Ngân hàng thừa tiền nhưng không “ham” cho vay

Vi An |

Trong khi tiền dường như đang ứ đọng trong các ngân hàng, thay vì tích cực tìm kiếm nguồn để cho vay thì các ngân hàng lại “đổ xô” vào thị trường trái phiếu chính phủ.

Theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã giảm sâu xuống mức 0,66%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm nay, cộng với giao dịch trên thị trường mở (OMO) nhiều thời điểm ở mức thấp và không đáng kể, cho thấy nhiều ngân hàng đang cải thiện rõ rệt thanh khoản. Thêm vào đó, NHNN đã mua vào khoảng 8 tỉ USD trong 3 tháng qua để cải thiện dự trữ ngoại hối, đồng nghĩa đã có hơn 150.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường. Việc này giúp thanh khoản các ngân hàng càng trở nên dồi dào hơn.

Ngân hàng đang thừa tiền

Diễn biến hút ròng 4 tuần liên tiếp trên thị trường mở (OMO) của NHNN cùng xu hướng giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thanh khoản của toàn hệ thống. Theo số liệu từ Vụ Tín dụng - NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 8.5 đạt mức 3,69%, cao hơn hẳn so với mức 1,3% của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng 4% vào thời điểm cuối tháng 4, mức tăng trên lại có sự sụt giảm nhẹ. Công ty CP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, đây là một nguyên nhân giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng tăng.

Tiền đang giàu có ở tầm vi mô. Tiền cũng không thiếu ở tầm vĩ mô. NHNN công bố, đến ngày 29.7.2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,45% so với cuối năm ngoái, huy động vốn tăng 9,94% và tín dụng tăng trưởng 8,54%. Mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn cả tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, thì tiền thừa là tất yếu.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay vừa công bố, nếu xét báo cáo tài chính riêng lẻ, tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giảm nhẹ. Theo lãnh đạo của VPBank, chính ngân hàng đã giảm bớt một số khoản vay của các doanh nghiệp (DN) lớn. Thay vào đó, VPBank chuyển hướng mạnh sang phân khúc tín dụng tiêu dùng. Nếu tính riêng mảng này, tín dụng họ vẫn tăng trưởng tới khoảng 20%. Mảng này dĩ nhiên là mức độ rủi ro lớn hơn so với cho vay các DN lớn, nhưng đổi lại biên lợi nhuận cao hơn.

Còn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lợi nhuận nửa đầu năm nay và đang triển vọng cả năm bứt phá rất mạnh so với nhiều năm qua. Góp phần quan trọng trong đó là sự dịch chuyển rõ nét sang phân khúc cho vay thể nhân và khối DN nhỏ và vừa (tăng trưởng tương ứng tới 18,12% và 16,22% nửa đầu năm nay).

Cũng theo một lãnh đạo của một ngân hàng lớn, nếu cứ tập trung cạnh tranh lãi suất cho vay rất thấp vào nhóm DN lớn, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng hạn chế.

Như trên, hiện các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh hơn tín dụng sang tiêu dùng, DN nhỏ và vừa…, đến những nơi thực sự cần vay hơn. Dĩ nhiên mức độ rủi ro sẽ cao hơn, yêu cầu giám sát và quản lý chặt chẽ hơn, nhưng lãi biên thu được tốt hơn, cũng như dòng vốn đi vào tiêu dùng, sản xuất kinh doanh thực tế hơn.

Lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhanh và mạnh như trên, trong khi khối lượng phát hành hầu hết các phiên đều được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết, một phần phản ánh trạng thái thanh khoản dư thừa trong hệ thống.

Liên quan, suốt từ tháng 2.2016 đến nay, đặc biệt từ đầu tháng 7 vừa qua, NHNN nối dài hoạt động mua vào ngoại tệ với lượng lớn, dự tính có thể đã đạt trên dưới 9 tỉ USD. Kết quả này đi cùng với áp lực nguồn tiền lớn đưa ra mua ngoại tệ và nhà điều hành vẫn đang sử dụng tín phiếu như một công cụ cân đối tức thời và ngắn hạn.

