Trung tá Nguyễn Chí Thành với những câu chuyện thập tử nhất sinh

Anh Tú - Ngọc Ánh |

Hơn 22 năm lăn lộn với nghề, trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (PC07), Công an TP Hồ Chí Minh không thể nhớ nổi mình đã đi qua bao "cửa tử", chỉ biết lúc thực hiện nhiệm vụ, anh và các đồng đội đều đặt quyết tâm hoàn thành... Trung tá Thành là tấm gương sáng khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước theo định hướng Nghị quyết XIII của Đảng.

Những lần đối diện với tử thần

Nói về những dấu ấn làm nghề trong hơn 22 năm qua, trung tá Nguyễn Chí Thành cho biết, đã có những lần anh và đồng đội phải đứng giữa lằn ranh sinh - tử, thực hiện nhiều nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Trung tá Nguyễn Chí Thành. Ảnh: PC07
Trung tá Nguyễn Chí Thành. Ảnh: PC07

Một trong những nhiệm vụ để lại nhiều đau thương nhất trong kí ức của trung tá Thành và đồng đội chính là vụ cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) vào năm 2002, cướp đi sinh mạng của 60 người.

“Tôi cùng với đồng đội tham gia cứu nạn cứu hộ, sau đó tham gia chữa cháy và tìm kiếm thi thể nạn nhân trong đám cháy. Đây là vụ gây thiệt hại rất lớn về người - 60 người mất và bị thương trên 200 người, đây là một con số thực sự quá đau thương” - anh Thành nói.

Đặc biệt, trung tá Thành còn từng tham gia vào một vụ CNCH ở tỉnh Hà Giang vào năm 2020. Đây là vụ việc chưa từng có tiền lệ, không một lực lượng, phương tiện nào của địa phương có thể tiếp cận được nạn nhân.

Trung tá Thành cùng đồng đội tham gia tìm kiếm nạn nhân rơi xuống hang sâu ở Cao Bằng năm 2019. Ảnh: PC07

Theo lời kể của anh Thành, khu vực mà anh và các đồng đội thực hiện công tác CNCH được đánh giá là vô cùng hiểm trở. Nạn nhân rơi xuống hang (vết nứt địa chất) sâu khoảng 300 mét. “Đây là hang nguyên thuỷ, chưa ai xuống bao giờ nên không thể biết được dưới đó có dưỡng khí hay không. Chúng tôi đã phải bàn bạc và đưa ra rất nhiều phương án để làm sao vừa có thể mang thi thể nạn nhân lên, vừa phải đảm bảo được tính mạng của người lính cứu hộ”. Cuối cùng, trung tá Thành là người xung phong xuống dưới hang sâu để thăm dò và kéo nạn nhân lên.

“Tôi đang xuống hang thì trời đổ mưa, lũ quét từ trên dội xuống hang, bộ đàm cũng mất tín hiệu do mưa, cái máy kéo dây để tôi lên xuống cũng không còn hoạt động. Tôi bị treo lơ lửng cách đáy hang khoảng 2 mét, đất đá từ trên dội xuống, xẹt qua lại trúng người. Tôi cứ nghĩ lúc đó mình sẽ hy sinh, vì cái dây cột ở lưng tôi không thể nào tự mình mở được.

Sau đó, may mắn tôi cũng đã mở được dây cột ở lưng, núp vào một lỗ hổng trong hang, chờ mưa tạnh, bộ đàm có tín hiệu trở lại thì tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, đưa thi thể nạn nhân lên” - trung tá Thành, chia sẻ.

“Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Không chỉ với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó mà với anh Thành và các đồng đội, sứ mệnh thiêng liêng nhất của người lính PCCC và CNCH chính là tính mạng con người: “Khi có người thân mất tích thì mong mỏi lớn nhất của gia đình chính là cứu sống được người nhà của họ, hoặc chí ít ra cũng phải đưa được họ về với gia đình. Nên khi mình làm nghề, gắn bó với nghề đủ lâu và đủ thiết tha thì tự nhiên sẽ có sự đồng cảm, thấu hiểu với nỗi đau của người thân nạn nhân. Đó là điều thôi thúc chúng tôi hơn bao giờ hết".

