Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Khó tiếp cận nguồn vốn

Theo thống kê của Bộ KHCN, hiện cả nước có 35/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ Phát triển KHCN cấp tỉnh. Tuy nhiên, có một số địa phương hoạt động không hiệu quả đã giải thể hoạt động như: Đà Nẵng, Kiên Giang và Trà Vinh, các quỹ còn lại cũng đang gặp nhiều vướng mắc về cơ chế. Theo đại diện Quỹ Phát triển KHCN Hà Tĩnh, mặc dù Quỹ có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng để giao dịch, nhưng bộ máy điều hành và quản lý vẫn chưa được kiện toàn, lực lượng cán bộ đều kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn về nghiệp vụ tài chính. Để thực hiện một quy trình hỗ trợ đầu tư vốn cho một dự án KHCN thì cần thẩm định kỹ lưỡng và giám sát, theo dõi trong suốt quá trình triển khai. Quỹ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách cấp khi thành lập, còn việc vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vốn cho Quỹ chưa được thực hiện. Vì những khó khăn đó, hiện Quỹ tạm dừng các hoạt động.

Hầu hết các địa phương có nguồn vốn cấp ban đầu cho Quỹ hạn chế, khoảng từ 1 tỉ đến 10 tỉ đồng, do đó không đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các dự án. Trong khi đó, định suất cho vay tối đa chỉ khoảng 500 triệu đồng, lãi suất lại cao hơn so với các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước, do đó các doanh nghiệp chưa mặn mà vay. Do nguyên tắc quỹ phải bảo toàn vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, khiến doanh nghiệp ngại các thủ tục vay vốn từ Quỹ. Theo Bộ KHCN, trước khi giải thể Quỹ Phát triển KHCN thành phố Đà Nẵng cũng mới chỉ thực hiện được chức năng tài trợ. Nguyên nhân chính do không được bổ sung ngân sách đối với phần kinh phí đã thực hiện, khiến hoạt động tài trợ không tiếp tục được lâu dài. Các hoạt động cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ chưa triển khai được.

Theo các chuyên gia, các khó khăn nêu trên đều do cơ chế chưa phù hợp. Do vốn cấp lần đầu cho Quỹ quy mô hạn chế, chỉ tài trợ cho một số đề tài trong 1-2 năm đầu là quỹ đã cạn nguồn vốn. Trong khi quy định yêu cầu quỹ phải bảo toàn vốn khiến không đơn vị nào dám tài trợ. Các hoạt động cho vay, bảo lãnh vốn vay, huy động vốn ngoài ngân sách là những việc vượt quá chuyên môn của các cán bộ kiêm nhiệm của Quỹ.

Hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp thì các quỹ cũng không dám triển khai vì độ rủi ro của thị trường dẫn đến nhiều đề tài, dự án không đi đến kết quả. Việc huy động vốn ngoài ngân sách để bổ sung vốn cho quỹ không khả thi trên thực tế. Theo quy định, doanh nghiệp Nhà nước phải trích ít nhất 3% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho KHCN của doanh nghiệp, nếu không sử dụng hết thì đóng vào Quỹ Phát triển KHCN địa phương, thế nhưng hầu hết không thực hiện và không có chế tài bắt buộc; với doanh nghiệp tư nhân càng khó huy động nguồn vốn của họ.

Phó Giám đốc Quỹ Phát triển KHCN tỉnh Vĩnh Phúc - ông Hà Huy Bắc cho biết, được thành lập từ năm 2010, hiện quỹ đang quản lý nguồn vốn 150 tỉ đồng. Với một dự án ứng dụng, chuyển giao đổi mới công nghệ trung bình cần 7-8 tỉ đồng. Đến nay, quỹ đã phê duyệt vốn vay được hơn 35 dự án ứng dụng KHCN trên địa bàn tỉnh thuộc các lĩnh vực làng nghề truyền thống; nuôi trồng giống cây, con đặc sản của từng vùng, miền; sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... với số vốn giải ngân gần 90 tỉ đồng. Tính trung bình 3 dự án/năm, mỗi dự án được vay khoảng 2 - 2,5 tỉ đồng - con số quá nhỏ so với nhu cầu đổi mới công nghệ của các DNNVV.

Theo ông Bắc, nguyên nhân là do các dự án vay vốn của quỹ đều phải có hình thức đảm bảo khoản vay là tài sản cố định (chủ yếu là đất) và vướng nhiều thủ tục pháp lý do chưa có cơ chế của Nhà nước, trong khi phía ngân hàng thẩm định chặt chẽ (thông thường bằng 60-70% giá trị thực) nên giá trị thế chấp thấp, số tiền được vay không cao; thời gian được vay ngắn (trung bình là 3 năm) nên khó trích khấu hao tài sản cố định, trong khi tại các ngân hàng thương mại, vốn vay để mua sắm máy móc, thiết bị có thời gian trung bình 5-7 năm.

“Quỹ Phát triển KHCN của tỉnh là đơn vị sự nghiệp, do đó không có đủ các điều kiện để thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh vốn vay, cùng đó quỹ chưa hình thành được bộ phận hay nhóm tín dụng, mà phải thông qua ủy thác với 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc. Cùng đó, đối tượng vay vốn của quỹ phần lớn là DNNVV, khả năng rủi ro cao và phần lớn không đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay mặc dù quỹ cho phép DN dùng tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ làm tài sản thế chấp; quá trình xây dựng các dự án xin vay vốn thường kéo dài do quy trình phê duyệt” - ông Bắc cho hay.

Gỡ khó về chính sách

Các chuyên gia cho rằng, để duy trì và hoạt động có hiệu quả cần tháo gỡ những bất cập vì hiện nhu cầu cần vay vốn, nhận tài trợ của doanh nghiệp rất lớn, nhất là phục vụ cho việc đổi mới công nghệ. Việc giải ngân nguồn vốn đòi hỏi DNNVV, các tổ chức, cá nhân phải có đề án cụ thể, có tính khả thi cao; sau khi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ sẽ thông qua hội đồng khoa học để đánh giá, từ đó quỹ có cơ sở để ký hợp đồng và giải ngân vốn. Một trong những điều kiện để được vay vốn là DN phải thành lập quỹ chuyển giao KHCN của đơn vị. Nhiều DN cũng cho rằng, khi DN trích lập, sử dụng quỹ gặp khó khăn vì có nhiều điều khoản ràng buộc với các thông tư, văn bản hướng dẫn. Cùng với đó là quy định DN khi muốn sử dụng quỹ thì phải làm hồ sơ, lập hội đồng, thẩm định đánh giá tính khả thi của dự án... Do đó, để khuyến khích và tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận gần hơn với chính sách hỗ trợ vốn từ Quỹ Phát triển KHCN cần có một đơn vị chuyên trách theo dõi quản lý hoạt động của Quỹ Phát triển KHCN địa phương để có thể hỗ trợ kịp thời về chuyên môn; chủ trì các hội thảo, tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ địa phương về nghiệp vụ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Theo đại diện Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Hadiphar), để tiếp cận nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển KHCN của tỉnh, đơn vị đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào. Nguyên nhân do quy trình, thủ tục rườm rà, nguồn vốn cho vay nhỏ, việc thẩm định năng lực sản xuất, hiệu quả của nguồn vốn vay chưa được triển khai toàn diện. Do đó, Nhà nước cần sửa đổi cơ chế cho vay của quỹ để đầu tư cho DN đúng lúc. Đại diện Công ty cổ phần đầu tư OSUM Vĩnh Phúc - ông Ngô Văn Tâm cho biết,  đơn vị chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng thủy tinh pha lê như ly, cốc, bình hoa... bằng nguồn nguyên liệu và phôi nhập ngoại, dây chuyền sản xuất hiện đại, thường xuyên phải đổi mới công nghệ, sau nhiều lần bổ sung hồ sơ, công ty vẫn chưa đủ điều kiện vay vốn từ Quỹ phát triển KHCN. Để duy trì hoạt động, ổn định việc làm cho người lao động, công ty buộc phải chuyển sang vay vốn ngân hàng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN - ông Nguyễn Quân cho rằng, để duy trì quỹ không nên coi Quỹ Phát triển KHCN địa phương là quỹ tài chính ngoài ngân sách, mà ngân sách phải là nguồn vốn chính, không chỉ cấp vốn ban đầu mà hằng năm cần bổ sung. Hàng năm kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu ở địa phương sẽ được chuyển vào quỹ để quỹ có nguồn vốn, thay vì ngân sách cấp phát trực tiếp cho đơn vị chủ trì nghiên cứu như hiện nay.

