Về Hà Đông ngắm sơn mài của Lục

Bài và ảnh THÁI A |

Họa sĩ vẽ sơn mài ở Hà Nội có nhiều người, nhưng thật sự dùng sơn ta thì chỉ có một vài anh em, họ tạo nên một chất chơi rất riêng trong giới.

Sơn ta, bản thân danh từ đó đã hàm chứa câu chuyện của những gì thuộc về vốn cổ, bởi người xưa vẽ sơn mài rất kỹ, vẽ rồi mài, mài rồi lại vẽ, họ dùng sơn, quỳ vàng, quỳ bạc, mỗi bức tranh phải mất vài tháng mới hoàn thiện và càng để lâu, tranh càng phô bày vẻ rực rỡ, quý phái mang trầm tích thời gian.

Đa số họa sĩ sau này thích dùng sơn công nghiệp vì dễ làm, nhanh hoàn thiện, vả lại sơn công nghiệp được pha sẵn có một vẻ rực rỡ rất bắt mắt, do đó hợp thị hiếu đại chúng. Nhưng sơn ta cầu kỳ hơn nhiều, càng chồng nhiều lớp, càng mài sẽ càng toát lên chất sâu, vẻ đằm thắm mà chỉ những ai chơi tranh lâu mới nhận ra. Không phải vô cớ mà những tác phẩm của cụ Nguyễn Gia Trí xưa rất được giới sưu tầm trân trọng, bởi cụ dán nhiều vàng, mài nhiều lần, nét vẽ lại tinh tế theo đúng tinh thần của mỹ thuật Đông Dương. Nhưng đây là con đường nhọc nhằn vô kể.

Bát đĩa sơn mài.
Bát đĩa sơn mài.

Và ở khu vực Hà Đông hiện giờ đang có những họa sĩ vẫn duy trì truyền thống cũ. Đó là các anh Trần Tuấn Long, Lương Duy và thú vị nhất vì trẻ nhất, họa sĩ Nguyễn Xuân Lục. Sinh năm 1983, người gốc ở làng Chuôn Ngọ, xứ sở của những tác phẩm mỹ thuật khảm trai nổi tiếng, Lục từ nhỏ đã tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình dân gian và sau này, học khoa Mỹ thuật truyền thống, ngành sơn mài ở trường Mỹ thuật công nghiệp nên tất nhiên sau này đã lựa chon sơn ta cho sự nghiệp của mình.

Tranh lớn tranh nhỏ, tác phẩm điêu khắc và sắp đặt, đồ mỹ nghệ và gia dụng, cái gì vào tay anh cũng mang một vẻ đẹp rất thú vị. Bàn về tranh đẹp hay xấu là chuyện vô nghĩa, vì mỹ thuật ở nước ta là chuyện ai nói thế nào cũng được nên ở đây, chúng ta sẽ chỉ bàn về tính đa dạng trong các tác phẩm được Lục sáng tạo ra.

Sơn là một chất liệu mà các cụ xưa rất chuộng bởi sơn có thể phủ lên các vật liệu khác nhau, dung dị thì đem xảm thuyền, đem quang lên rổ rá nong nia, cao quý hơn thì dùng tô vẽ ngai thờ, kiệu thờ... Theo đúng tinh thần ấy, Lục làm đủ mọi thứ mình thích, từ những cây cột sắp đặt to như cột đâm tàu Nguyên Mông ở sông Bạch Đằng cho tới những chiếc khay trà nhỏ, từ tranh cỡ lớn treo tường cho tới những chiếc bát, đĩa dùng để bày biện trong phòng khách.

Vật dụng sơn mài để bày biện trong phòng khách.
Vật dụng sơn mài để bày biện trong phòng khách.

Có dùng bát đĩa sơn mài vào việc ăn uống của gia đình hay không thì rất khó nói, bởi người ta ngại chất sơn có thể ngấm vào đồ ăn. Có lẽ là không sao, bằng chứng là ở Nhật, người ta vẫn dùng bát đĩa, đũa sơn mài, còn ở Việt Nam không mấy ai muốn thử. Nhưng bày biện trong phòng khách, dùng đồ sơn mài đựng bánh kẹo, trái cây thì rõ là sang trọng, vì thế các món đồ qua tay chàng trai gốc Chuôn Ngọ này rất được khách hàng ưa chuộng.

Có vốn sống từ làng nghề khảm trai, có kiến thức của trường học và trường đời, Lục thỏa sức vẽ vời, bọc phủ sơn lên cơ man các loại hộp, bát, chén, khay với họa tiết và mảng miếng không theo khuôn phép nào. Các cụ xưa vẽ tranh, tô vẽ đồ thờ luôn có những quy tắc bất biến, kiểu như đỏ phải đi với đen hoặc vàng, họa tiết phải là bay  hình mây lửa hoặc vuông vắn nghiêm cẩn theo chữ Thọ. Lục phá cách để đồ hình trang trí của mình không nệ vào quy tắc cũ, bởi có ai cấm họa sĩ sáng tác đâu.