Vào đầu năm 2023, Trúng tá Nguyễn Chí Thành và các đồng đội cũng đã trực tiếp tham gia vào công tác hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ của Bộ Công an. Ảnh: PC07
Vào đầu năm 2023, trung tá Nguyễn Chí Thành và các đồng đội cũng đã trực tiếp tham gia vào công tác hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ của Bộ Công an. Ảnh: PC07

Theo trung tá Thành, đối với những người lính PCCC và CNCH, ngoài kinh nghiệm, sức khoẻ, lòng can đảm ra thì yếu tố may mắn cũng là một phần giúp cho họ có thể hoàn thành nhiệm vụ.

“Trải qua nhiều năm làm trong ngành PCCC và CNCH, tôi càng cảm nhận đây là một nghề rất nhân văn và ý nghĩa. Nên bất cứ khi nào nhận được nhiệm vụ, chúng tôi đều cố gắng thực hiện thật tốt, không từ chối hay nề hà bất cứ việc gì”.

Trước thái độ tôn trọng và khen ngợi của anh em đồng nghiệp dành cho mình, trung tá Nguyễn Chí Thành khiêm tốn cho rằng, đó chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh trái tim của người lính CNCH. Anh khẳng định vẫn sẽ chọn nghề này nếu được lựa chọn lại, dù công việc luôn đối diện với khó khăn, nguy hiểm.

Trung tá Nguyễn Chí Thành nói: “Tôi cũng từng nghĩ có thời điểm sẽ hi sinh. Nhưng "sinh nghề tử nghiệp" đó là câu chuyện rất bình thường, mình phải chấp nhận nó. Khi thực hiện nhiệm vụ cứu được người hoặc đem họ trở về với gia đình của họ, là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi".

Anh Tú - Ngọc Ánh
TIN LIÊN QUAN

Trung tá cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ kể các lần chạm mặt “tử thần” để cứu người

DI PY |

Trung tá Nguyễn Chí Thành - người hùng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ - kể về nhiều lần chạm mặt “tử thần” để cứu người, đồng thời chia sẻ về hậu phương vững chắc để mình toàn tâm cống hiến cho xã hội.

Cứu nạn cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy tự hào

HỮU CHÁNH |

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Công an Việt Nam không chỉ thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ mà còn làm tốt công tác dân vận. Với Đại tá Nguyễn Minh Khương, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng đầy vinh dự và tự hào.

Cán bộ, chiến sĩ cứu hộ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành nhiệm vụ về nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi kết thúc hoạt động hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam gồm 76 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã về đến Việt Nam. Máy bay chở đoàn từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

11/31 nước thành viên không muốn Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Khoảng 35% nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Huấn luyện viên kể lại hành trình vô địch của Novak Djokovic

TAM NGUYÊN |

Novak Djokovic hành hạ chúng tôi suốt 2 tuần qua” - huấn luyện viên Goran Ivanisevic nói.

5 ngày không kiếm nổi đồng lời, thương hồ Chợ nổi Cái Răng tìm đường lên bờ

PHONG LINH |

Cần Thơ - Mấy mươi năm lênh đênh trên sông nước để mưu sinh, giờ đây, bà con thương hồ, tiểu thương Chợ nổi Cái Răng lại phải "trôi nổi" trên chính đời của mình vì nhiều nguyên do...

Người dân theo dõi phiên tòa xét xử bà Lê Thị Dung qua loa phóng thanh

Quang Đại |

Sáng 12.6, tại TP Vinh, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên phúc thẩm xét xử bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên. Nhiều người dân đến theo dõi phiên tòa qua loa phóng thanh.

Bắt 22 người trong vụ tấn công vào hai trụ sở công an ở Đắk Lắk

Việt Dũng |

Cơ quan chức năng đã bắt giữ tổng cộng 22 đối tượng trong vụ tấn công vào 2 trụ sở công an xã ở Đắk Lắk, khiến 4 chiến sĩ Công an tử vong.

Trung tá cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ kể các lần chạm mặt “tử thần” để cứu người

DI PY |

Trung tá Nguyễn Chí Thành - người hùng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ - kể về nhiều lần chạm mặt “tử thần” để cứu người, đồng thời chia sẻ về hậu phương vững chắc để mình toàn tâm cống hiến cho xã hội.

Cứu nạn cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy tự hào

HỮU CHÁNH |

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Công an Việt Nam không chỉ thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ mà còn làm tốt công tác dân vận. Với Đại tá Nguyễn Minh Khương, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng đầy vinh dự và tự hào.

Cán bộ, chiến sĩ cứu hộ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành nhiệm vụ về nước

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi kết thúc hoạt động hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam gồm 76 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã về đến Việt Nam. Máy bay chở đoàn từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).