Phim lịch sử vật vã tìm một lối ra

mi lan |

Ngày 30.11, bộ phim lấy đề tài lịch sử “Huyền sử vua Đinh” xin rút khỏi rạp chiếu sớm với doanh thu thấp kỷ lục là 42,8 triệu đồng. Trước đó, nhà sản xuất công bố đã bỏ ra 8 tỉ đồng để đầu tư vào “Huyền sử vua Đinh”. Đây được xem là bộ phim thua lỗ nặng nề bậc nhất của phim Việt nói chung và phim lịch sử nói riêng.

Phim lịch sử Việt thua lỗ triền miên

Cả mấy thập kỷ, phim lịch sử Việt thua lỗ triền miên. Trong khi điện ảnh thế giới ở đề tài này đã vượt rất xa, giới làm phim Việt vẫn quẩn quanh, bế tắc và có muôn vàn lý do để đổ lỗi.

Khi các hãng phim nhà nước chưa tiến hành cổ phần hóa, họ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và sản xuất phim lịch sử theo đơn đặt hàng của Cục Điện ảnh vào các dịp kỷ niệm quan trọng. Năm 2010 - kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long, nhà nước đặt hàng bộ phim “Long Thành cầm giả ca”. Để có được kịch bản này, Cục Điện ảnh phải tổ chức cuộc thi viết kịch bản về đề tài lịch sử hướng tới chào mừng đại lễ. Kịch bản tốt nhất được chọn sản xuất phim. Nói như vật để thấy, nếu không có cuộc thi treo giải lớn, đội ngũ biên kịch ở Việt Nam gần như không có hứng thú với đề tài lịch sử.

Kịch bản đề tài lịch sử từ lâu được đánh giá yếu và thiếu trầm trọng. “Huyền sử vua Đinh” - bộ phim thua lỗ “chạm đáy” vừa phải xin rút khỏi rạp - lấy câu chuyện về thời trẻ của vua Đinh Tiên Hoàng, dẹp loạn 12 sứ quân, nhưng kịch bản bị chê sơ sài, ngô nghê và đầy lỗ hổng.

Rất nhiều phim lịch sử bị sa lầy vào lỗ hổng kịch bản. Năm 2014, nhà nước đặt hàng Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất phim “Sống cùng lịch sử” chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2014). Bộ phim ra rạp trong sự ảm đạm, lạnh nhạt của các rạp chiếu. Có những suất chiếu không bán nổi một vé. Phim bị chê về cách kể chuyện khô cứng, kịch bản chỉ mô phỏng lại các sự kiện đã có từ sách giáo khoa. Trước đó, phim “Ký ức Điện Biên” được đầu tư “khủng” cũng bị chê về kịch bản và cách làm phim cũ kỹ.

Phim lịch sử do các hãng tư nhân sản xuất cũng không khá hơn (dù không phải phim đặt hàng). Có 2 ví dụ điển hình về phim lấy cảm hứng từ lịch sử của các hãng tư nhân nhưng thua lỗ hàng chục tỉ đồng là “Dòng máu anh hùng” và “Thiên mệnh anh hùng”.

“Dòng máu anh hùng” lấy bối cảnh thời kháng chiến chống Pháp, phải dàn dựng phim trường tốn kém, đầu tư 23 tỉ đồng thời điểm 2006. Khi ra rạp, phim chỉ thu 10 tỉ đồng, thua lỗ gần một nửa. “Thiên mệnh anh hùng” lấy cảm hứng lịch sử từ câu chuyện về thảm án Lệ Chi Viên liên quan đến gia tộc danh nhân Nguyễn Trãi. Phim ra mắt dịp Tết Nguyên Đán năm 2012 nhưng không thể thu hồi vốn. Nhà sản xuất công bố phim thua lỗ khoảng 10 tỉ đồng.

Không chỉ thua lỗ, bị khán giả “ghẻ lạnh”, nhiều phim lịch sử còn bị cấm chiếu vì xuyên tạc, sai lệch lịch sử. Giữa bối cảnh phim Mỹ, phim Hàn Quốc hay Trung Quốc đã kiếm hàng triệu USD nhờ phim lịch sử, điện ảnh Việt vẫn “vật vã” tìm một lối ra cho dòng phim này.

