Sống tử tế

hoàng lâm |

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

***
Không cần đọc tất cả những điều trên, chỉ cần nghe câu đầu “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” là nhiều người bật lên trong đầu những câu tiếp theo. Đó là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Những điều Bác dạy xuất hiện lần đầu vào năm 1961 nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Đến năm 1965 thì 5 điều Bác Hồ dạy được bổ sung hoàn chỉnh như trên.

Bao thế hệ học trò đã thuộc lòng 5 điều trên và dường như trở thành một nguyên tắc sống để trở thành một công dân tốt.

Trên thực tế, đó không chỉ là những điều dạy thiếu niên, nhi đồng mà rộng hơn, bất kỳ ai, vị trí nào, ở độ tuổi nào thì những yêu cầu trên vẫn là một chuẩn mực.

Thử hình dung xem, trong một công xưởng hay doanh nghiệp nếu các thành viên “không đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” chắc chắn tập thể đó sẽ có nhiều xáo trộn, không phát huy được năng lực cá nhân, không tạo ra sức mạnh mang lại những giá trị cho từng thành viên, cho xã hội.

Hãy thử hình dung xem, lời dạy “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” không chỉ là câu chuyện về vệ sinh cá nhân đối với các em nhỏ mà lớn hơn, là ứng xử của mỗi con người đối với môi trường. Một hành động nhỏ như không xả rác bừa bãi và ở bình diện rộng hơn là những hoạt động bảo vệ môi trường cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội xanh - sạch - đẹp, văn minh hơn, đáng sống hơn.

Khiêm tốn để học hỏi, thật thà để không làm những điều gian trá, dũng cảm để bảo vệ lẽ phải, chống lại những điều xấu, cái ác...

***
5 điều Bác Hồ dạy vừa cụ thể, vừa bao quát cho một lối sống: Sống tử tế. Một lối sống tử tế là sự tổng hợp cả tài và đức, cả “lễ” và “văn”.

Có một khẩu hiệu thường gặp trong các trường học “tiên học lễ - hậu học văn”. Một thời, có ý kiến cho rằng cần phải mạnh dạn chấm dứt khẩu hiệu này với mục đích “để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”.

Cuối năm 2021, trong một cuộc phỏng vấn với Lao Động, GS.TSKH - Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Quan niệm “Tiên học lễ” không còn phù hợp với xã hội ngày nay, khi mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển và hội nhập, nơi con người cần tôn trọng lẫn nhau, không chỉ người dưới tôn trọng người trên, mà người trên cũng phải tôn trọng người dưới; hai bên đều phải nỗ lực để xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ nhau. Vì vậy, tôi đề nghị không dùng câu khẩu hiệu này nữa”.

Tuy nhiên, GS.TSKH - Trần Ngọc Thêm cũng giải thích rằng: “Tôi không nói là bỏ dạy Lễ, bỏ học Lễ theo cách hiểu là phẩm chất đạo đức; mà chỉ là bỏ quan niệm và cách nói “Tiên học lễ, hậu học văn” theo cách hiểu là phục tùng một chiều. Chuẩn mực giáo dục của con người xưa nay luôn luôn phải bao gồm hai vế là phẩm chất và năng lực, không thể bỏ mặt nào. Nhưng với xã hội hiện nay, việc đặt vấn đề học Lễ là quá hẹp, bởi Lễ chỉ là phần nhỏ của phẩm chất, của đạo đức mà thôi. Như vậy, trước hết mối quan hệ giữa Lễ và Văn phải được thay bằng quan hệ giữa phẩm chất và năng lực, hay giữa đức và tài. Một nguồn nhân lực chỉ coi trọng đức thì giỏi lắm là chỉ có thể giữ được cho xã hội ổn định chứ không thể giúp cho xã hội phát triển. Muốn xây dựng một xã hội phát triển thì phải có những con người sáng tạo, để sáng tạo thì phải chủ động và có tư duy phản biện”.

Ý kiến của GS.TSKH - Trần Ngọc Thêm tạo ra nhiều tranh luận với những ý kiến khác nhau. Quan điểm chung vẫn là "Tiên học lễ, hậu học văn" là khẩu hiệu bất hủ trong quá trình học tập rèn luyện của mỗi người, là kim chỉ nam để hình thành cốt cách của mỗi con người. Vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay không phải là bỏ "lễ" mà làm sao có "lễ" đích thực.

***
Định nghĩa về giáo dục, theo các chuyên gia: Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ: Thứ nhất là tập hợp các ảnh hưởng sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất. Thứ hai được coi như là một vận hành xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng lao động mới. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động.

Từ nghĩa rộng, ta có giáo dục suốt đời và học tập suốt đời.

Trong lá thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2023 - 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắn nhủ học sinh: “Hãy luôn xác định học tập là nhiệm vụ quan trọng của cả cuộc đời”.

