Người dân hiến đất, hiến công xây dựng nông thôn mới

TIẾN DŨNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Phong Sơn là một trong hai xã của huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) sẽ cán đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2022. Chính quyền và người dân nơi đây đã và đang nỗ lực, đồng lòng xây dựng quê hương. Người góp công, người góp của, người hiến đất làm đường đã tạo thành phong trào xây dựng Nông thôn mới ra khắp 13 thôn của xã.

Sẵn sàng hiến đất, góp công

Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân luôn sẵn sàng hiến đất, góp công sức cùng chính quyền xây dựng các công trình phúc lợi.

Điều dễ nhận thấy nhất là điện, đường, trường, trạm và đặc biệt là đường vào các thôn đã được bê tông hóa, bà con đi lại vô cùng thuận tiện. Cái đói, cái nghèo đã được đẩy lùi, người dân cùng chung tay giúp nhau vươn lên làm giàu.

Con đường bê tông dẫn vào thôn Tứ Chánh rộng thênh thang. Buổi sáng nơi đây thật vui nhộn, đám trẻ í ới gọi nhau đi học. Thay vì phải đưa con em đến trường, thì bây giờ chỉ cần sắm cho con cái xe đạp là trẻ tự đến lớp. Đường bê tông nối liền với trường học nên trẻ em đi xe đạp dễ dàng. Có được con đường rộng rãi như hôm nay là nhờ sự đóng góp không nhỏ của bà con trong thôn.

Ông Thái Công Sau - Trưởng thôn Tứ Chánh, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền - cho biết: “Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, trong thôn đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, tiền của, để chung tay xây dựng NTM. Từ đó, đường giao thông nông thôn được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phục vụ dân sinh, con em đi học được thuận lợi và đặc biệt là nông sản của người dân làm ra được thương lái đến tận ruộng thu mua giá cao và nhiều lợi ích khác”.

Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Tiến Dũng.
Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Tiến Dũng

Đến thôn Phổ Lại vào buổi trưa một ngày đầu tháng 12, vợ chồng ông Trần Lộc vừa đi làm đồng về, phía sau chiếc xe máy là cả đống hành lý. Chưa kịp mời khách vào nhà, ông Lộc đã khoe: “Có đường rộng nên xe cơ giới mới chở được vật liệu vào tận thôn. Nhà bán nông sản thuận lợi hơn, chứ không khó khăn như trước. Nhờ đó, người dân mới thấy việc hiến đất để mở rộng đường là đáng giá thế nào”.

Theo thống kê của UBND xã Phong Sơn, trên địa bàn có hàng trăm hộ dân đồng lòng để đơn vị thi công mở rộng đường. Đường rộng đến đâu thì người dân hiến đất đến đó. Nhờ vậy, việc làm đường giao thông nông thôn nơi đây sớm hoàn thành.

Ông Trịnh Xuân Nhân - Chủ tịch UBND xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) - cho biết: “Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, trên quy mô toàn xã, biết tận dụng và phát huy sức mạnh, sự đồng thuận của toàn bộ người dân trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng dưới nhiều hình thức để thay đổi, chuyển biến nhận thức, tư tưởng của người dân. Kết quả đã làm chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy của người dân và cán bộ về xây dựng NTM”.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Nhà nước hỗ trợ xi măng, vật liệu, người dân đóng góp ngày công để tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, hệ thống đường giao thông ở các thôn đều được bê tông hóa.

Đến nay, tỉ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa trên địa bàn đạt 100%; tỉ lệ đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa đạt chuẩn 33,85/33,85km, đạt 100%; đường ngõ, xóm sạch đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện quanh năm (không lầy lội vào mùa mưa), được cứng hóa 22,85/22,85km, đạt 100%. Tỉ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện quanh năm 46,5/46,5km, đạt 100%.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, xã Phong Sơn đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm và vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức để rút ngắn thời gian hoàn thành tiêu chí này.

“Khi xã vận động bà con tham gia chương trình xây dựng NTM, ai cũng hết lòng ủng hộ. Vấn đề là các tiêu chí đặt ra thì nhiều, nguồn lực của xã hạn chế. Trong những cuộc họp dân, vấn đề này được đưa ra để toàn dân bàn bạc. Bà con cùng bàn, cùng làm và cùng thực hiện, nên mọi việc cứ theo thế mà chạy”, ông Nhân nói.

Điều đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng đường giao thông nông thôn ở xã Phong Sơn, nhiều hộ dân mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng vẫn tình nguyện hiến đất để làm công trình. Nổi bật, tiêu biểu trong hoạt này là các hộ dân ở các thôn Hiền Sĩ, Tứ Chánh, Phổ Lại, Phe Tư.

“Từ sự đồng thuận, chung sức của người dân, mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn xã Phong Sơn từng bước được hoàn thiện. Con đường mới mở ra, không chỉ giúp cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa dễ dàng mà còn tạo điều kiện cho bà con có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, làm giàu cho quê hương”, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn khẳng định.

TIẾN DŨNG
TIN LIÊN QUAN

Gia Nghĩa thành phố trẻ nhất Tây Nguyên về đích Nông thôn mới

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Gia Nghĩa là thành phố trẻ nhất Tây Nguyên, sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới địa phương này đã cán đích. Thế nhưng, không bằng lòng với hiện tại, Đảng bộ, chính quyền thành phố Gia Nghĩa đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn, xây dựng những miền quê đáng sống.

Không thể “mặc đồng phục” nông thôn mới cho tất cả địa phương

Vũ Long (lược ghi) |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh về 6 mục tiêu chính cần triển khai trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Chất lượng đứng hàng đầu

Vũ Long |

Triển khai chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí, nhằm nâng cao chất lượng đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Gia Nghĩa thành phố trẻ nhất Tây Nguyên về đích Nông thôn mới

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Gia Nghĩa là thành phố trẻ nhất Tây Nguyên, sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới địa phương này đã cán đích. Thế nhưng, không bằng lòng với hiện tại, Đảng bộ, chính quyền thành phố Gia Nghĩa đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn, xây dựng những miền quê đáng sống.

Không thể “mặc đồng phục” nông thôn mới cho tất cả địa phương

Vũ Long (lược ghi) |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh về 6 mục tiêu chính cần triển khai trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Chất lượng đứng hàng đầu

Vũ Long |

Triển khai chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí, nhằm nâng cao chất lượng đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.