Phim lịch sử Việt thua lỗ triền miên. Ảnh: Đoàn phim cung cấp
Phim lịch sử Việt thua lỗ triền miên. Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Đằng sau những cú ngã ngựa phòng vé

Sau những cú “ngã ngựa” tại phòng vé của loạt dự án phim lịch sử, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh vẫn nung nấu ý định sản xuất dự án “Trưng Vương” (She - Kings) về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Bộ phim được giới thiệu sẽ thuộc thể loại huyền sử, phim phục dựng lại bối cảnh Lạc Việt cách đây hơn 2.000 năm. Dự án phim được Trương Ngọc Ánh và ê-kíp ấp ủ trong nhiều năm. Trước dịch COVID-19, nhà sản xuất đã lên kế hoạch tìm kiếm diễn viên trên toàn quốc với nhiều yêu cầu về ngoại hình, diễn xuất và các kỹ năng bổ trợ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Trương Ngọc Ánh cho biết chị rất tâm huyết với dự án “Trưng Vương”, nhưng nhà sản xuất thừa nhận đây là sự mạo hiểm lớn. “Ngay khi chúng tôi bắt tay vào thì dịch bùng phát và diễn biến phức tạp, mọi kế hoạch đều phải lùi lại, kinh phí đội lên rất nhiều. Trong năm 2022, chúng tôi vẫn tiếp tục sản xuất. Làm phim lịch sử với bối cảnh phục dựng 100% ở thời điểm hiện tại thực sự là bài toán rất khó và mạo hiểm”.

Dự án “Trưng Vương” dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2023. Hiện đoàn làm phim chia sẻ họ phải đầu tư lớn vào bối cảnh, phục trang, đạo cụ, binh khí... Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh cho biết, “Hiện chúng tôi cứ làm hết sức có thể, doanh thu rất khó lường. Sau khi ra rạp tại Việt Nam, tôi cũng có định hướng sẽ bán bản quyền phim cho các nền tảng số như Netflix để bù đắp thêm chi phí sản xuất”.

Trương Ngọc Ánh cũng như nhiều nhà sản xuất bày tỏ sự quan ngại vào thị trường, trong khi phải đầu tư kinh phí lớn cho các dự án đề tài lịch sử.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng có nhiều dự án lịch sử từng ra rạp như Đường thư, Những người viết huyền thoại, Đường lên Điện Biên... cũng chia sẻ kinh phí là vấn đề lớn của phim lịch sử. “Tái hiện lại một cuộc chiến tốn kém khủng khiếp. Cuộc chiến càng khốc liệt thì lại càng tốn tiền. Chúng tôi phải vay mượn, nhờ vả sự hỗ trợ rất lớn từ quân đội khi quay phim “Những người viết huyền thoại”. Từ quân trang, vũ khí, xe tăng, trực thăng... Sẽ không thể tưởng tượng được tốn bao nhiêu tiền, nếu quân đội không hỗ trợ cho mượn” - đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói.

Ngoài việc tốn kém về đạo cụ, phục dựng bối cảnh, phim lịch sử còn tốn kém về phục trang, khi phải may mới toàn bộ. Theo các nhà làm phim Việt, phim lịch sử sản xuất với kinh phí lớn, khi ra rạp lại phải đối diện với thị trường phát hành đầy biến động khó lường. “Thị hiếu khán giả là điều rất khó đoán biết. Thị trường phát hành hiện ưu tiên nhiều bom tấn ngoại nhập, phim Việt rất khó cạnh tranh” - đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nhận định.

Trong khi đó, đạo diễn Trọng Trinh đưa quan điểm: “Làm phim lịch sử vô cùng tốn kém. Phải mất thời gian nghiên cứu rất nhiều về bối cảnh, phục tranh, câu chuyện lịch sử, tài liệu để lên kịch bản... Tôi nghĩ, phải cần có sự chuẩn bị rất kỹ càng mới có thể bắt tay vào một dự án phim lịch sử, nhất là trong bối cảnh chúng ta không có trường quay. Phim lịch sử nếu làm nửa vời, còn tệ hơn. Đã làm, phải làm cho ra chất lịch sử”.

