Vụ bãi rác Đa Phước: Vì một chữ “nếu”, nên 8 năm qua, VWS chỉ mang rác để... chôn

CAO HÙNG |

Ngày 3.7 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã đồng ý với báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về kiểm tra xác minh đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TPHCM (bãi rác Đa Phước) do Cty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư.

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy: Chính cơ quan tham mưu và UBND TPHCM, trong quá trình đàm phán, thương thảo ký hợp đồng, thực hiện dự án với VWS đã “thể hiện sự yếu kém”.... Đáng nói, tại hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn ký ngày 26.2.2006 giữa Sở TN-MT TP HCM và VWS, chỉ vì một chữ “nếu” đã khiến cho VWS chỉ mang rác để chôn trong 8 năm qua mà không chế biến mảy may tấn phân compost nào, như đã cam kết.

Theo thiết kế, Bãi rác Đa Phước do VWS thiết kết gồm 3 công trình: Nhà máy phân loại các vật liệu có thể tái chế, sử dụng các công nghệ tiên tiến; nhà máy chế biến phân compost và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Trong đó, việc chế biến phân compost là một kỳ vọng để thật sự biến rác thành phân bón, sử dụng cho nông nghiệp. Đồng thời, giảm được chôn lấp rác, vốn gây ô nhiễm môi trường và đi ngược xu thế thời đại.

Tuy nhiên, kỳ vọng về chế biến phân compost đó đã hoàn toàn... tiêu biến, khi tại hợp đồng ký ngày 26.2.2006 giữa Sở TN-MT và VWS lại chấp nhận điều khoản như sau: “Chất thải phân loại: Do nhu cầu cần phải có chất thải hữu cơ để sản xuất compost, Sở TN-MT sẽ yêu cầu các đơn vị vận chuyển chất thải... có thu gom rác trong những khu vực có tỷ lệ chất thải hữu cơ cao (như tại các chợ rau quả của TP) vận chuyển các loại chất thải này đến VWS.

Nếu trong tương lai, chất thải rắn đô thị được phân loại tại cấp hộ gia đình, cấp trạm trung chuyển hay bất kỳ cấp nào khác, thì Sở TN-MT sẽ đảm bảo loại chất thải cần thiết nhất cho nhà máy, dù đó là chất thải hưu cơ hay chất thải vô cơ, sẽ được ưu tiên cho nhà máy trước, thay vì giao cho bất cứ các nhà máy xử lý chất thải nào khác...”.

Công nhân đang làm việc tại Bãi rác Đa Phước. Ảnh: H.H
Công nhân đang làm việc tại Bãi rác Đa Phước. Ảnh: H.H

Theo cam kết trên, từ ngày 1.8.2006, Sở TN-MT thoả thuận sẽ bắt đầu giao hàng ngày các vật liệu có thể tái chế đã thu gom và phân loại tại nguồn trong toàn TPHCM đến nhà máy của VWS. Song, việc làm trên không thể hay nói cách khác là hoang tưởng, khi hàng triệu người dân TPHCM chưa hề có thói quen phân loại rác tại nguồn.

Chính vì vậy mới có lý do “TP không cung cấp được các vật liệu có thể tái chế thu gom được từ chương trình phân loại rác tại nguồn như đã cam kết trong hợp đồng, nên không thể vận hành các nhà máy này hoạt động được”. Đồng nghĩa, suốt 8 năm qua, kế từ khi Bãi rác Đa Phước đi vào hoạt động, thì VWS chỉ chủ yếu là... “đem rác để chôn”. Việc chế biến, hay áp dụng công nghệ làm phân compost, tái chế vật liệu... thì không biết tới bao giờ thực hiện.

Ông Đoàn Nguyên Đức – công dân đứng đơn tố cáo việc gây ô nhiễm môi trường của Bãi rác Đa Phước – cho rằng: “Hợp đồng có nhiều khoản bất lợi cho phía TP. Hợp đồng không ràng buộc phía VWS phải thực hiện các cam kết về nhà máy tái chế, chế biến phân compost, sai phạm phải xử lý thế nào... Trái lại, chỉ đề cập đến quyền lợi của VWS, trong khi phía Sở TN-MT – đại diện cho TP, thì phải chịu trách nhiệm rất nhiều.

Ở đây, chỉ một chữ “nếu” cho thì tương lai thôi, VWS đã hoàn toàn không cần phải chế biến tấn phân compost nào cả; trái lại, thong dong mang rác đi chôn lấp và nhận tiền”.

CAO HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (TPHCM): Yếu kém đàm phán, thương thảo, dẫn tới nhiều sai phạm

CAO HÙNG |

Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TPHCM (gọi tắt dự án Đa Phước). 

Hà Nội đưa vào vận hành trạm "đóng gói" rác hiện đại nhất

Kh.V |

Hà Nội đã đưa vào thử nghiệm môt số trạm chuyển tải rác, trong đó có trạm chuyển tải rác công suất 300 tấn/ngày đêm tại Lâm Du (Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) có diện tích 45.000m2, cách xa khu dân cư gần 300m.

Việt Nam “hứng đủ” hàng nghìn container phế liệu

KH |

Với hàng nghìn container bị tồn, một số cảng biển Việt Nam có nguy cơ thành “bãi rác phế liệu” của thế giới sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu 24 mặt hàng phế thải.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (TPHCM): Yếu kém đàm phán, thương thảo, dẫn tới nhiều sai phạm

CAO HÙNG |

Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TPHCM (gọi tắt dự án Đa Phước). 

Hà Nội đưa vào vận hành trạm "đóng gói" rác hiện đại nhất

Kh.V |

Hà Nội đã đưa vào thử nghiệm môt số trạm chuyển tải rác, trong đó có trạm chuyển tải rác công suất 300 tấn/ngày đêm tại Lâm Du (Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) có diện tích 45.000m2, cách xa khu dân cư gần 300m.

Việt Nam “hứng đủ” hàng nghìn container phế liệu

KH |

Với hàng nghìn container bị tồn, một số cảng biển Việt Nam có nguy cơ thành “bãi rác phế liệu” của thế giới sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu 24 mặt hàng phế thải.