Dự án xử lý rác chậm tiến độ khiến nước thải lênh láng, đồng ruộng bỏ hoang

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Việc triển khai dự án của Công ty TNHH Môi trường Sông Công chậm tiến độ hơn 2 năm qua ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý rác thải sinh hoạt cũng như môi trường, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Phát hiện có đường ống xả thải

Báo Lao Động có bài phản ánh "Đồng ruộng lênh láng nước thải bãi rác, nông dân bất lực nhìn đất bỏ hoang" ngày 29.2 về tình trạng nhiều diện tích đồng ruộng của người dân tại xã Bá Xuyên (TP Sông Công) phải bỏ hoang, không thể canh tác do nước thải từ quá trình xử lý rác chảy ra.

Ngày 16.3, trao đổi với PV, ông Đỗ Trọng Lư - Chủ tịch UBND xã Bá Xuyên cho biết, sau khi báo chí phản ánh thì các cơ quan chức năng của TP Sông Công đã đến trực tiếp kiểm tra hiện trường khu vực xả thải và đồng ruộng của người dân.

"Sau khi yêu cầu Công ty TNHH Môi trường Sông Công đắp cửa cống phía trong lại, hiện tại không còn thấy nước thải chảy ra khu vực đồng ruộng của người dân. Tuy nhiên khu chôn lấp rác thải sinh hoạt đang quá tải.

Mục tiêu ban đầu khi cho phép Công ty TNHH Môi trường Sông Công về đây là họ phải thực hiện đầu tư cả dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt. Đến nay, họ mới chỉ đang xử lý rác thải rắn, rác thải công nghiệp", ông Lư cho hay.

Trước đó, sau phản ánh của Báo Lao Động, ngày 6.3, UBND TP Sông Công đã vào cuộc kiểm tra trực tiếp tại khu vực đồng ruộng người dân phản ánh và có báo cáo về sự việc này.

Nước thải từ Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công theo đường ống chảy ra đồng ruộng của người dân.

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện nước thải chảy ra khu ruộng của nhân dân xuất phát từ rãnh thoát nước bằng cống tròn bê tông D600 do Công ty TNHH Môi trường Sông Công (chủ dự án Khu Liên hợp xử lý rác thải Sông Công) lắp đặt và đấu nối trực tiếp vào ao do đơn vị này đang sử dụng.

Trong quá trình kiểm tra, Công ty TNHH Môi trường Sông Công đã cho máy xúc lấp miệng cống tại vị trí điểm đầu của ao, sau 15 phút, tại điểm cuối (khu vực cửa xả) như phản ánh đã không còn nước thải chảy ra khu ruộng của người dân.

Dự án xử lý rác sinh hoạt chậm tiến độ

Hiện nay, việc xử lý rác sinh hoạt của thành phố thời gian qua đang áp dụng biện pháp chôn lấp thông thường. Trung bình mỗi ngày có gần 50 tấn rác thải sinh hoạt của TP Sông Công được chuyển về khu chôn lấp này.

Để đảm bảo môi trường, TP Sông Công đã bổ sung Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác thuộc khu chôn lấp. Tuy nhiên, dự án này đã dừng lại từ nhiều năm nay.

Nguyên nhân, từ năm 2017, khu chôn lấp rác thải sinh hoạt được đưa vào quy hoạch cho Công ty TNHH Môi trường Sông Công để thực hiện dự án Khu Liên hợp xử lý rác thải. Vị trí bãi rác chôn lấp sẽ là đất trồng cây xanh. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án của Công ty TNHH Môi trường Sông Công còn chậm.

Nước thải từ Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công theo đường cống chảy ra đồng ruộng của người dân. Ảnh: Việt Bắc.
Đồng ruộng của người dân xã Bá Xuyên không thể canh tác vì chìm trong rác và nước thải từ khu xử lý rác.. Ảnh: Việt Bắc.

Báo cáo số 575 ngày 7.3 của UBND TP Sông Công nêu rõ: "Đến nay, sau 4 lần điều chỉnh chủ trương và 3 lần điều chỉnh tiến độ, Công ty TNHH Môi trường Sông Công vẫn chưa triển khai lắp đặt dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện đã chậm tiến độ 2 năm".

Việc này ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương. Trong khi bãi chôn lấp rác thải của thành phố đã quá tải, lãng phí quỹ đất và ảnh hưởng đến môi trường.

UBND TP Sông Công đề nghị Công ty TNHH Môi trường Sông Công đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thiện và đưa dây chuyền đốt rác thải sinh hoạt vào hoạt động, giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu chôn lấp.

Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Môi trường Sông Công kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm đối với chất lượng nguồn nước thải khi thực hiện xả thải theo đường ống ra môi trường tại phần diện tích đất đồng ruộng của các hộ dân đang quản lý như Báo Lao Động đã phản ánh để tránh phát sinh ý kiến của nhân dân.

Trước đó, cuối năm 2022, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động đốt, xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công do Công ty TNHH Môi trường Sông Công làm chủ đầu tư.

Theo đó, người dân địa phương liên tục kiến nghị, phản ánh về tình trạng khói bụi bay ra ngoài không khí và phát tán vào nhà dân từ Khu xử lý rác này.

Sau phản ánh, UBND TP Sông Công vào cuộc kiểm tra, có văn bản phúc đáp gửi Báo Lao Động và khẳng định sẽ giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường tại Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy xử lý rác thải nghìn tỉ tại Kon Tum đứng trước nguy cơ bị thu hồi

Lê Nguyên |

UBND tỉnh Kon Tum vừa xem xét thủ tục và quá trình đầu tư của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. Ngoài việc Nhà máy triển khai chậm tiến độ, còn xuất hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong xây dựng.

Đồng ruộng lênh láng nước thải bãi rác, nông dân bất lực nhìn đất bỏ hoang

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Nước thải từ khu chôn lấp rác thải sinh hoạt của TP Sông Công theo đường ống chảy thẳng ra đồng ruộng dẫn tới hệ quả hàng nghìn m2 vốn là đất trồng lúa màu mỡ nay không thể trồng cây.

Giám sát việc bảo vệ môi trường tại TP Sông Công sau phản ánh của Lao Động

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - UBND TP Sông Công sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công cũng như đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng khu tái định cư xã Tân Quang sau phản ánh của Báo Lao Động.

Khi nào vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP Sông Công mới chấm dứt?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Trong khi những dự án đốt rác sinh hoạt hiện đại chưa thể đi vào hoạt động, người dân sống gần khu xử lý rác thải Sông Công vẫn đang phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.

Vĩnh Phúc có tân Bí thư Tỉnh ủy

Nhóm PV |

Bộ Chính trị quyết định điều động ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.

Kỷ luật hiệu trưởng vụ học sinh lớp 9 nhưng chỉ có học bạ lớp 6 ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Liên quan đến vụ việc nam sinh học xong lớp 9 tại Trường THCS Lạc Long Quân (TP Buôn Ma Thuột) nhưng hồ sơ học tập chỉ có học bạ lớp 6, hiệu trưởng nhà trường đã bị kỷ luật.

3 nữ sinh bị nước cuốn sau khi thủy điện xả nước ở Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 18.3, lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể 2 nữ sinh đuối nước mất tích khi chơi ở khu vực cửa xả Nhà máy thủy điện Cần Đơn (thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp) bị nước cuốn trôi vào chiều ngày 17.3. Hiện vẫn đang tìm kiếm 1 nữ sinh khác.

Vào cuộc xác minh vụ phó Chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân

QUÁCH DU - QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Trong quá trình kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) bị tố cáo có hành vi dọa bắn người dân. Hiện vụ việc đang được UBND huyện Tân Kỳ vào cuộc xác minh, làm rõ.

Nhà máy xử lý rác thải nghìn tỉ tại Kon Tum đứng trước nguy cơ bị thu hồi

Lê Nguyên |

UBND tỉnh Kon Tum vừa xem xét thủ tục và quá trình đầu tư của Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. Ngoài việc Nhà máy triển khai chậm tiến độ, còn xuất hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong xây dựng.

Đồng ruộng lênh láng nước thải bãi rác, nông dân bất lực nhìn đất bỏ hoang

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Nước thải từ khu chôn lấp rác thải sinh hoạt của TP Sông Công theo đường ống chảy thẳng ra đồng ruộng dẫn tới hệ quả hàng nghìn m2 vốn là đất trồng lúa màu mỡ nay không thể trồng cây.

Giám sát việc bảo vệ môi trường tại TP Sông Công sau phản ánh của Lao Động

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - UBND TP Sông Công sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại Khu liên hợp xử lý rác thải Sông Công cũng như đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng khu tái định cư xã Tân Quang sau phản ánh của Báo Lao Động.

Khi nào vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP Sông Công mới chấm dứt?

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Trong khi những dự án đốt rác sinh hoạt hiện đại chưa thể đi vào hoạt động, người dân sống gần khu xử lý rác thải Sông Công vẫn đang phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.