Thương nhớ một dòng sông

PHONG LINH |

Giữa đô thị tấp nập phồn hoa, tôi nhận ra người Thủ đô vẫn nhớ mãi dáng hình thân thương của một dòng sông "cũ" - Tô Lịch ngày xưa...

Những ngày thu tháng 8, chúng tôi có dịp đi trên đường Kim Giang, cặp bên dòng sông Tô Lịch. Ghé vào một quán trà đá ven đường để nghỉ chân, chúng tôi lấy làm lạ vì hình ảnh ông cụ già ngoài 70 tuổi vẫn lẩm nhẩm vài câu nói “Sông Tô Lịch... sông Tô Lịch... nhãn Tiến Vua...”. Một cụ già tóc đã phai hai màu nhưng vẫn ôm hoài bóng hình cũ.

Đó là ông Đặng Trọng Nghinh (75 tuổi, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), ông chia sẻ danh tính với chúng tôi ngay sau khi chúng tôi đến bắt chuyện với ông. Ông khẳng định với chúng tôi rằng ông không hề lú lẫn thậm chí ông còn minh mẫn hơn so với nhiều người cùng tuổi khác. Chỉ là nhiều năm qua, kể từ khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm rồi cải tạo nhưng vẫn không khá lên, ông vẫn còn buồn thương lắm!

“Kỳ thực thì tôi sống ở đây được hơn 20 năm vì tôi chuyển từ Thanh Hóa ra Thủ đô. Nhưng đối với tôi, Tô Lịch vẫn là một dòng sông nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Những ngày tôi chuẩn bị ra đây, người ta nối tai nhau về nhãn Tiến Vua, vải Tiến Vua cặp bên dòng sông Tô Lịch. Kỳ thực, chứng kiến trước mắt, tôi mới hiểu dòng sông hữu tình đến độ nào. Dòng sông Tô Lịch những năm 90 đẹp như tranh vẽ, người dân vẫn gần gũi và gắn bó với sông, còn bây giờ thì...” - ông Nghinh ngập ngừng chia sẻ.

Chạnh lòng nghe câu chuyện của ông Nghinh, chúng tôi chỉ biết gật đầu vài cái để bày tỏ sự đồng cảm. Ông Nghinh nói thêm, ngày đó người dân vẫn còn trồng rau xanh mướt dưới sông, trẻ con vẫn còn thỏa thích tắm gội. Lúc này, tôm cá vẫn còn dày đặt, người dân dọc bên bờ sông tha hồ mà hưởng thụ món quà quý giá của thiên nhiên.

“Nhưng tôi vẫn chưa hiểu nhiều về sông Tô Lịch như anh Hoang nhà cạnh bên, cậu ta từng tắm giặt dưới đấy, tuổi thơ của cậu ấy gắn liền với dòng sông này. Thỉnh thoảng cậu ấy vẫn hay nhắc lại chuyện cũ và nói rằng tiếc lắm khi sông Tô Lịch ngày nay bị ô nhiễm nặng.” - ông Nghinh nói thêm.

Tìm đến nhà ông Hoang theo lời chỉ dẫn của ông Nghinh, chúng tôi may mắn vì được ông tiếp chuyện. Ông Vũ Văn Hoang (60 tuổi, Hà Nội) vốn là người đàn ông vui vẻ, niềm nở và hay nhắc kể những chuyện cũ với con cháu. Ông tiếp chúng tôi bằng mấy chén trà thơm giữa trưa hè nắng như thể hiện sự chân tình thường nhật của người Hà Nội. Rồi thỉnh thoảng, ông Hoang cũng giống như ông Nghinh, liếc mắt nhìn về một dòng sông của Hà Nội không còn chảy, mà chỉ còn hứng chịu những "nỗi đau".

“Tôi đã 60 tuổi, tôi ở đây từ lúc còn bé xíu, nhà cũng đã mười mấy đời ở đây nên ký ức về làng này vẫn còn nhiều. Dòng sông này, từ xưa nay chúng tôi vẫn hay ra đây tắm giặt, mà cả làng đều ra chứ không phải riêng bọn trẻ chúng tôi. Nước ở đây trong veo, rau muống ở làng nổi tiếng cả Hà Nội. Thậm chí ngày xưa hợp tác xã còn phân cho mỗi tổ bao nhiêu mét vuông sông để thả rau ăn. Mỗi lần trở trời là chúng tôi tha hồ bắt cá, bắt tôm. Nhưng từ năm 2000 trở đi, sông bắt đầu ô nhiễm. Tôi chỉ muốn cho các cô cậu hiểu là một con cá còn không sống nổi ở nơi này...” - ông Hoang đượm buồn kể lại.

Thấy ông có vẻ xúc động nên chúng tôi thôi không nhắc đến. Chúng tôi theo ông Hoang ra phía bờ sông Tô Lịch, nhìn về phía trước một màu nước đen đặc như hiểu hơn nỗi lòng của người dân xứ sở. Mùi hôi thối nồng nặc, nước sông đen ngòm, đặc quánh, váng rong rêu lắp đầy mặt sông. Một cảnh tượng đau lòng giữa lòng thành phố.

Ông đưa tay choàng qua vai đứa cháu gái độ khoảng học sinh cấp 1, rồi nhìn dòng sông xa xăm, lắc đầu ngán ngẩm như thể nuối tiếc một thứ gì...