Bức thư có đoạn: "Thầy cô, cha mẹ và đất nước luôn quan tâm, tạo những điều kiện tốt nhất để các em phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy sở trường cá nhân, trở nên đặc biệt theo cách riêng của mình và trở thành một phần đáng tự hào của Tổ quốc, dân tộc Việt Nam, tự tin bước ra thế giới với tâm thế của những công dân toàn cầu.

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, "sánh vai với các cường quốc năm châu" chỉ đạt được khi đất nước có những công dân có trí tuệ và phẩm giá, biết yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào mình; sống tử tế và làm việc hiệu quả; dám bảo vệ lẽ phải, dũng cảm và tỉnh táo chống lại những điều xấu, cái ác.

Tôi luôn đặt niềm tin vào các em. Tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng của Tổ quốc mình trong sức sống căng tràn và trong những ước mơ, hoài bão cao đẹp của các em".

Rất nhiều thông điệp gửi gắm trong bức thư này. Chúng ta đang đổi mới giáo dục và một trong những yêu cầu đó là tạo ra những công dân “phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy sở trường cá nhân, trở nên đặc biệt theo cách riêng của mình”. Tôn trọng và phát huy tư duy sáng tạo là một yêu cầu của đổi mới.

Nhưng cơ bản vẫn là những “công dân có trí tuệ và phẩm giá, biết yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào mình; sống tử tế và làm việc hiệu quả; dám bảo vệ lẽ phải, dũng cảm và tỉnh táo chống lại những điều xấu, cái ác”. Trong đó ba từ “sống tử tế” là yếu tố quan trọng nhất.

Sống tử tế giống như học tập, nó không phải đích đến mà là một quá trình, một hành trình mà ở đó càng tử tế, càng gần với hạnh phúc.

Khi học tập là nhiệm vụ quan trọng của cả cuộc đời thì sống tử tế cũng là điều phải thực hiện trong suốt cả cuộc đời.

hoàng lâm
TIN LIÊN QUAN

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023 - 2024

Vương Trần |

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm “dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - nêu gương - chất lượng - hiệu quả”, coi đây là tư tưởng chỉ đạo để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh dịp khai giảng năm học mới

Trang Hà |

Ngày 5.9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.

Tưng bừng khai giảng tại trường mầm non mang tên thân mẫu Bác Hồ

Quỳnh Trang |

Chiều 5.9, Trường Mầm non Hoàng Thị Loan (phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An) tổ chức lễ khai giảng chào đón các em nhỏ đến trường. Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Công ty Dệt may Hoàng Thị Loan, UBND phường Bến Thủy

Việt Nam và Liên bang Nga còn nhiều tiềm năng phát triển quan hệ

Ngọc Vân |

Trên mỗi bước đường phát triển của Việt Nam luôn có dấu ấn, sự giúp đỡ chân thành của các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Tiềm năng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga còn rất lớn, hai nước có thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác thực chất trên các lĩnh vực vì lợi ích của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Gia đình xuyên Việt một tháng trên ngôi nhà di động vẻn vẹn 6m2

Tuyết Lại |

Về đến nhà, gia đình anh Sơn vẫn không ngừng nhớ về hành trình xuyên Việt 31 ngày từ Hà Nội đến mũi Cà Mau trên ngôi nhà di động.

Cường độ dị thường và quỹ đạo khó lường của cơn bão tăng 4 cấp trong 24 giờ

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Lee - cơn bão từng tăng từ cấp 1 lên cấp 5 trong 24 giờ - đã trở lại là bão cấp 3 với sức gió tối đa là 193 km/h.

Không lương hưu, người già phải sống dựa vào con cái

Quế Chi |

Theo thống kê, hiện nay, hàng triệu người từ 60-79 tuổi không được nhận bất kỳ chế độ nào. Cuộc sống của họ rất khó khăn. Nhiều người phải theo các con (đi làm xa quê) để vừa trông nom, giúp đỡ, vừa sống dựa vào các con.

Hầm chui ở Đà Nẵng ngập nước, nhiều người bị mắc kẹt ngay giữa thành phố

Nguyễn Linh |

Sau cơn mưa chiều tối ngày 10.9, hầm chui ở trung tâm TP Đà Nẵng ngập nước, đường phố biển thành sông, nhiều người dân bị mắc kẹt ngay giữa trung tâm thành phố.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023 - 2024

Vương Trần |

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo phương châm “dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - nêu gương - chất lượng - hiệu quả”, coi đây là tư tưởng chỉ đạo để hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh dịp khai giảng năm học mới

Trang Hà |

Ngày 5.9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh.

Tưng bừng khai giảng tại trường mầm non mang tên thân mẫu Bác Hồ

Quỳnh Trang |

Chiều 5.9, Trường Mầm non Hoàng Thị Loan (phường Bến Thủy, TP Vinh, Nghệ An) tổ chức lễ khai giảng chào đón các em nhỏ đến trường. Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Công ty Dệt may Hoàng Thị Loan, UBND phường Bến Thủy