Chuyện về ngôi chợ cứu cánh của những người bán hàng rong

Trường Sơn |

Vốn là cán bộ địa phương nên ông Năm Hấp (tên thật là Lý Văn Hấp, 69 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) thấu hiểu được nỗi khổ của những người bán hàng rong. Được chính quyền địa phương vận động, ông biến khu đất hương hỏa rộng 800m2 của gia đình thành ngôi chợ khang trang, tạo điều kiện để những người buôn thúng bán buôn vào kinh doanh, có được đời sống ổn định.

Ngôi chợ cứu cánh của những người bán hàng rong

Nói về ngôi chợ mình đang bán, chị Thanh (quê Sóc Trăng), cho biết, chị cũng như những người khác đang bán hàng trong ngôi chợ này đều là những người nhập cư. Trước đây, khoảng năm 2007-2008, khi con kênh 19/5 được cải tạo, đường hai bên được mở ra khiến rất nhiều bà con tứ xứ về đây lập nghiệp. Trình độ văn hóa không cao, vốn liếng lại không được bao nhiêu nên việc thuê mặt bằng kinh doanh là không thể. Để mưu sinh, nhiều chị em đi mua những chiếc xe tự chế rồi bán hủ tiếu, hàng rong, trái cây. Ban đầu chỉ vài người nhưng sau đó thì vài chục xe hàng rong cộng với hàng loạt cửa hàng của người dân sau giải tỏa mở ra, khiến đôi bờ con kênh trở thành phố xá đông đúc lúc nào không hay. Thấy cảnh buôn bán lộn xộn, chính quyền địa phương ra tay chấn chỉnh. “Có nhiều trận bị chính quyền xử phạt, coi như mất trắng cả vốn lẫn lời. May nhờ bác Năm Hấp mở ra cái chợ này mà mình có chỗ buôn bán ổn định, chứ không thì chẳng biết về đâu” - chị Thanh kể lại.

Vốn là cán bộ kinh qua nhiều chức vụ ở phường 15, quận Tân Bình cũ sau này là phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, ngày nào ông cũng thấy cảnh ì xèo giữa những người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường và nhân viên trật tự đô thị của phường. Cứ mỗi lần như thế thì hàng chục người bán hàng rong phải đẩy xe bỏ chạy. Có lần bí quá, họ phi thẳng chiếc xe chở hoa quả vào nhà của ông. Chưa kể, do lòng đường bị lấn chiếm nên nhiều lần đã xảy ra tai nạn giao thông, nhẹ thì bị thương, nặng thì chết người. Là cán bộ, ông hiểu không ai tự dưng lại đi lấn chiếm lòng đường mà vì cuộc mưu sinh nên họ đành chấp nhận như thế. Từ đó, ông suy nghĩ tìm cách vừa chấm dứt cảnh lấn chiếm, vừa giúp bà con bán hàng rong có nơi buôn bán ổn định.

Thế rồi, tâm tư của người cán bộ có 39 năm tuổi Đảng này được chính quyền địa phương cân nhắc và tiến hành bàn bạc. Được lời đề nghị của phường Tây Thạnh, ông Năm Hấp liền đồng ý lấy 800m2 đất hương hỏa còn lại sau khi bị giải tỏa ở đoạn giáp đường T1 và kênh 19/5, lập ra ngôi chợ cho hàng chục hộ buôn bán hàng rong vào kinh doanh ổn định, yên tâm mưu sinh. Chợ lập ra chưa được bao lâu thì đã có hàng chục hộ xin vào buôn bán, lúc cao điểm có hơn 50 sạp bán hàng trong ngôi chợ này. Để ngôi chợ được đàng hoàng, ông Năm Hấp cho tráng nền bằng bê tông, làm hệ thống điện, cấp thoát nước, lợp mái tôn. “Chợ thì phải ra chợ, chứ để bà con dựng cây dù lên, đến khi mưa gió lại ngã xuống dựng lên thấy tội nghiệp” - ông Năm Hấp thổ lộ.

Để bù lại chi phí bỏ ra, ông Năm Hấp ban đầu thu mỗi sạp 10 nghìn đồng/ngày. Sau chục năm trời, giờ mỗi hộ đóng 30 nghìn đồng/ngày. Số tiền này ông không lấy hết mà dùng để sửa chữa những hư hỏng của chợ. Ngoài ra, ông còn dùng số tiền này để nấu những bữa cơm từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngôi chợ của ông Năm Hấp ngày nào giờ thành nơi kinh doanh ổn định của hàng chục gia đình tha phương. Ông không dám hứa sẽ duy trì khu chợ này tới đâu vì sau lưng ông là những người con đã và đang lập gia đình, rất cần mảnh đất để lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ông sẽ duy trì khu chợ này lâu nhất có thể trong khả năng của mình.

Mỗi khi rãnh rổi, ông Năm Hấp lại đi phụ giúp các tiểu thương dọn dẹp khu chợ.
Ảnh: Trường Sơn

 

Nhân rộng mô hình chợ hàng rong của ông Năm Hấp

Mới đây, mô hình chợ của ông Hấp được chính quyền quận Tân Phú và TPHCM đánh giá rất cao và xem như một điển hình tiêu biểu trong việc bố trí, sắp xếp lại nơi kinh doanh cho những hộ buôn bán trên vỉa hè, bán hàng rong. Được xem là một giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng buôn bán hàng rong trên địa bàn, bà Hứa Thị Hồng Đang - Chủ tịch UBND quận Tân Phú cho biết, đang yêu cầu các phường rà soát lại trên địa bàn mình quản lý để tìm ra những khu đất tương tự nhằm lập ra những ngôi chợ như chợ của ông Năm Hấp. Trong cuộc họp bàn về vấn đề lập lại trật tư đô thị, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, thành phố không có chủ trương đẩy đuổi người bán hàng rong. Ông Phong cũng yêu cầu các quận - huyện nên tìm những khu đất có đủ điều kiện cần thiết để hình thành những phiên chợ cho người mua bán hàng rong, mà mô hình chợ của ông Hấp là điển hình.

Từ hiệu ứng tích cực của khu chợ này, nhiều địa phương cũng đang khẩn trương tìm những vị trí thích hợp để tập trung người buôn bán hàng rong lại để quản lý, tổ chức cho họ buôn bán một cách văn minh, lịch sự, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mới đây, UBND quận 1 đã báo cáo thành phố đề án tổ chức kinh doanh trên vỉa hè và mô hình phố hàng rong sẽ được áp dụng ở đường Nguyễn Văn Chiêm, công viên Bách Tùng Diệp. Tại các địa điểm này, hàng chục hộ dân sẽ được kinh doanh trên vỉa hè theo giờ. Cũng trong nỗ lực duy trì trật tự vỉa hè một cách bền vững sau thời gian ra quân quyết liệt, quận 1 sẽ tổ chức khu phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão) thành phố đi bộ để thu hút du khách, duy trì nét văn hóa ẩm thực vỉa hè.

Theo Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến thì trong điều kiện hiện nay, TPHCM phải chấp nhận hình thức quá độ, dành một phần vỉa hè làm nơi kinh doanh cho người dân. Dĩ nhiên, các phương án sắp xếp chưa thể đảm bảo cho tất cả bà con bán hàng rong. Ẩm thực vỉa hè là nét đặc sắc của TPHCM, vì vậy chính quyền có thể chọn những bà con kinh doanh có thương hiệu để đưa vào những nơi được thành phố sắp xếp. Trách nhiệm của chính quyền là đảm bảo cho bà con không bị đói, không đi vay nặng lãi, trẻ em không phải bỏ học.

Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Người bán hàng rong ổn định cuộc sống sau khi được sắp xếp chỗ buôn bán

M.Q |

Khoảng 20 hộ buôn bán hàng rong trước đây có hoàn cảnh khó khăn đã được UBND quận Tân Bình sắp xếp vào khu vực mặt tiền chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TPHCM) để kinh doanh, đến nay cuộc sống đã tạm ổn định hơn.

Hàng rong online liệu có khả thi?

Thủy Lâm |

Một trong những vấn đề liên quan đến tình và lý trong nỗ lực lấy lại vỉa hè đó là tìm giải pháp cho những người bán hàng rong. Họ cần mưu sinh khi vỉa hè, nơi làm ăn của họ đã bị nhà nước thu hồi. “Người bán hàng rong có thể kinh doanh qua mạng” là một trong những giải pháp mà Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến gợi ý với quận 1 nghiên cứu cho người buôn bán trên vỉa hè. Ông Tuyến chỉ đạo quận 1 nghiên cứu tổ chức hỗ trợ người bán hàng rong kinh doanh qua mạng, nếu việc này hiệu quả sẽ phát triển đại trà. Giải pháp này đã nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng, hầu hết là la ó, phản đối song bản thân tôi lại thấy đây là một giải pháp khả thi.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

TPHCM: Người bán hàng rong ổn định cuộc sống sau khi được sắp xếp chỗ buôn bán

M.Q |

Khoảng 20 hộ buôn bán hàng rong trước đây có hoàn cảnh khó khăn đã được UBND quận Tân Bình sắp xếp vào khu vực mặt tiền chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TPHCM) để kinh doanh, đến nay cuộc sống đã tạm ổn định hơn.

Hàng rong online liệu có khả thi?

Thủy Lâm |

Một trong những vấn đề liên quan đến tình và lý trong nỗ lực lấy lại vỉa hè đó là tìm giải pháp cho những người bán hàng rong. Họ cần mưu sinh khi vỉa hè, nơi làm ăn của họ đã bị nhà nước thu hồi. “Người bán hàng rong có thể kinh doanh qua mạng” là một trong những giải pháp mà Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến gợi ý với quận 1 nghiên cứu cho người buôn bán trên vỉa hè. Ông Tuyến chỉ đạo quận 1 nghiên cứu tổ chức hỗ trợ người bán hàng rong kinh doanh qua mạng, nếu việc này hiệu quả sẽ phát triển đại trà. Giải pháp này đã nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng, hầu hết là la ó, phản đối song bản thân tôi lại thấy đây là một giải pháp khả thi.