Nghệ thuật (Kintsugi) gắn đồ sành sứ bị vỡ rồi thếp vàng rất nổi tiếng ở Nhật Bản.
Nghệ thuật (Kintsugi) gắn đồ sành sứ bị vỡ rồi thếp vàng rất nổi tiếng ở Nhật Bản.

Vì thế mỗi món đồ là một tác phẩm không trùng lắp. Vui lên thì vẽ tranh khổ to, khi rảnh thì gắn giúp bạn chiếc ấm trà vỡ. Nghệ thuật gắn đồ sành sứ vỡ này khá phổ biến ở Nhật Bản, tại Việt Nam ít người thực hiện vì rất mất công. Ấm tử sa mang tiếng quý đấy, nhưng đã vỡ thì người ta thường bỏ đi mua cái khác, chỉ có ai thật sự muốn chơi đồ mới tỉ mẩn gắn từng mảnh vỡ, rồi thếp vàng. Ấy thế mà sau này chiếc ấm do Lục gắn lại nổi bật nhất trong đám trà cụ, bởi những nét vàng tươi chạy ngoằn nghèo lại mang dáng vui mắt nhất.

Cũng cần nói đôi chút về cái khổ của nghề sơn mài truyền thống, đầu tên là nguyên vật liệu, thứ nữa là công sức và cuối cùng là thị trường. So sánh sơn ta có giá 1,5 triệu đồng/kg với sơn công nghiệp chỉ 100.000 đồng/kg để thấy giá thành của tác phẩm đã khác biệt thế nào rồi. Quỳ vàng cũng tăng giá theo tốc độ tăng của vàng miếng, hiện giờ có giá 3,2 triệu đồng/quỳ, mà cái nghề này tốn vàng lắm.

Thế nhưng người mua tranh thông thường đâu quan tâm tới những chuyện này và cuối cùng, sẽ chỉ những ai là dân sưu tầm mới biết tới giá trị của sơn ta. Nhưng không sao, trong dòng chảy xô bồ của cuộc đời, những họa sĩ như Lục vẫn tìm được con đường của mình, lặng lẽ vẽ, mài, đắp... để mỗi ngày lại tô thêm cho không gian sống những mảng màu tươi vui.

Bài và ảnh THÁI A
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh Việt Nam sống động trong tranh vẽ của các họa sĩ nước ngoài

Chí Long |

Nhiều họa sĩ nước ngoài đã truyền tải tình yêu đối với phong cảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam thông qua những bức tranh đơn giản, mộc mạc mà sống động, giàu cảm xúc.

Họa sĩ 9X đam mê di sản kết nối tương lai

Việt Văn |

Hiếm có họa sĩ 9X nào như Trần Quốc Đức khi đưa luồng gió mới vào dòng tranh dân gian độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người dân Kinh kỳ xưa, là vốn quý di sản văn hóa dân tộc như tranh Kim Hoàng, tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống để dần xác lập phong cách tranh dân gian đương đại. Đức còn truyền dạy tình yêu di sản cho các bé để luôn tự hào với vốn cổ dân tộc.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính ra mắt triển lãm nghệ thuật lớn nhất sự nghiệp

huyền chi |

Triển lãm "Ego - Người" của họa sĩ Ngô Xuân Bính diễn ra từ ngày 18.11 đến 31.12.2022 tại Bảo tàng Hà Nội, nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Hình ảnh Việt Nam sống động trong tranh vẽ của các họa sĩ nước ngoài

Chí Long |

Nhiều họa sĩ nước ngoài đã truyền tải tình yêu đối với phong cảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam thông qua những bức tranh đơn giản, mộc mạc mà sống động, giàu cảm xúc.

Họa sĩ 9X đam mê di sản kết nối tương lai

Việt Văn |

Hiếm có họa sĩ 9X nào như Trần Quốc Đức khi đưa luồng gió mới vào dòng tranh dân gian độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người dân Kinh kỳ xưa, là vốn quý di sản văn hóa dân tộc như tranh Kim Hoàng, tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống để dần xác lập phong cách tranh dân gian đương đại. Đức còn truyền dạy tình yêu di sản cho các bé để luôn tự hào với vốn cổ dân tộc.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính ra mắt triển lãm nghệ thuật lớn nhất sự nghiệp

huyền chi |

Triển lãm "Ego - Người" của họa sĩ Ngô Xuân Bính diễn ra từ ngày 18.11 đến 31.12.2022 tại Bảo tàng Hà Nội, nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022.