Kỳ lạ tục kiêng tắm để tưởng nhớ người chết

Phố Nhơn |

Người Ja Rai ở Tây Nguyên có nhiều tập tục thể hiện mối tương thông giữa thế giới người sống và linh hồn người chết rất độc đáo. Một trong số đó là tục kiêng tắm để tưởng nhớ người chết. Mới nghe có vẻ như đơn giản nhưng thực tế đó là một tập tục khắt khe, nếu ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Ở dơ để trọn nghĩa phu thê

Trong dãy bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên nơi nhiều tộc người sinh sống, có rất nhiều tập tục kỳ lạ của đồng bào dân tộc đã tồn tại từ lâu đời. Men theo những triền rừng núi cheo leo, chúng tôi tìm đến làng Chuết (phường Thắng Lợi, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) để tìm hiểu thêm một tập tục độc đáo, kỳ dị và khó giải thích. Đó là tục kiêng tắm để tưởng nhớ người chết của người Ja Rai. Điều kỳ lạ là tập tục này đã tồn tại một thời gian dài, nhưng khi hỏi đến thì ít người trong làng dám chia sẻ, bởi theo họ đó là lệ làng. Thuyết phục mãi, vài người trong làng mới hé lộ phần nào về tập tục của đồng bào mình.

Theo già làng A’Ka (SN 1959), để bày tỏ niềm thương tiếc với người quá cố, đặc biệt là người bạn đời, đồng bào Ja Rai ở đây phải kiêng tắm một thời gian. Đó có lẽ là cách thể hiện tình cảm “khó đụng hàng” của đồng bào Ja Rai so với các dân tộc khác trong việc bày tỏ nỗi đau mất vợ hoặc chồng. Già làng A’Ka cho biết: “Người Ja Rai luôn sống trọn tình, trọn nghĩa với người đã chết. Người sống phải lo từng bữa cơm, nước uống cho người đã khuất cả năm trời. Bởi theo quan niệm của người Ja Rai, khi chưa làm lễ bỏ mả (từ 1 - 3 năm, tùy theo điều kiện của từng gia đình) thì phần hồn của con ma vẫn còn sống trên dương gian. Đặc biệt, họ còn sáng tác ra một án tục để chồng hoặc vợ của người quá cố phải thực thi”.

Sau khi làm ma chay cho người bạn đời đã khuất, trong thời gian chờ đến ngày bỏ mả, người còn lại sẽ không được tắm gội, không được mặc đồ sạch đẹp, không được cắt tóc, chải đầu, quần áo để như lông con gà mái ấp. Đỉnh điểm của sự kinh dị là người vợ hoặc chồng đang để tang phải tự lấy cật nứa cứa vào cơ thể mình cho chảy máu, như thế thì mới được xem là cùng chịu sự đau đớn với người đã khuất.

Không chỉ phải biến mình thành một người xấu xí, hôi hám, mà người để tang còn phải sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không được nói chuyện nhiều với người khác. Đặc biệt, không được nhìn ngắm, đi chung, ghé thăm nhà hay nói chuyện với người khác giới trong làng. Già làng A’Ka cho biết: “Vợ chồng đang chung sống cùng nhau, nay người vợ hoặc người chồng mất đi thì ai mà không buồn, không nhớ, không thương. Có người còn không thiết gì nữa, kể cả ăn uống. Nếu chồng hoặc vợ của người đã khuất không làm theo tục lệ thì sẽ bị khép vào tội không chịu tang chồng hoặc vợ và sẽ bị dân làng chê cười, xử phạt rất nặng”.

Trong quá trình kiêng tắm, người đang để tang bị người nhà của người quá cố quan sát và theo dõi rất kỹ, nếu thực hiện tốt, có thể được chấm dứt sớm thời hạn “thi hành án” xuống chỉ còn 1 năm. Hết thời gian “thi hành án”, người này sẽ được gia đình người đã khuất tắm rửa, cắt móng tay, móng chân giúp. Già làng A’Ka cho biết: “Nếu người kiêng tắm là rể thì sẽ được em trai, anh trai hoặc bố vợ làm thủ tục tắm rửa. Ngược lại, nếu người để tang là dâu thì sẽ được em gái, chị gái hoặc mẹ chồng làm thủ tục tắm rửa. Sau đó, người này phải mổ trâu, bò, heo, gà… để mọi người ăn uống no say và chính thức được tự do, nghĩa là không còn ràng buộc gì với gia đình vợ hoặc chồng quá cố”. Tuy nhiên, theo già làng A’Ka, sau 1 năm, người còn sống có thể xin phép làm lễ bỏ mả sớm để tìm duyên mới.

