá nhân đúng người này là bạn học với mình đang ở Đài Loan, Trung Quốc. Để chắc chắn, chị hỏi thêm bố mẹ của bạn thì bố mẹ bạn cũng cho biết là con có hẹn sẽ gửi tiền về, còn khi nào gửi thì sẽ báo cụ thể. Do tin tưởng nên chị Y đã không ngần ngại cung cấp một số thông tin cá nhân theo yêu cầu của đầu dây bên kia.

Mấy hôm sau có người gọi xưng là nhân viên Hải quan thông báo chị Y có khoản tiền cùng quà từ nước ngoài về. Để chứng minh không phải rửa tiền thì chị cần nộp tiền bảo lãnh.

"Lần đầu họ yêu cầu chuyển cho 5 triệu, tôi cứ nghĩ là bạn bè thì giúp nhau thôi, không nghĩ chuyện bị lừa. Chuyển xong họ lại báo là khi kiểm tra thấy có rất nhiều tiền, không phải vài trăm triệu như ban đầu, cần phải nộp thêm tiền để bảo lãnh. Tôi vẫn cứ tin tưởng rồi lại chuyển. Tiếp đó họ lại báo, Hải quan kiểm tra thấy nhiều đồ quý, bắt phải chuyển tiền thêm, lúc đó tôi nghi ngờ nên ra xã báo công an mới biết mình bị lừa” - chị Y nức nở kể lại.

Còn tại các xã vùng cao ở huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, Văn Chấn - nơi đa số đồng bào dân tộc sinh sống cũng ghi nhận nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo qua mạng.
Theo thượng tá Hoàng Văn Tuân - Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - Công an tỉnh Yên Bái, sở dĩ vẫn có những người bị lừa là do những người này chưa tiếp cận được hoặc chưa thực sự quan tâm đến cảnh báo, khuyến cáo của lực lượng chức năng.

Một bộ phận mới tham gia mạng xã hội, không gian số còn nhẹ dạ cả tin khi truy cập vào các đường link website, hoặc cài các ứng dụng trên thiết bị di động mà các đối tượng lừa đảo cung cấp...

Lừa đảo lấy tiền đặt cọc nông sản, tour du lịch

Cũng theo ghi nhận ở tỉnh vùng cao Lào Cai, ngoài các phương thức lừa đảo cũ như: Giới thiệu là người nước ngoài, có điều kiện về kinh tế muốn gửi tiền nhờ giữ hộ, hoặc làm từ thiện; giả danh cơ quan chức năng thông báo đến người bị hại liên quan đến vụ án hình sự, tải app nạp tiền vào làm cộng tác viên… còn xuất hiện một số phương thức lừa đảo mới như: gọi, nhắn tin đến người dân yêu cầu tích hợp thông tin nhà đất, giấy phép lái xe… vào VneID.

Thậm chí, lợi dụng thời điểm cuối năm, dịp Tết nhu cầu người dân đi du lịch tại Sa Pa tăng, nhiều đối tượng còn lên mạng xã hội mạo danh thương hiệu, quảng cáo tour giá rẻ không có thật nhằm lừa đảo tiền đặt cọc.

Kẻ xấu còn lập nhóm mạo danh nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành liên hệ khách hàng, du khách trong và ngoài nước qua nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đáng lưu ý, tại một số tỉnh khác cùng khu vực Tây Bắc như Hoà Bình, Sơn La xuất hiện các đối tượng sử dụng thông tin và hình ảnh mặt hàng nông sản đang vào mùa thu hoạch cuối năm để đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân nhằm thu hút sự chú ý. Sau khi có người hỏi mua, nhóm đối tượng thoả thuận giá và lừa đặt tiền cọc qua tài khoản ngân hàng.

Thiếu tá Đào Duy Huấn - Đội trưởng Đội hình sự - kinh tế - ma tuý - Công an huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - cho biết: “Qua điều tra, bị hại và những người có liên quan chưa từng gặp đối tượng và việc giao dịch chỉ thông qua các cuộc gọi điện thoại, thông tin về đối tượng hầu như không có. Đối tượng sau khi chiếm đoạt được tiền đã tắt liên lạc, lẩn trốn, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra xác minh”.

Đối tượng Hà Đình Hào có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dưới hình thức thu mua nông sản. Ảnh: Công an cung cấp
Đối tượng Hà Đình Hào có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều người dưới hình thức thu mua nông sản. Ảnh: Công an cung cấp
Sau nhiều nỗ lực phối hợp điều tra, mới đây Công an huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) đã bắt giữ đối tượng Hà Đình Hào (SN 1998, trú tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) để điều tra làm rõ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại cơ quan điều tra, Hà Đình Hào khai nhận đã lừa đảo lấy tiền chuyển khoản đặt cọc mua nông sản của nhiều người nhưng không giao hàng.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến mới nhất

VÂN HI |

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dùng cần lưu ý 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay.

Vỏ bọc trốn truy nã 11 năm của người đàn bà lừa đảo cả bạn đại học, chiếm đoạt 17,5 tỉ đồng

Việt Dũng |

Sau khi lừa đảo chiếm đoạt hơn 17,5 tỉ đồng của nhiều người, trong đó có bạn cùng đại học, Hà Thị Nga trốn truy nã trong 11 năm, dùng tên giả để che đậy thân phận.

Liên tiếp các vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Trong hai ngày liên tiếp (30.11 và 1.12), Công an xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) phối hợp tổ chức tín dụng trên địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại, giúp người dân tránh mất oan hàng tỉ đồng.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 6.12: Diễn biến trái chiều, chưa rõ xu hướng

Khương Duy (T/H) |

Cập nhật giá vàng chốt phiên (6.12): Tính đến 19h15, giá vàng trong nước niêm yết ở ngưỡng 72,9 - 74,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.021,5 USD/ounce.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: 98% hộ sử dụng điện có lợi với biểu giá điện 5 bậc

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Chiều 6.12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, lãnh đạo Bộ Công Thương đã trả lời về đề xuất biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc.

Hà Nội tăng giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long

KHÁNH AN |

Chiều 6.12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội.

Cao đẳng Công nghiệp Huế trả lại tiền thu sai quy định cho học sinh

PHÚC ĐẠT |

Huế - Sau phản ánh của Báo Lao Động, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã ra thông báo trả lại tiền học phí cho các học sinh mà trường này đã thu sai quy định.

Nỗi lòng bị bỏ rơi của nhân viên y tế học đường được tuyển sau 15.2.2023

Hà Quyên |

Gửi chia sẻ tới Báo Lao Động ngày 5.12, độc giả là nhân viên y tế học đường trúng tuyển vào viên chức sự nghiệp sau ngày 15.2.2023 bày tỏ sự hoang mang lo lắng.

Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến mới nhất

VÂN HI |

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dùng cần lưu ý 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay.

Vỏ bọc trốn truy nã 11 năm của người đàn bà lừa đảo cả bạn đại học, chiếm đoạt 17,5 tỉ đồng

Việt Dũng |

Sau khi lừa đảo chiếm đoạt hơn 17,5 tỉ đồng của nhiều người, trong đó có bạn cùng đại học, Hà Thị Nga trốn truy nã trong 11 năm, dùng tên giả để che đậy thân phận.

Liên tiếp các vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Trong hai ngày liên tiếp (30.11 và 1.12), Công an xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) phối hợp tổ chức tín dụng trên địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại, giúp người dân tránh mất oan hàng tỉ đồng.