Xử lý “cục máu đông” nợ xấu, lãi suất cho vay có giảm?

Anh Thư |

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ đem lại làn gió mới trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng đang khấp khởi vui mừng và các doanh nghiệp cũng tràn trề hy vọng lãi suất sẽ giảm.

Nhiều “phép màu” để xử lý nợ xấu

Với những điểm mới tích cực trong Nghị Quyết xử lý nợ xấu như hàng loạt cơ chế hợp với mong đợi của các ngân hàng được Nghị quyết đưa ra, như trao cho tổ chức tín dụng quyền thu giữ tài sản đảm bảo; áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo; cho phép tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh, mua bán nợ được mua nợ xấu …

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu theo giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.

Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này cũng quy định rằng tổ chức mua bán nợ xấu được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ; cho phép phân bổ lãi dự thu trong vòng 10 năm…

Đặc biệt, Nghị quyết quy định: cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, mà không yêu cầu văn bản xác nhận bên bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan đến chuyển nhượng tài sản đảm bảo. Quy định này đã gỡ được vướng mắc lớn nhất lâu nay trong xử lý tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Cũng khác với dự thảo và đề xuất theo đó VAMC có quyền lựa chọn tổ chức định giá độc lập, nghị quyết quy định tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu (kể cả VAMC) phải thống nhất với tổ chức tín dụng trong việc lựa chọn tổ chức định giá độc lập. Điều này sẽ tránh được rủi ro là VAMC vì muốn được việc cho mình nên lựa chọn một tổ chức định giá độc lập nào đó mà có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.

Với những điểm tích cực của Nghị quyết xử lý nợ xấu như trên thì hy vọng những khoản nợ xấu sẽ được xử lý trong thời gian tới. Và nếu Nghị quyết được triển khai rốt ráo, nguồn vốn khổng lồ này có cơ hội được giải phóng, giúp ngân hàng giảm giá vốn, giảm gánh nặng trích lập dự phòng, tăng tín dụng, tăng lợi nhuận, củng cố sức khỏe tài chính…

Với những điểm trên thì các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng có nợ xấu lớn, có lãi dự thu cao hoặc có tài sản đảm bảo với giá trị lớn sẽ là những tổ chức đươc hưởng lợi nhất.

Với thời gian thực hiện là 5 năm kể từ ngày 15.8.2017, Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, vừa được Quốc hội bấm nút thông qua được nhìn nhận sẽ là gói giải pháp chính sách mở đường trong việc làm tan dần “cục máu đông” nợ xấu, qua đó cải thiện “sức khỏe” và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất sẽ giảm?

Một số ý kiến cho rằng, Nghị quyết lần này có thể giúp giảm lãi suất cho vay và giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Theo tính toán của một số chuyên gia, lãi suất có thể giảm ít nhất 1% nếu nợ xấu được xử lý. Các tài sản nợ xấu sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Thậm chí, không loại trừ làn sóng thanh lý tài sản thế chấp của ngân hàng sẽ xuất hiện, giúp thị trường bất động sản và thị trường nợ sôi động.

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, nợ xấu tồn đọng trong nhiều năm qua - đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến có nhiều dự án bất động sản “trùm mền”, dở dang, riêng TPHCM đã có khoảng 500 dự án ngừng triển khai. Nghị quyết xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ giúp khai thông và làm sống lại những dự án này, từ đó giảm sự lãng phí trong đầu tư.

Còn với Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc giám sát, thúc đẩy tổ chức tín dụng xử lý nhanh nợ xấu, cũng phải hướng ngành ngân hàng giảm lãi suất để chia sẻ với doanh nghiệp, tích cực xử lý các cá nhân sai phạm, tăng niềm tin cho toàn xã hội.

Liên quan tới câu hỏi của một số đại biểu Quốc hội là Nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ có tác động thế nào tới lãi suất, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: Việc xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm chi phí tài chính của các tổ chức tín dụng.

"Qua đó tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp cận vốn của Ngân hàng của doanh nghiệp và của nền kinh tế, cũng như qua đó đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền", ông Hưng nói.