 

Ảnh minh họa.

Ngân hàng không “ham” cho vay

Vì nghẽn đầu ra nên nhiều ngân hàng bỏ tiền vào trái phiếu chính phủ hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn. Đó chính là lý do khiến nguồn tiền từ ngân hàng ồ ạt đổ vào trái phiếu chính phủ, giúp Kho bạc Nhà nước huy động thành công hơn 166.000 tỉ đồng từ đầu năm đến nay, hoàn thành 76% kế hoạch của năm.

Theo cập nhật của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, lãi suất tín phiếu do NHNN phát hành liên tục giảm trong tháng 8 này, một phần phản ánh nguồn vốn dư thừa trong hệ thống.

Trong diễn biến trên, phiên đấu thầu ngày 18.8 vừa qua đánh dấu mức lãi suất tín phiếu do NHNN phát hành chính thức giảm về chỉ còn 1%/năm, kỳ hạn 14 ngày, khối lượng 8.000 tỉ đồng được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết.

Trước đó, từ ngày 30.5.2016, trước dấu hiệu thanh khoản hệ thống dư thừa, NHNN đã trở lại phát hành tín phiếu sau khi tạm ngừng suốt 6 tháng. Lãi suất tín phiếu kỳ hạn 14 ngày ban đầu phổ biến ở 1,5%/năm. Nhưng từ tuần thứ hai của tháng 8 này, qua đấu thầu lãi suất, lãi suất tín phiếu liên tục giảm xuống 1,4%, 1,3% và chỉ còn 1%/năm như trên.

Cũng tính đến ngày 18.8, theo số liệu tập hợp của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, số dư tín phiếu NHNN lưu hành đã tăng lên mức 48.000 tỉ đồng.

Trước việc ngân hàng dồi dào thanh khoản, nhiều người kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ giảm nhưng người trong cuộc thì không nghĩ vậy. Thông thường, khi vốn vào nhiều, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất tiết kiệm, đồng thời giảm lãi suất cho vay để vốn không ứ đọng, lợi nhuận được đảm bảo. Tại bốn ngân hàng quốc doanh, nửa quốc doanh và bốn ngân hàng cổ phần cho thấy lãi suất đầu ra từ đầu năm đến nay chỉ giảm tối đa được 0,5%/năm.

Mới đây, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất. Một số ngân hàng đã có động thái tung vốn vào các lĩnh vực được ưu tiên. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất có giảm được hay không còn phụ thuộc 3 yếu tố lớn.

Thứ nhất là lạm phát phải thấp mới kéo được mặt bằng lãi suất. Nhưng lạm phát tháng 5 ở mức 0,54% đang có xu hướng tăng, nhất là viện phí sắp tăng 5% thì điều này càng khó hơn. Một lý do quan trọng nữa là lãi suất huy động còn phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ. Nhưng Chính phủ lại đang cần phát hành càng nhiều trái phiếu để chi tiêu. Điều này càng làm hoạt động ngân hàng dễ dàng hơn, bởi mua vài chục ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn vài năm thì họ yên tâm hơn là suy tính cho vay lẻ vài trăm tỉ đồng vào nền kinh tế. Thứ ba, nợ xấu gia tăng thì ngân hàng phải tăng dự phòng.

Chính những điều này đã và đang tạo ra một nghịch lý trong khi ngân hàng thì dư thừa vốn nhưng lại không “ham” tìm khách hàng cho vay. Còn nhiều DN đang cần nguồn vốn để phát triển và cạnh tranh với các DN Thái và Trung Quốc thì lại khó tiếp cận vốn vay giá rẻ thay vào đó là ở mức 9 - 10% là quá cao, làm sao cạnh tranh được với các đối thủ.

Vi An
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đặc sản gà Đông Tảo biếu Tết ở Việt Nam lên báo nước ngoài

Thanh Hà |

Gà Đông Tảo đặc sản ở Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán đã xuất hiện trong bài báo của hãng tin AFP ngày 17.1.