Ông K’Pah Reh (SN 1969) cho biết: “Người Ja Rai không sợ chết, vì khi chết sẽ được về với Yàng, đây là điều ai cũng muốn. Người làng chỉ sợ chết xấu mà thôi, nghĩa là không phải cái chết bình thường theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử mà là những cái chết “bất đắc kỳ tử” như tai nạn, đột tử… Cũng vì sợ chết xấu mà người Ja Rai có sự phân biệt trong quá trình chôn cất người chết xấu và chết đẹp”.

Già làng A’Ka đang kể về tập tục kiêng tắm để tưởng nhớ người chết. 

Bị trừng phạt nếu “liếc mắt đưa tình” khi chưa đến lễ bỏ mả

Tuy có phần khắt khe, nhưng những người Ja Rai ở làng Chuết vẫn để cho người chịu tục kiêng tắm có cơ hội được gột rửa lớp bụi bẩn trên người. Nếu người chồng may mắn được chị hoặc em gái người vợ quá cố thương tình thì sẽ được họ tắm gội cho. Còn nếu là phụ nữ thì phải được em hoặc anh trai của người chồng quá cố đem lòng thương yêu.

Đặc biệt, người để tang sẽ được kết thúc “án” kiêng tắm sớm khi tục nối dây diễn ra, tức người chồng lấy em hoặc chị gái người vợ quá cố của mình để bảo toàn tài sản. Ngược lại, người vợ sẽ lấy em hoặc anh trai người chồng quá cố. Tuy nhiên, để làm việc này phải có điều kiện là: Trong thời gian để tang, người “kiêng tắm” phải có đạo đức tốt. Ông K’Pah Reh cho biết: “Bây giờ, suy nghĩ của đồng bào đã tiến bộ hơn trước nên những trường hợp như thế hiếm lắm. Ít người chịu gá nghĩa phu thê với những người có vợ hoặc chồng đã khuất”.

Theo tìm hiểu, người đang để tang luôn bị mọi người trong gia đình, họ hàng và xóm làng quan tâm, để ý xem có vi phạm gì không; nếu vi phạm sẽ bị dân làng phạt heo, trâu, rượu ghè để cúng Yàng. Đáng sợ nhất là việc người để tang bị mọi người phát hiện nói chuyện hoặc có cử chỉ thân mật với người khác giới trong làng. Già làng A’Ka kể: “Cách đây chừng 10 năm, chồng bà H’Blách chết chưa đến lễ bỏ mả mà người làng đã phát hiện bà này đi chung và nói chuyện thân mật với ông H’Blai. Ngay lập tức, anh em dòng họ bên người chồng đã mất của bà H’Blách đã kêu lũ làng kéo đến đánh bà ấy gần chết mới dừng lại, rồi mang bêu trước dân làng để hạ nhục danh dự của bà ấy. Sau trận đòn thừa sống thiếu chết, bà H’Blách bị họ hàng phạt vạ một con heo to để cúng Yàng tạ lỗi và phải làm một bữa nhậu lớn để tạ lỗi với dòng họ nữa”.

Già làng A’Ka cho biết: “Tục kiêng tắm để tưởng nhớ người chết có từ lâu đời nên chính quyền địa phương không thể can thiệp sâu được. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân cũng có những thay đổi tích cực, chứ không còn bị ràng buộc như trước kia. Một tháng sau khi người chồng hoặc vợ mất, người còn lại có thể được tắm, như thế cơ thể của họ không hôi hám, bẩn thỉu như trước. Một điều đáng mừng nữa là nhận thức của người dân đã tiến bộ hơn và dần dần loại bỏ bớt những việc làm rườm rà của tập tục, giúp mọi chuyện trở nên đơn giản hơn. Đó là sự văn minh, tiến bộ của đồng bào nơi đây”.

 

 

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.