Nghệ thuật từ sân quần vợt (Art & Tennis thì liên quan gì?)

nguyễn quân |

L.T.S: Từ 17h00 ngày 11.11.2017, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền -  Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ - điêu khắc gia thuộc “CLB Tennis Họa sĩ Hà Nội”. Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu bài viết của họa sĩ -  nhà phê bình lý luận mỹ thuật Nguyễn Quân và một số tác phẩm trong triển lãm này.

Câu chuyện dài hoạt kê sinh động và sâu sắc nhất về cuộc đổi mới của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 (Số Đỏ) được viết dưới ngòi bút thần tình của Vũ Trọng Phụng, bậc tài hoa bạc mệnh, xoay vần từ một cái sân Tennis hiếm hoi ở Hà Thành và một anh chàng nhặt banh nghèo, ít học, được/bị những làn sóng canh tân điên đảo đưa đẩy, thách thức, nâng đỡ và vùi dập trong cái biển đời đang trầm luân gió Á mưa Âu.

Trong văn nghệ nước ta liền sau Đổi mới thì mỹ thuật dường như đã vác cờ, thổi tiếng kèn tiên phong gây bao hy vọng và lo lắng, tin tưởng và hoài nghi trong không gian tinh thần ở Thủ đô, vẫn đang là trung tâm nghệ thuật lớn nhất của cả nước. Giới quan sát (nước ngoài) những năm cuối 1980 đầu 1990 coi “Hội họa Việt Nam/Vietnamese Painting” như một chứng cứ cho chính sách mở cửa, một chỉ dấu của sự Đổi mới, một thứ cửa sổ của dân chủ hóa và tự do sáng tạo ở xứ sở khép chặt và nghèo khổ này.

Một tờ báo tiếng Anh phát hành rộng rãi ở Việt Nam đã in ảnh, đưa tin về giải tennis “The Right To Hope”/Quyền được hy vọng” của CLB các họa sĩ Hà Nội, lần đầu tiên tại Cung Văn Hóa Việt-Xô. Các tay vợt dưới sự điều hành và “huấn luyện” của “Tuấn vẽ” thuộc các thế hệ 4-5-6x như Võ Tá Hùng, Trần Quyết, Phạm Thăng Long, Phạm Quang Vinh, Hà Trí Hiếu, Bùi Đức Thái, Nguyễn Trần Tâm, Nguyễn Viết Hiếu… và nhiều người khác. Chơi được tennis chứng tỏ họ không phải làm cán bộ hành chính và có tiền hơn công chức sống bằng lương. Ra khỏi biên chế nhà nước, làm họa sĩ độc lập về kinh tế là chuyện rất dũng cảm.

Nhưng cần dũng cảm hơn là gánh vác sự độc lập về tinh thần, không làm cán bộ văn nghệ nữa thì cũng không còn chỉ đạo “vẽ thế nào, vẽ cái gì, vẽ cho ai” như thông lệ với đại đa số nghệ sĩ. Giờ đây họ phải tự chịu trách nhiệm về những điều đó và những rủi ro lớn mà chúng có thể mang lại. Chơi được tennis cũng là chứng cớ họ có thể bán được tranh sống với thị trường mới manh nha rồi

bùng nổ liền 10 năm sau đó. Đúng ra là chính các “họa sĩ đổi mới” đã tạo ra thị trường sôi động một thời để “phần còn lại của thế giới” phát hiện ra một khía cạnh thú vị của văn hoá Việt Nam (cùng thời gian này ở Sài Gòn cũng có một CLB tennis của các họa sĩ đổi mới tiên phong tuy không duy trì được liên tục tới giờ). Họa sĩ độc lập chơi tennis còn “tự tay” mở cửa mỹ thuật ra quốc tế: Giao lưu, kết nối, hợp tác, bán tác phẩm với các nhà sưu tầm, giới yêu nghệ thuật, các gallery, bảo tàng, quỹ văn hoá nước ngoài, các đại sứ quán trong hợp tác văn hóa và truyền thông quốc tế. N. Taylor, nghiên cứu sinh nước ngoài đầu tiên, nay là giáo sư - chuyên gia hàng đầu về nghệ thuật Việt Nam hiện đại cũng đã khởi đầu tiếp cận nghệ thuật “bản địa” sâu sát từ sân quần vợt này...

Tóm lại ở sân tennis người ta nhìn rõ một hình mẫu nghệ sĩ chuyên nghiệp/ độc lập mới mẻ, đang manh nha để khoảng hơn một thập niên sau sẽ thay thế hòan toàn hình mẫu cán bộ/công chức văn nghệ của Đảng và nhà

nước trong “kỷ nguyên” kháng chiến và bao cấp.

Tham gia Giải tennis và Triển lãm kỷ niệm 25 năm gây dựng phong trào kết nối thể thao-nghệ thuật có tới hơn 30 tác giả 4-5-6-8-9x, già trẻ cách nhau tới hơn 40 tuổi! Tất nhiên Triển lãm hấp dẫn thú vị hơn các trận so tài thể thao nhiều lần. Có thể thấy ở đây một lát cắt toàn cảnh nghệ thuật nước ta hiện giờ với nhiều khuynh hướng, phong cách, chất liệu, thể loại, chủ đề, đề tài… thậm chí cả diễn tiến của chúng qua thời gian từ Đổi mới tới nay: Sơn dầu của Phạm Quang Vinh, Phạm Ngọc Long, Hoàng Anh, Trần Thế Vĩnh, Hà Trí Hiếu, Trần Quyết, Lê Văn Minh, Lê Hoàng Nguyên, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Trần Tâm, Trịnh Nhật Vũ…; sơn mài của Kim Thành, Trịnh Tuân, Vũ Thăng, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Quang Minh…; điêu khắc của Đức Sĩ...; tác phẩm của các nghệ sĩ thị giác tiên phong Trần Lương, Nguyễn Minh Phước…; phong cảnh của Võ Tá Hùng, Nguyễn Viết Hiếu, Phạm Khánh Thành, Phạm Hồng Sơn, Trần Lưu Tuấn...; trừu tượng của Phạm Thăng Long. Nguyễn Linh, Trần Minh Sơn, Nguyễn Mạnh Quỳnh, Trần Lưu Mỹ…

Bởi tính độc đáo, quy mô và chất lượng của nó cùng với cuốn sách nghệ thuật được phát hành kèm theo, Art&Tennis xứng đáng là một sự kiện đáng kể trong đời sống nghệ thuật Thủ Đô năm 2017 này.

nguyễn quân
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.