Một doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM mong rằng khi nợ xấu được giải quyết, lãi suất cho vay sẽ giảm do khoảng 10% dư nợ tín dụng đang nằm trong các khoản nợ xấu khiến NH phải tốn chi phí để trích lập dự phòng và tốn chi phí xử lý. Nay khơi thông được nợ xấu sẽ giúp dòng vốn không bị ứ đọng, từ đó kéo giảm chi phí vốn và giúp giảm lãi suất cho vay…

Chia sẻ với báo chí mới đây TS. Luật sư Bùi Quang Tín (ĐH Ngân hàng TPHCM) cho rằng: Việc Nghị quyết xử lý nợ xấu được thông qua, sẽ tạo thuận lợi cho các ngân hàng khi giải quyết nợ xấu, đặc biệt liên quan tới vấn đề tài sản bảo đảm, nhất là hơn 80% tài sản bảo đảm là bất động sản. Các cơ chế, quy định đưa ra trong Nghị quyết chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều cho vấn đề giải quyết nợ xấu, giúp cho cả ngân hàng và doanh nghiệp có được những bước phát triển bền vững hơn. Nhưng cũng nên thẳng thắn nhìn nhận, không nên coi đây là “liều thuốc tiên” để giảm lãi suất, mà đây là yếu tố hỗ trợ cho cơ hội giảm lãi suất. 

 

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Cổ phiếu ngân hàng “ỉu xìu” sau khi Nghị quyết xử lý nợ xấu thông qua

H.M |

Trái với kỳ vọng thông tin Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc thông qua không làm nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực.

Cổ phiếu ngân hàng “ỉu xìu” sau khi Nghị quyết xử lý nợ xấu thông qua

H.M |

Trái với kỳ vọng thông tin Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc thông qua không làm nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực.

Ngân hàng “thở phào” khi Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu

Lan Hương |

Sáng 21.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Lao Động chiều 21.6, TS LS Bùi Quang Tín cho biết, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu...

Ngân hàng “thở phào” khi Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu

Lan Hương |

Sáng 21.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Lao Động chiều 21.6, TS LS Bùi Quang Tín cho biết, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu...

Cảnh báo những nguy cơ ngộ độc rượu sau những cuộc vui ngày Tết

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Tết là thời điểm mà những bữa cơm sum họp thường được các gia đình sử dụng bia rượu khá phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ ngộ độc rượu, bia tăng cao trong những ngày này. Để an toàn, hạn chế được rủi ro ngộ độc bia rượu, BS CKI Tăng Tuấn Phong - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã có những chia sẻ cách phòng, tránh và giảm tử vong nếu không may bị ngộ độc bia, rượu.

Đầu năm chiêm ngưỡng dàn siêu môtô tí hon, độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Tô Thế |

Nguyễn Long - chàng trai không chỉ được biết đến với công việc làm tóc mà còn nổi danh trong giới chơi xe bởi biệt tài tự chế tác những mô hình môtô handmade giống y thật, rất tinh xảo từ phế liệu, rác thải điện tử. Long cũng chính là người đầu tiên ở Việt Nam đã chế tạo mô hình siêu xe môtô Ducati thủ công có thể chuyển động được. Nhiều mô hình của Long được giới chơi xe yêu thích, thậm chí là mê mẩn.

Giải cứu mèo rừng

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Tại Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam nằm trong Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), nhiều chú mèo rừng đã được cứu sống và chăm sóc, chữa trị, phục hồi tập tính và tái thả về rừng. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những chú mèo rừng sẽ không bao giờ được trở về nhà, bởi những chấn thương về cả thể chất lẫn tinh thần nặng nề mà chúng đã phải trải qua do hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép từ con người.

Lý do Lego chọn Việt Nam để xây nhà máy trung hòa carbon đầu tiên

Khánh Minh |

Lego, nhà sản xuất đồ chơi số 1 thế giới tính theo doanh thu, đã động thổ xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của công ty ở Châu Á, đặt tại Việt Nam.

Cổ phiếu ngân hàng “ỉu xìu” sau khi Nghị quyết xử lý nợ xấu thông qua

H.M |

Trái với kỳ vọng thông tin Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc thông qua không làm nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực.

Cổ phiếu ngân hàng “ỉu xìu” sau khi Nghị quyết xử lý nợ xấu thông qua

H.M |

Trái với kỳ vọng thông tin Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc thông qua không làm nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực.

Ngân hàng “thở phào” khi Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu

Lan Hương |

Sáng 21.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Lao Động chiều 21.6, TS LS Bùi Quang Tín cho biết, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu...

Ngân hàng “thở phào” khi Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu

Lan Hương |

Sáng 21.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Lao Động chiều 21.6, TS LS Bùi Quang Tín cho biết, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu...