Lương y 63 tuổi ở Kon Tum mải mê làm việc thiện

Lê Nguyên |

Kon Tum - Năm nay đã 63 tuổi, nhưng lương y Nguyễn Quốc Tiến, ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum vẫn mải mê làm việc thiện.

Từ năm 2016 đến nay, ông đã mở phòng khám bệnh miễn phí cho người nghèo; nâng bước 168 học sinh dân tộc thiểu số đến trường; xây dựng công trình nước sạch cho hàng ngàn nhân khẩu ở vùng khó khăn sử dụng...

Khám bệnh miễn phí cho người nghèo

Trước đây, ông Nguyễn Quốc Tiến từng là sinh viên nghèo theo học tại Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm đó, ông Tiến phải bươn chải, làm đủ mọi nghề để có tiền ăn học.

Tốt nghiệp ra trường, ông Tiến về nhận công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum. Quá trình công tác với nghề, bác sĩ Tiến nhận thấy ở quê nhà đang có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, thậm chí có người còn không có tiền để khám chữa bệnh.

Bác sĩ Tiến khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo. Ảnh: Lê Nguyên
Bác sĩ Tiến khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo. Ảnh: Lê Nguyên

Đồng cảm với hoàn cảnh với bà con, năm 2016, bác sĩ Tiến quyết định mở phòng khám miễn phí để giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

"Tôi phát cho mỗi người nghèo một phiếu khám chữa bệnh miễn phí. Ai đến phòng khám chỉ cần đưa phiếu này ra thì sẽ được miễn phí tiền khám và thuốc men. Ở những thôn đường đi lại khó khăn thì tôi và cộng sự sẽ tổ chức khám bệnh miễn phí ngay tại cơ sở" - bác sĩ Tiến chi sẻ.

Từ năm 2016 đến nay, phòng khám của bác sĩ Tiến đã hoạt động thiện nguyện khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 10.000 lượt bệnh nhân; mua và phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho nhiều người dân nghèo khác.

Mang yêu thương đến với người khó khăn

Bác sĩ Tiến tiếp tục trăn trở về việc giúp các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số bảo đảm hành trang tới trường.

Sau khi tâm sự cùng bạn bè, bác sĩ Tiến đã được nhiều người chung tay giúp đỡ xây dựng Chương trình “Tặng chữ thoát nghèo”.

Hiện đang có 168 em học sinh nghèo được nhận học bổng từ chương trình “Tặng chữ thoát nghèo“. Ảnh: Lê Nguyên
Hiện đang có 168 em học sinh nghèo được nhận học bổng từ chương trình “Tặng chữ thoát nghèo“. Ảnh: Lê Nguyên

Đến nay, sau 7 năm thực hiện, quỹ từ thiện của bác sĩ Tiến ngày càng được nhân rộng và đã có 168 em được hưởng học bổng đến trường.

Cụ thể, vào mỗi học kỳ, điểm số của các em học sinh nghèo hiếu học sẽ được bác sĩ Tiến ghi lại, gửi trực tiếp đến các mạnh thường quân. Sau đó, bác sĩ Tiến sẽ đại diện cho các mạnh thường quân trao tận tay các suất học bổng cho các em.

Mới đây, bác sĩ Tiến đã trao 3 suất học bổng cho các em: A Hiếu, Y Hoa và Y Bình tại trường Tiểu học Kim Đồng xã Ia Chim (mỗi suất học bổng có giá trị 3 triệu đồng).

Được nhận học bổng em A Hiếu học sinh lớp 3 phấn khởi cho biết: “Đây là động lực để cho em và các bạn tiếp tục phấn đấu học tập, trau dồi tiến bộ mỗi ngày”.

Đối với các em bị sụt giảm điểm số, bác sĩ Tiến sẽ đến tận nhà để tìm hiểu lý do, cố gắng khuyên bảo để các em nỗ lực cải thiện, làm sao ngày càng tiến bộ hơn sau mỗi học kỳ.

Công trình nước sạch mà bác sĩ Tiến cùng các mạnh thường quân xây dựng. Ảnh: Lê Nguyên
Công trình nước sạch mà bác sĩ Tiến cùng các mạnh thường quân xây dựng. Ảnh: Lê Nguyên

Theo bác sĩ Tiến, trang Facebook cá nhân của ông được nhiều người theo dõi về hoạt động thiện nguyện mà mình đang thực hiện.

Cụ thể, tại đây, bác sĩ Tiến đã công khai mọi khoản tiền, các suất học bổng đã trao. Đó là lý do mà bác sĩ Tiến luôn được các mạnh thường quân tin tưởng, ủng hộ. Chỉ tính riêng trong năm 2023, đã có hơn 152 lượt ân nhân chung tay với tổng số tiền hơn 268 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, bác sĩ Tiến còn kêu gọi xây giếng nước sạch cho hơn 370 hộ gia đình ở thôn Plei Weh và Plei Druân.

Theo bác sĩ Tiến, trước đây, nước sạch chính là vấn đề bức xúc nhất của bà con nơi đây vì nhà nghèo không có giếng khoan để sử dụng. Trong khi đó, các con sông xung quanh các thôn đang dần cạn nước.

Từ thực tế đó, đến năm 2022, bác sĩ Tiến đã kêu gọi xây dựng các công trình nước sạch một cách bài bản bao gồm: Giếng khoan công suất 5 khối/giờ, bồn chứa nước 5.000 lít, khu vệ sinh công cộng... Tổng kinh phí cho mỗi công trình lên đến 288 triệu đồng.