Có lẽ, chính những lúc được nghe câu chuyện chân thực như thế của người dân, chúng tôi mới hiểu thêm giá trị của nghề làm báo. Hiển nhiên, chúng tôi hiểu mình nên làm việc gì đó thiết thực để xã hội ngày một phát triển hơn. Song, bằng những lời tâm sự thủ thỉ của ông Hoang, ông Nghinh, chúng tôi nghiệm ra rằng, điều mà người dân mong chờ ở sông Tô Lịch không chỉ là một mỹ quan hoàn hảo hơn mà họ tiếc thương cho một dòng sông huy hoàng nay chỉ còn trong ký ức...

Sông Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) có viết: “Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đông Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.”

 
Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, không còn dấu tích gì. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt Bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ Cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.

Địa danh quan trọng nhất bên bờ sông Tô, đó là ngã ba sông Thiên Phù Tô Lịch có bến Hồng Tân (vùng chợ Bưởi bây giờ), trên đường từ Hoa Lư về thăm quê ở Cổ Pháp, vua Lý Công Uẩn đã dừng thuyền ngự tại đây và nhận ra thế đất “dựng nghiệp để vương cho muôn đời”. Và cũng chính tại đây, sau Chiếu Dời đô, vào mùa thu, tháng bảy năm Canh Tuất (1010), thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống, từ Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ đã ngược dòng cặp bến Đại La, tức bến Hồng Tân. Dân vùng Bưởi đón nhà vua với lụa là, gấm vóc và nhiều sản vật quý, sau được nhà vua ban tặng tên làng Nghĩa Đô và Bái Ân. Từ ngày Lý Thái Tổ định đô Thăng Long và trải qua các triều Lý - Trần - Lê, sông Tô Lịch có một sức sống mạnh mẽ, phong phú.

Dọc hai bờ sông Tô xưa từ Bưởi đến chợ Gạo và từ Bưởi đến Thanh Trì, Thường Tín có nhiều làng cổ, mỗi làng đều có đầy đủ thiết chế đình đền, chùa, tính sơ bộ có tới cả trăm đình, đền chùa, miếu. Nhưng nổi tiếng nhất có đền Bạch Mã thờ Tô Lịch Giang thần, đền Quán Thánh thờ thần Trấn Võ; đến Đồng Cổ ở thôn Đông Xã, thờ thần Đồng Cổ và là nơi từ thời Lý Thái Tông, hàng năm mở hội thề. Ở vùng Bưởi còn có đình An Thái thờ ông Dầu, bà Dầu, tương truyền là người hy sinh thân mình cứu thành và cứu vua Lý khỏi bệnh đau mắt; đền Voi Phục thờ Linh Lãng Đại Vương. Làng An Lãng có chùa “Chiêu Thiền Tự” (tức chùa Láng), gắn liền với tên tuổi thiền sư Từ Đạo Hạnh, một nhà sư, một nghệ sỹ chèo.

Sông Tô Lịch trước đây nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh. Đời sống sông Tô vô cùng phong phú, đa dạng. Sông Tô không chỉ có giá trị về mặt văn hoá mà còn có giá trị về kinh tế. Đây cũng con đường giao thương của các nhà buôn xưa kia. Nhắc đến sông Tô Lịch cũng như nhắc đến “Hà Nội 36 phố phường”. Và sông Tô Lịch đã trở thành một cái gì đó vô cùng quen thuộc với người dân Thủ đô qua năm tháng.

NGỌC TÚ

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Tuyến đường đi bộ 64 tỷ đồng ven sông Tô Lịch trở nên hoang tàn

ÁNH LINH |

Hà Nội - Sau 1 tháng tạm dừng hoạt động để phục vụ Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải, đường đi bộ ven sông Tô Lịch, với vốn đầu tư 64 tỉ đồng, trở nên hoang tàn.

Người dân đặt nhiều kỳ vọng vào dự án cải tạo sông Tô Lịch

Hà An |

Hà Nội - Ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh kết hợp với hệ thống hầm ngầm chống ngập và cao tốc ngầm được đánh giá là một ý tưởng táo bạo, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cải tạo sông Tô Lịch: Hình ảnh mô phỏng hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm

Hà Phương |

Hà Nội - Những hình ảnh phối cảnh 3D mới nhất về hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm của dự án cải tạo sông Tô Lịch.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tuyến đường đi bộ 64 tỷ đồng ven sông Tô Lịch trở nên hoang tàn

ÁNH LINH |

Hà Nội - Sau 1 tháng tạm dừng hoạt động để phục vụ Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải, đường đi bộ ven sông Tô Lịch, với vốn đầu tư 64 tỉ đồng, trở nên hoang tàn.

Người dân đặt nhiều kỳ vọng vào dự án cải tạo sông Tô Lịch

Hà An |

Hà Nội - Ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh kết hợp với hệ thống hầm ngầm chống ngập và cao tốc ngầm được đánh giá là một ý tưởng táo bạo, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cải tạo sông Tô Lịch: Hình ảnh mô phỏng hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm

Hà Phương |

Hà Nội - Những hình ảnh phối cảnh 3D mới nhất về hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm của dự án cải tạo sông Tô Lịch.