“Áo giáp” nào để máu “hiệp sĩ” không đổ?

Ngô Nguyên ( ghi) |

Pháp luật không cấm công dân bắt giữ đối tượng phạm tội (bắt quả tang) nên khó có thể ngăn trở mô hình “hiệp sĩ” phát triển. Với thực tế này, bảo vệ “hiệp sĩ” bằng áo giáp, bằng lực lượng khác liệu có là giải pháp?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhiều luật sư, nhiều góc cạnh để có góc nhìn đa chiều vấn đề… 

Có dừng nổi mô hình “hiệp sĩ”?

PV: Sòng phẳng, bắt cướp là nhiệm vụ của lực lượng công an, không phải của “hiệp sĩ”. Đó mới là nhà nước pháp quyền. Nhưng ở ta, “hiệp sĩ” lại phát triển mạnh và nhận được sự trân trọng của người dân. Từ 10 năm trước đến giờ, 2 luồng dư luận tranh cãi quyết liệt về mô hình này vẫn... tiếp tục.

Luật sư Trần Mai Hạnh - Công ty luật TNHH DC COUNSEL: Mô hình này rất đáng khen ngợi nhưng không nên khuyến khích phát triển. Bởi lẽ những người dân bình thường không được trang bị công cụ hỗ trợ, không được đào tạo nghiệp vụ đuổi bắt tội phạm hoặc đối phó với sự chống trả của các đối tượng phạm tội.

Hơn nữa, đa phần các vụ này là truy đuổi tội phạm bằng xe máy là rất nguy hiểm tới tính mạng bản thân “hiệp sĩ” và những người tham gia giao thông khác. 

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TPHCM): Lực lượng “hiệp sĩ” này đã hoạt động hàng chục năm qua, sự đóng góp không chuyên này trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm không thể phủ nhận.

Ở Bình Dương, “hiệp sĩ” tổ chức quy củ hơn, được chính quyền thừa nhận thông qua mô hình “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm”  có quy chế hoạt động, được huấn luyện bài bản hơn về kỹ năng bắt tội phạm, kiến thức pháp luật cơ bản, phạm vi hoạt động và quyền hạn, trách nhiệm của họ.

Còn ở TPHCM, các nhóm, đội “hiệp sĩ” hoạt động mang tính tự giác, tự phát, chính quyền không phủ nhận, lại được xã hội tôn vinh.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng Luật Hưng Yên – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội): Không có quy định nào cấm việc người dân bắt cướp. Tại khoản 03 Điều 4 Bộ luật hình sự (BLHS) 2017 quy định về Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nêu rõ: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”.

Điều luật này quy định về “nghĩa vụ” của công dân phải có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng chống tội phạm. Đã là nghĩa vụ thì công dân phải thực hiện, chấp hành.

Đó là chưa nói, BLHS còn quy định truy cứu trách nhiệm hình sự công dân khi có hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm. 

Như vậy, cho dù cơ quan chức năng muốn hay không thì mô hình “hiệp sĩ” vẫn tự phát. Đó là quyền và lựa chọn của mỗi người.

Trang bị áo giáp, công cụ hỗ trợ cho “hiệp sĩ”?

PV: Từ vụ 2 “hiệp sĩ” bị cướp đâm tử vong trong… 13 giây, có ý kiến cho rằng cần trang bị áo giáp, công cụ hỗ trợ cho “hiệp sĩ”?

Luật sư Nguyễn Văn Quynh: Là điều bất khả thi ở nhiều góc độ. “Hiệp sĩ” là dân thường, không phải là lực lượng chức năng. Pháp luật cho phép bắt nhưng phải bắt được quả tang.

Nếu anh mặc áo giáp nghênh ngang thì sao mà bắt quả tang bọn cướp giật được.  Bắt cướp, như cảnh sát hình sự, phải giấu mình, trà trộn đóng nhiều vai,… đối tượng không phát hiện nổi mới bắt được.

Mặt khác, theo quy định của Bộ Công an về “Thủ tục trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ” thì “hiệp sĩ” không thuộc đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ. Chỉ có lực lượng quân đội; công an; dân quân tự vệ; lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, An ninh hàng không; Kiểm lâm.

Nếu “anh” trang bị thì phải sửa luật, rồi lại phải có giải pháp để kiểm soát chứ không thể… cấp phát lung tung được. Mà kiểm soát thì…rất bất khả thi nếu như có hàng ngàn nghìn “hiệp sĩ’ tự phát khắp mọi nơi.

Giải pháp nào?

PV: 2 “hiệp sĩ” thiệt mạng chỉ trong 13 giây gây tang thương cho cả gia đình họ. Không cản được người dân làm “hiệp sĩ”, khó trang bị công cụ hỗ trợ bảo vệ họ, chằng lẽ cứ để máu những người nghĩa hiệp vẫn đổ?

Luật sư Trần Mai Hạnh: Để không xảy ra những hậu quả thương vong đáng tiếc như sự việc vừa rồi thì cần thiết tăng cường lực lượng cảnh sát đủ để đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.