Khi quỹ cấp phát kinh phí cho các đề tài thì ngành KHCN sẽ hỗ trợ kịp thời các đề tài, dự án và sẽ theo dõi được hoạt động một cách hiệu quả. Cần có chế tài để các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quản lý của địa phương có nghĩa vụ chuyển kinh phí vào quỹ theo quy định. Các hoạt động cho vay cần ủy thác cho ngân hàng thương mại hỗ trợ, bảo lãnh vốn vay cần nhờ tổ chức tín dụng hỗ trợ, còn Quỹ tập trung vào hoạt động tài trợ. Quỹ phải tạo ra nguồn thu, có lợi nhuận để bảo đảm chi thường xuyên. Đồng thời, tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các quỹ của Trung ương và địa phương nhằm mục tiêu chung đóng góp vào sự phát triển KHCN của cả nước.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Công nghệ thực tế ảo là gì?

Diễm Quỳnh |

Thực tế ảo (VR-Virtual Reality) là một thuật ngữ dùng để chỉ một môi trường giả lập được con người tạo ra bằng các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.

Từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật phát triển nền công nghiệp dầu khí

Nhóm PV |

Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần thiết kế một số điều quy định về đào tạo, chuyển giao công nghệ và các cơ chế, chính sách cụ thể đối với nhà thầu khi tham gia hoạt động dầu khí Việt Nam để chúng ta từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật phát triển nền công nghiệp dầu khí.

Xây dựng TT- Huế thành trung tâm lớn cả nước về khoa học và công nghệ

ĐÀO HƯỞNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Ngày 18.5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển ngành KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Bất chấp thách thức pháp lý, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ

Thảo Phương |

Phiên triệu tập đại bồi thẩm đoàn trong vụ xét xử ông Donald Trump đã bị huỷ không rõ lý do và dù có chuyện gì xảy ra, cựu Tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục tranh cử.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Đón khách Trung Quốc và cơ hội “làm sạch” thị trường du lịch

Nguyễn Hùng |

Trước dịch COVID-19, các điểm bán hàng phục vụ khách Trung Quốc tại Quảng Ninh luôn là những điểm “nóng” bởi những chiêu trò trốn thuế, gian dối về chất lượng sản phẩm. Tỉnh Quảng Ninh từng huy động các lực lượng mở một “chiến dịch” chấn chỉnh hoạt động của những điểm bán hàng này nhưng sau đâu lại vào đó.

Công nghệ thực tế ảo là gì?

Diễm Quỳnh |

Thực tế ảo (VR-Virtual Reality) là một thuật ngữ dùng để chỉ một môi trường giả lập được con người tạo ra bằng các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.

Từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật phát triển nền công nghiệp dầu khí

Nhóm PV |

Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần thiết kế một số điều quy định về đào tạo, chuyển giao công nghệ và các cơ chế, chính sách cụ thể đối với nhà thầu khi tham gia hoạt động dầu khí Việt Nam để chúng ta từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật phát triển nền công nghiệp dầu khí.

Xây dựng TT- Huế thành trung tâm lớn cả nước về khoa học và công nghệ

ĐÀO HƯỞNG |

THỪA THIÊN HUẾ - Ngày 18.5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển ngành KH-CN tỉnh Thừa Thiên Huế.