Theo đạo diễn Trọng Trinh, đánh giá nhìn nhận chung thị trường phim Việt hiện tại, những phim lịch sử rất ít, không mấy người mặn mà muốn sản xuất và đầu tư, bởi phim lịch sử phức tạp hơn rất nhiều một phim tâm lý, tình cảm. Ngoài sự yếu và thiếu về nhiều mặt, câu chuyện về tài năng của các nhà làm phim cũng gây tranh cãi suốt nhiều năm.

Khi phim lịch sử Việt thua lỗ triền miên, khán giả thường lấy ví dụ về những dự án phim bùng nổ phòng vé của Hàn Quốc, trong đó có thể kể đến “Đại thủy chiến” được đầu tư 18,6 triệu USD và thu về 112 triệu USD. Để có thể sản xuất được bộ phim với doanh thu lớn như thế, bên cạnh những “điều kiện cần” là tiền, là bối cảnh, là phục trang... còn cần đến “điều kiện đủ” rất quan trọng khác: Tài năng!

mi lan
TIN LIÊN QUAN

"Huyền sử vua Đinh" doanh thu thấp kỷ lục và những ồn ào của phim lịch sử

Huyền Chi |

Loạt phim Việt lấy đề tài lịch sử nhiều lần vướng lùm xùm liên quan đến hình ảnh trên phim, cách xây dựng kịch bản...

Nghịch lý của dòng tiền ở phim lịch sử: "Ai cũng biết tại ai và vì sao"

Mi Lan |

Câu chuyện về những dự án phim lịch sử, chiến tranh đầu tư triệu USD nhưng không bán nổi vé được bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát.

"Với phim lịch sử chiến tranh, xét ở góc độ nào cũng cần tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Luôn có những nghịch lý trong dòng tiền “chảy” ở các phim lịch sử, chiến tranh khi số tiền đầu tư lớn, nhưng đa số đều không bán được vé. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng về những tồn tại ở dòng phim này.

Sĩ tử học ngày cày đêm cho cuộc đua giành vé vào lớp 10 trường công lập

Nhóm PV |

Cuộc đua vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội đang dần nóng lên nhất là khi Sở giáo dục và đào tạo công bố thông tin trong năm nay chỉ có 55,7% số học sinh lớp 9 ở Hà Nội có suất để học tại các trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tìm mọi cách để ôn luyện với mục đích đỗ vào trường cấp 3 mà mình mong muốn.

Ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường: Khó khăn nhiều phía

Hoàng Bin |

Với nguy cơ đã nhận diện, tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành vấn nạn đối với môi trường học đường, thế nhưng việc quản lý vấn đề này tại Quảng Nam đang gặp khó khăn từ nhiều phía.

Đà Nẵng: 3 nữ quái dàn cảnh bán thuốc tiên, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khánh Ngọc |

Công an quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với 2 trong số 3 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiều tối qua - 23.3.

Người dân và du khách hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng ở Đà Nẵng

Mai Hương - Văn Trực |

Sau khi xe đạp công cộng được đưa vào sử dụng ở Đà Nẵng, nhiều người dân và du khách hào hứng trải nghiệm loại hình mới mẻ này.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

"Huyền sử vua Đinh" doanh thu thấp kỷ lục và những ồn ào của phim lịch sử

Huyền Chi |

Loạt phim Việt lấy đề tài lịch sử nhiều lần vướng lùm xùm liên quan đến hình ảnh trên phim, cách xây dựng kịch bản...

Nghịch lý của dòng tiền ở phim lịch sử: "Ai cũng biết tại ai và vì sao"

Mi Lan |

Câu chuyện về những dự án phim lịch sử, chiến tranh đầu tư triệu USD nhưng không bán nổi vé được bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát.

"Với phim lịch sử chiến tranh, xét ở góc độ nào cũng cần tiền”

Hiền Hương (thực hiện) |

Luôn có những nghịch lý trong dòng tiền “chảy” ở các phim lịch sử, chiến tranh khi số tiền đầu tư lớn, nhưng đa số đều không bán được vé. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng về những tồn tại ở dòng phim này.