Ngân hàng “thở phào” khi Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu

Lan Hương |

Sáng 21.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng với ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Lao Động chiều 21.6, TS LS Bùi Quang Tín cho biết, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu...

Tin vui ngành ngân hàng

Cụ thể, 86,35% số đại biểu có mặt tán thành. Tỷ lệ không tán thành nghị quyết này cũng khá cao, tới hơn 6% tương đương với 31 đại biểu. Có 12 đại biểu không biểu quyết. Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15.8.2017.

Trao đổi với PV báo Lao Động chiều ngày 21.6, TS. LS Bùi Quang Tín - Trường ĐH Ngân hàng TPHCM - cho rằng điểm sáng nhất trong Nghị quyết lần này nằm ở quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại Tòa án.

Điểm sáng thứ hai là việc Nghị quyết quy định rõ “Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự khi TCTD, ngân hàng nước ngoài… xử lý nợ xấu thực hiện quyền thu giữ TSĐB của khoản nợ xấu”, Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo. Lần đầu tiên việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng và công an tại nơi thu giữ TSĐB được quy định rõ trong Nghị quyết mà Quốc hội thông qua, văn bản có tính pháp lý cao hơn.

Trước câu hỏi, liệu đây có phải tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản hay không? Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng đây là tín hiệu tốt vì dưới góc độ tạo ra sản phẩm nhiều hơn và qua đó giảm bớt nguồn cung dư thừa. Những hình ảnh các tòa nhà đắp chiếu sẽ giảm đi, sự lãng phí của toàn xã hội sẽ được giải phóng.

Về phía các ngân hàng, đây rõ ràng là thông tin vui, theo ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank: “Nợ xấu được ví như cục máu đông, khi cục máu đông chưa tan sẽ gây tắc nghẽn trong kinh tế. Nợ xấu lớn sẽ tạo nên nguồn vốn đọng không sinh lời. Vì dòng vốn không đưa vào lưu thông ra thị trường, điều này có thể khiến sự tiếp cận vốn của DN khó khăn. Thêm vào đó, khi nợ xấu đang đè nặng thì các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Nguồn trích lập dự phòng chính là chi phí về huy động, lãi suất cho vay, điều này khiến cho lãi suất cho vay của các doanh nghiệp khó có thể giảm được. Và yếu tố cuối cùng, nợ xấu sẽ làm gián tiếp ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước khi các ngân hàng bị giảm lợi nhuận”.

Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT VietinBank - cho biết “Chúng tôi rất hồi hộp mong chờ cơ chế chính sách để hỗ trợ NH trong xử lý nợ xấu. Nếu nợ xấu xử lý nhanh, khoảng 10% dư nợ sẽ được cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra GDP. Chính phủ liên tục chỉ đạo giảm lãi suất, nhưng hiện tại các ngân hàng đã khai thác hết yếu tố có thể rồi, nếu xử lý nguồn nợ động này thì mới hi vọng có thêm nguồn lực giảm lãi suất. Nợ xấu nếu không thu hồi được sẽ làm chi phí ngân hàng tăng lên, lãi suất đầu ra cũng bị ảnh hưởng”.

“Nghị quyết chưa phải liều thuốc thần tiên”

Mặc dù được đánh giá là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên tiến tới ban hành Luật xử lý nợ xấu. Theo TS LS Bùi Quang Tín, Nghị quyết được Quốc hội thông qua lần này mới chỉ mang tính tạm thời trong ngắn hạn chứ chưa phải “liều thuốc thần tiên” xử lý nợ xấu trong thời điểm chưa kịp ban hành Luật xử lý nợ xấu. Nghị quyết chưa xử lý dứt điểm nhiều vướng mắc, đặc biệt là quá trình triển khai, thực tiễn pháp luật. TS. LS Bùi Quang Tín đánh giá đây là một bước cải tiến lớn, tuy nhiên ông cũng cho rằng việc thực thi bản án đó ra sao vẫn còn là dấu hỏi lớn, thậm chí các ngân hàng sẽ mất vài năm vẫn chưa xử lý xong nợ xấu.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Đức Hưởng - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank - cho biết: “Tôi nghĩ cần có Luật xử lý nợ xấu. Nếu không đưa vào luật, vài ba năm nữa, Quốc hội lại phải ban hành Nghị quyết khác để xử lý nợ xấu trong thời điểm tới”.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Thống đốc quyết đối đầu với nợ xấu

Hoàng Đông |

Ngày 7.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có những thông điệp mạnh mẽ thể hiện quyết tâm đẩy “cục máu đông”, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.

“Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”

LÊ PHƯƠNG |

Báo cáo tại nghị trường ngày 7.6, với tổng số nợ xấu gần 600.000 tỉ đồng, tương đương 10,08% tổng dư nợ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa nhận, “con số như vậy là xấu” - cho thấy “bức tranh” nợ xấu hiện vẫn đối diện nhiều thách thức. Nợ xấu vẫn gia tăng nhanh, đe dọa ảnh hưởng đến nền kinh tế xong ông Hưng cũng đưa ra quan điểm là sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Lê Phương |

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Thống đốc quyết đối đầu với nợ xấu

Hoàng Đông |

Ngày 7.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có những thông điệp mạnh mẽ thể hiện quyết tâm đẩy “cục máu đông”, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.

“Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”

LÊ PHƯƠNG |

Báo cáo tại nghị trường ngày 7.6, với tổng số nợ xấu gần 600.000 tỉ đồng, tương đương 10,08% tổng dư nợ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa nhận, “con số như vậy là xấu” - cho thấy “bức tranh” nợ xấu hiện vẫn đối diện nhiều thách thức. Nợ xấu vẫn gia tăng nhanh, đe dọa ảnh hưởng đến nền kinh tế xong ông Hưng cũng đưa ra quan điểm là sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Lê Phương |

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.