Khu dân cư có phiên chợ dùng rác để đổi rau, củ, quả

Văn Trực |

Chỉ với các loại rác như vỏ lon bia, giấy, rác chai nhựa..., người dân tại phường An Khê (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã có thể đổi rau, củ, quả... về nấu ăn mà không cần phải ra chợ, mua bằng tiền.

Sáng ngày cuối tuần, cô Nguyễn Thị Lành (trú phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) hồ hởi xách hơn chục vỏ lon bia ra khu vực Nhà văn hóa cộng đồng Đông Xuân (phường An Khê, quận Thanh Khê) để đổi thực phẩm sạch.

Với số lượng vỏ lon trên, cô Lành có thể đổi rau, củ, quả… về nấu ăn thay vì phải đi mua thực phẩm ở chợ.

“Trước đây vỏ lon để lăn lóc chờ đem vứt. Từ hồi biết có chỗ đổi pin, vỏ lon… lấy thực phẩm này thì tôi dành chờ tới dịp để mang ra đổi về nấu ăn rồi bỏ tủ lạnh để dành”, cô Lành cho biết.

Nơi đổi vỏ lon bia cho cô Lành chính là phiên chợ đổi rác lấy thực phẩm sạch do Đoàn phường An Khê (quận Thanh Khê) tổ chức mỗi quý/lần. Mô hình đã được triển khai từ năm 2023 cho đến bây giờ.

Để chuẩn bị cho phiên chợ, từ 5h sáng, các tình nguyện viên Đoàn phường An Khê đã ra khu vực chợ đầu mối Hòa Cường lấy rau, củ quả sạch. Số thực phẩm này do các tiểu thương và mạnh thường quân tại chợ đầu mối ủng hộ.

Rau, củ, quả tại phiên chợ được lấy từ chợ đầu mối Hòa Cường. Ảnh: Văn Trực
Rau, củ, quả tại phiên chợ được lấy từ chợ đầu mối Hòa Cường. Ảnh: Văn Trực

Tay xách nách mang, các tình nguyện viên nhanh chóng kê những chiếc bàn dài trước khu vực nhà văn hóa. Từng trái bầu, bí, bó rau xanh mướt hay tới trái cà chua đỏ au đều được các tình nguyện viên phân chia, sắp xếp ngay ngắn trên bàn chờ người tới trao đổi.

Điều đặc biệt của phiên chợ là thay vì thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hay mã QR, người mua chỉ cần mang các loại rác thải nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt, cục pin… để trao đổi hàng hóa.

Bảng giá đổi rác lấy thực phẩm sạch được ghi rõ trên tấm bìa giấy carton cũ treo trước các gian hàng. Chỉ sau vài phút mở chợ, người dân sống quanh khu vực phường An Khê nhiệt tình xách bao to, túi nhỏ đựng đầy lon bia, giấy vụn… để đi chợ.

Một nhóm tình nguyện viên nhanh tay hướng dẫn bà con đếm lon, cân giấy vụn, nhựa để quy đổi qua số lượng rau, củ, quả. Nhóm khác lại hỗ trợ người dân lựa thực phẩm để cho vào túi xách, giấy gói, túi sinh học… mang về.

Rác được thu gom sau phiên chợ. Ảnh: Văn Trực
Lượng rác được thu gom sau phiên chợ. Ảnh: Văn Trực

Theo chị Phạm Xuân Hiền – Bí thư Chi đoàn 1 Đông Xuân thuộc phường An Khê, mô hình được thực hiện với mục đích giảm thiểu rác thải nhựa, tập thói quen sống xanh cho người dân quanh khu vực.

“Rau, củ, quả do các mạnh thường quân và tiểu thương ở chợ đầu mối Hòa Cường tài trợ. Rác sau khi được trao đổi, thu gom sẽ đem bán tái chế để lấy tiền tạo quỹ trao cho những người khó khăn.

Đợt tổ chức tiếp theo, số tiền trong quỹ sẽ dành trao cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp sắp vào năm học mới”, chị Hiền cho biết.

Kết thúc phiên chợ, có hơn 1.400 vỏ lon, 1240 chai nhựa, 45kg giấy và 98 viên pin đã qua sử dụng được thu gom. Số vỏ lon, chai nhựa, giấy sẽ được bán để gây quỹ, pin sẽ chuyển tới các điểm thu gom pin tập trung để tái chế.

Anh Phan Trần Hải Giang - Bí thư Đoàn phường An Khê cho biết mô hình "Đổi rác nhựa lấy thực phẩm sạch" dù mới triển khai nhưng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người dân.

“Trước đây, Đoàn phường cũng tổ chức hiệu quả nhiều phiên chợ đổi rác lấy quà. Qua những lần tổ chức, lấy ý kiến người dân nên sáng kiến phiên chợ đổi rác lấy thực phẩm ra đời và được người dân nhiệt tình hưởng ứng”, anh Giang cho biết.

Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Đóng tiền rác qua app: Lợi ích nhiều bên

Minh Tâm |

Bắt đầu từ tháng 7.2024, quận Bình Tân (TPHCM) chính thức thí điểm đề án đóng tiền thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt bằng hình thức trực tuyến thông qua app (ứng dụng). Việc chuyển đổi này khiến người dân khá hài lòng dù vẫn còn một số bất cập.

Con công nhân lao động đổi rác thải nhựa lấy cây xanh về trồng

ĐÌNH TRỌNG |

Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh về trồng là một hoạt động ý nghĩa của công đoàn cơ sở 1 doanh nghiệp tại Bình Dương. Hoạt động nhằm giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường.

Đổi rác lấy quà, lan tỏa thông điệp phân loại, tái chế rác thải

THÙY TRANG |

Từ những vỏ lon bia, sách vở không dùng nữa cho đến những hộp sữa, ống hút…, người dân Đà Nẵng nay có thể phân loại để đổi lấy những quà tặng. Hoạt động góp phần lan tỏa thông điệp phân loại rác tại nguồn, tái chế, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Địa chỉ tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhanh nhất

Vân Trang |

Báo Lao Động giới thiệu trang tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhanh chóng, chính xác nhất.

Rộ thuyết âm mưu vụ ám sát ông Trump là dàn dựng

Song Minh |

Ngay sau vụ ám sát hụt ông Donald Trump đã xuất hiện nhiều thuyết âm mưu cho rằng vụ việc là "dàn dựng".

Doanh nghiệp trần tình sau khi thắng kiện UBND tỉnh Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Liên quan đến vụ UBND tỉnh Bạc Liêu thua kiện doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp cho rằng chẳng vui gì khi kiện UBND tỉnh, cho dù đã thắng kiện.

Tòa tháp Vicem nghìn tỉ bỏ hoang trước lúc hồi sinh

CAO NGUYÊN |

Hà Nội - Sau 9 năm bỏ hoang, tòa tháp Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem sẽ được hồi sinh.

Cháy căn hộ chung cư ở Vũng Tàu, nghi do nổ bình gas

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngọn lửa nhanh chóng bùng phát tạo khói đen phả ra ngoài và lan qua các căn hộ gần đó. Nguyên nhân vụ cháy có thể là do nổ bình gas.

Đóng tiền rác qua app: Lợi ích nhiều bên

Minh Tâm |

Bắt đầu từ tháng 7.2024, quận Bình Tân (TPHCM) chính thức thí điểm đề án đóng tiền thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt bằng hình thức trực tuyến thông qua app (ứng dụng). Việc chuyển đổi này khiến người dân khá hài lòng dù vẫn còn một số bất cập.

Con công nhân lao động đổi rác thải nhựa lấy cây xanh về trồng

ĐÌNH TRỌNG |

Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh về trồng là một hoạt động ý nghĩa của công đoàn cơ sở 1 doanh nghiệp tại Bình Dương. Hoạt động nhằm giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường.

Đổi rác lấy quà, lan tỏa thông điệp phân loại, tái chế rác thải

THÙY TRANG |

Từ những vỏ lon bia, sách vở không dùng nữa cho đến những hộp sữa, ống hút…, người dân Đà Nẵng nay có thể phân loại để đổi lấy những quà tặng. Hoạt động góp phần lan tỏa thông điệp phân loại rác tại nguồn, tái chế, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.