Sắp xử phạt không phân loại rác tại nguồn

NHÓM PV |

Đối với việc xử phạt hành vi không phân loại rác thải tại nguồn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga và nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội chọn giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Sáng 30.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao như sau:

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu ý kiến, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị, chọn chuyên đề 1 để giám sát tối cao trong thời gian hiện tại. Bởi lẽ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí nói riêng đã được nhiều đại biểu đề cập tới. Trên thực tế, việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đang có nhiều khó khăn. Nhất là sắp tới, từ 1.1.2025 là thời hạn bắt buộc phải triển khai phân loại rác thải tại nguồn theo quy định.

Theo đại biểu, thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi không phân loại rác thải bắt đầu từ ngày 1.1.2025. Tuy nhiên, hiện tại nhiều người dân, các chủ nguồn thải vẫn chưa hiểu rõ phải phân loại rác thải ra sao, tập kết rác đã được phân loại thế nào.

Không những vậy, ngay cả các địa phương cũng chưa thực sự sẵn sàng cho công tác chuẩn bị, nhiều vấn đề nan giải đặt ra.

Do đó, đại biểu cho rằng, thực trạng này rất cần được giám sát để làm rõ những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Nếu đưa chuyên đề này vào nội dung giám sát tối cao năm 2025 là đúng thời điểm và trúng vấn đề nóng.

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cũng đề nghị, Quốc hội lựa chọn chuyên đề 1 để giám sát tối cao. Chuyên đề còn lại nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Phạm Đông

Cùng quan điểm, đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) cho biết, năm 2020, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ năm 2022. Trong đó có những nội dung vẫn đang được triển khai để áp dụng được chậm nhất là vào ngày 31.12.2024 như việc phân loại, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình và cá nhân...

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng việc Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành vào thời điểm này sẽ thể hiện sự đồng hành với Chính phủ trong việc tổ chức thực thi pháp luật nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của mỗi người dân để bảo vệ môi trường.

Theo tìm hiểu của Lao Động, việc xử phạt về không phân loại rác tại nguồn sẽ được triển khai từ ngày 1.1.2025 khi quy định về phân loại rác tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực.

Nghị định 45 năm 2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải và không sử dụng bao bì chứa rác thải theo quy định bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Trình Quốc hội giám sát tối cao về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

NHÓM PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao, trong đó có việc sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thảo luận dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay (30.5), đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Kỳ họp thứ 7 xem xét, quyết định 42 nội dung về công tác lập pháp, giám sát

Thu Giang |

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp thứ 7 sẽ xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn với 42 nội dung về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trung tướng Tô Ân Xô tạm dừng là người phát ngôn Bộ Công an

PHẠM ĐÔNG |

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, do yêu cầu nhiệm vụ mới, trước mắt Trung tướng Tô Ân Xô sẽ tạm dừng nhiệm vụ là Người phát ngôn Bộ Công an.

Tin 20h: Giá vàng biến động, cửa hàng báo hết, khách đến mua phải ra về

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 1.6: Bị người yêu bỏ, nam thanh niên mắc trầm cảm; “Khát” sân chơi ngày hè, bố đèo 2 con nhỏ vượt gần 10km tìm chỗ chơi; Giá vàng biến động, cửa hàng báo hết, khách đến mua phải ra về;...

Khẩn trương chuẩn bị lễ khai mạc Festival Huế 2024 ở cung điện triệu USD

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Sân khấu, khán đài đang được hàng chục công nhân dựng lên phía trước điện Kiến Trung để chuẩn bị cho đêm trình diễn nghệ thuật âm thanh ánh sáng “có một không hai” tại Festival Huế 2024.

Nữ y tá Pháp duy nhất tại Điện Biên Phủ qua đời ở tuổi 99

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bà Geneviève de Galard - nữ y tá duy nhất của quân đội Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954 - người được mệnh danh là "thiên thần Điện Biên Phủ" vừa qua đời ở tuổi 99.

Cuộc sống hiện tại và động thái mới của NSƯT Hoài Linh sau ở ẩn

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ Hoài Linh đánh tiếng trở lại với phim ảnh cũng như lần đầu chia sẻ về những tin đồn thất thiệt thời gian qua.

Trình Quốc hội giám sát tối cao về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

NHÓM PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao, trong đó có việc sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thảo luận dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay (30.5), đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Kỳ họp thứ 7 xem xét, quyết định 42 nội dung về công tác lập pháp, giám sát

Thu Giang |

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp thứ 7 sẽ xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn với 42 nội dung về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.