Người dân nghèo phấn khởi khi có nước sạch bảo đảm vệ sinh để sử dụng, sinh hoạt. Ảnh: Lê Nguyên
Người dân nghèo phấn khởi khi có nước sạch bảo đảm vệ sinh để sử dụng, sinh hoạt. Ảnh: Lê Nguyên

Đến nay, bác sĩ Tiến đã kêu gọi các mạnh thường quân chung tay xây dựng được 3 công trình nước sạch cho hàng ngàn nhân khẩu sử dụng.

"Từ khi có công trình nước sạch, mỗi ngày, tôi đều ra đây lấy nước sạch bảo đảm vệ sinh về cho cả gia đình sử dụng, sinh hoạt" - chị Y Hương, một người dân đang sống tại thôn Plei Druân phấn khởi.

Mặc dù năm nay đã 63 tuổi, nhưng khi chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, bác sĩ Tiến cho biết, ngày nào còn khỏe, ngày đó ông sẽ còn tiếp tục nổ lực làm cầu nối để các mạnh thường quân giúp đỡ người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.

Theo bà Uông Thị Trang - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chim, hiện tại, phòng khám của bác sĩ Tiến vẫn đang duy trì hoạt động khám chữa bệnh miễn phí. Điều này hỗ trợ phần nào cho người dân tại xã Ia Chim, đặc biệt là đối tượng dân tộc thiểu số.

"Bên cạnh đó, chương trình tặng chữ thoát nghèo đã hỗ trợ rất nhiều suất học bổng giá trị, mang đến cơ hội vươn lên trong học tập dành cho các em có điều kiện khó khăn” - bà Trang cho biết thêm.

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo vùng cao làm việc thiện và 22 lần hiến máu cứu người

ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Nhiều lần hiến máu nhân đạo, cùng với đó là hàng loạt hoạt động thiện nguyện xuyên suốt nhiều năm qua - Thầy Trần Mạnh Cường xứng đáng là được mọi người yêu mến, học tập và noi theo.

Vận động người dân không đốt vàng mã để dành tiền làm việc thiện

Lê Thơm |

Ở khu dân cư Hiệp Ninh 3, phường Phước Ninh (Hải Châu, Đà Nẵng) có mô hình “không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”. Đây là mô hình đầu tiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về việc vận động người dân không đốt vàng mã và sử dụng số tiền mua vàng mã để làm từ thiện.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà: "Tôi sẽ cố gắng làm thật nhiều việc thiện nguyện"

Linh Chi (thực hiện) |

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 đến nay đã kết thúc được 2 tháng và tân hoa hậu Đỗ Thị Hà cũng có ít nhiều thay đổi và dường như ngày càng gợi cảm hơn. Dưới đây là cuộc trò chuyện của LĐCT với tân hoa hậu.

Người phụ nữ có tấm lòng Bồ Tát đam mê làm việc thiện

Tuấn Quỳnh |

Cuộc sống không dư dả nhưng chị Thái Thị Khanh (55 tuổi) trú tại xóm Minh Thọ, huyện Đô Lương (Nghệ An), lại giàu lòng thương người nghèo và những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

Người phụ nữ lặng thầm làm việc thiện

Trần Kiều |

30 năm nay, bà Nguyễn Thị Gái, 75 tuổi, ở phố Bùi Ngọc Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đều đặn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Ngọc Trinh nghe đọc lệnh bắt về hành vi "Gây rối trật tự công cộng"

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 19.10, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét chỗ ở và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự.

Tuyến Metro số 1 của TPHCM chưa thể hoàn thành năm 2023

Huyền Trân |

TPHCM - Theo kế hoạch, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành thi công cuối quý IV/2023 và năm 2024 tiến hành nghiệm thu để khai thác thương mại. Tuy nhiên, khối lượng công việc dự án còn nhiều, nên Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM xin tiếp tục triển khai trong năm 2024.

Thầy giáo vùng cao làm việc thiện và 22 lần hiến máu cứu người

ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Nhiều lần hiến máu nhân đạo, cùng với đó là hàng loạt hoạt động thiện nguyện xuyên suốt nhiều năm qua - Thầy Trần Mạnh Cường xứng đáng là được mọi người yêu mến, học tập và noi theo.

Vận động người dân không đốt vàng mã để dành tiền làm việc thiện

Lê Thơm |

Ở khu dân cư Hiệp Ninh 3, phường Phước Ninh (Hải Châu, Đà Nẵng) có mô hình “không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”. Đây là mô hình đầu tiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về việc vận động người dân không đốt vàng mã và sử dụng số tiền mua vàng mã để làm từ thiện.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà: "Tôi sẽ cố gắng làm thật nhiều việc thiện nguyện"

Linh Chi (thực hiện) |

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 đến nay đã kết thúc được 2 tháng và tân hoa hậu Đỗ Thị Hà cũng có ít nhiều thay đổi và dường như ngày càng gợi cảm hơn. Dưới đây là cuộc trò chuyện của LĐCT với tân hoa hậu.

Người phụ nữ có tấm lòng Bồ Tát đam mê làm việc thiện

Tuấn Quỳnh |

Cuộc sống không dư dả nhưng chị Thái Thị Khanh (55 tuổi) trú tại xóm Minh Thọ, huyện Đô Lương (Nghệ An), lại giàu lòng thương người nghèo và những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

Người phụ nữ lặng thầm làm việc thiện

Trần Kiều |

30 năm nay, bà Nguyễn Thị Gái, 75 tuổi, ở phố Bùi Ngọc Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đều đặn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.