Nếu vẫn còn mô hình này thì nhà nước cần ban hành các chính sách trong việc thành lập đội nhóm Phòng chống tội phạm, đảm bảo những ưu đãi, chính sách về lương, thưởng cho những người tham gia vào mô hình này, đồng thời trang bị công cụ hỗ trợ và tổ chức phổ cập các kiến thức về truy bắt tội phạm cho các thành viên tham gia mô hình này.

Luật sư Nguyễn Văn Đức: Rất khó để không cho người dân làm “hiệp sĩ”. Trong thực tế này, tôi cho rằng không nên cấm mà ngược lại cần khuyến khích phát triển mô hình “hiệp sĩ” có kiểm soát, để nhân rộng cái tốt, hạn chế cái xấu.

Vấn đề là cần một khung pháp lý cho “hiệp sĩ”. Nếu nhà nước xác định “hiệp sĩ” là một trong những lực lượng tham gia giữ gìn bình yên của xã hội thì cần xây dựng một Nghị định để làm cơ sở pháp lý. Bởi lẽ, dù lực lượng không chuyên này đã hoạt động hàng chục năm qua, đóng góp là không thể phủ nhận, nhưng đến nay vẫn chưa có một khung pháp lý để họ hoạt động.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh: “Hiệp sĩ” là mô hình tự phát, chưa có quy định pháp luật nào quy định về mô hình này nhằm quản lý chặt chẽ cũng như phương pháp đấu tranh phòng chống tội phạm phải an ninh, an toàn và đạt được hiệu quả, mục đích phòng chống ngăn ngừa tội phạm.

Xảy ra vụ việc các “hiệp sĩ’ bị tử vong do cướp chống trả để tẩu thoát mới thấy sự nguy hiểm của mô hình này chưa được đảm bảo, an toàn hiệu quả.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các “hiệp sĩ” trong thời gian vừa qua đã bắt được rất nhiều vụ cướp giật góp phần đấu tranh với tội phạm này mang lại bình yên cho nhân dân. Tuy nhiên, mặt trái là cũng có tố cáo về một số “hiệp sĩ” lợi dụng để trục lợi…

Do đó, mô hình tự phát này cần phải được kiểm soát, đào tạo, tuyển lựa kỹ chứ không để tự phát như hiện nay thì vô hình chung các “hiệp sĩ’ sẽ nguy hiểm tới tính mạng và nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm không đạt được yêu cầu.

Ngô Nguyên ( ghi)
TIN LIÊN QUAN

Sức khỏe các hiệp sĩ bị băng cướp đâm tại TPHCM đang tiến triển tốt

Kim Đồng |

Chiều 15.5, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Trương Thị Xí (42 tuổi, ngụ Tân Bình, TPHCM) cho biết, bà rất vui khi nhìn thấy mặt chồng và được các bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe của chồng bà là ông Trần Văn Hoàng (SN 1968) tiến triển khá tốt.

Vụ 2 hiệp sĩ bị băng cướp sát hại: Nữ trung tá có công rất lớn

Cường Ngô |

Nữ Phó trưởng Công an quận 3 có công rất lớn trong việc truy xét, bắt các đối tượng trong vụ đâm 2 hiệp sĩ tử vong, 3 người bị thương, gây rúng động dư luận.

Infographic: Hành trình truy bắt hai nghi can đâm chết 2 hiệp sĩ ở Sài Gòn

Văn Thắng - Thu Hoài |

Trong cuộc họp báo diễn ra tại Công an TP.HCM sáng 15.5, cơ quan công an cho biết sau khi hai nghi can Nguyễn Tấn Tài (Tài "Mụn") và Phú bị bắt giữ đã thừa nhận đâm nhóm hiệp sĩ khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương nghiêm trọng.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Sức khỏe các hiệp sĩ bị băng cướp đâm tại TPHCM đang tiến triển tốt

Kim Đồng |

Chiều 15.5, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Trương Thị Xí (42 tuổi, ngụ Tân Bình, TPHCM) cho biết, bà rất vui khi nhìn thấy mặt chồng và được các bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe của chồng bà là ông Trần Văn Hoàng (SN 1968) tiến triển khá tốt.

Vụ 2 hiệp sĩ bị băng cướp sát hại: Nữ trung tá có công rất lớn

Cường Ngô |

Nữ Phó trưởng Công an quận 3 có công rất lớn trong việc truy xét, bắt các đối tượng trong vụ đâm 2 hiệp sĩ tử vong, 3 người bị thương, gây rúng động dư luận.

Infographic: Hành trình truy bắt hai nghi can đâm chết 2 hiệp sĩ ở Sài Gòn

Văn Thắng - Thu Hoài |

Trong cuộc họp báo diễn ra tại Công an TP.HCM sáng 15.5, cơ quan công an cho biết sau khi hai nghi can Nguyễn Tấn Tài (Tài "Mụn") và Phú bị bắt giữ đã thừa nhận đâm nhóm hiệp sĩ khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương nghiêm trọng.