Một quyết định dũng cảm, sáng suốt và nhân ái tột cùng

NGƯT Vũ Thế Khôi |

Lướt các mạng tiếng Nga, tôi tình cờ bắt gặp địa danh KOKSHETAU, có lẽ xa lạ đối với đại đa số người Việt từng học tập hoặc làm ăn, sinh sống ở Liên Xô, nhưng với tôi lại quen thuộc, gợi nhiều kỷ niệm về tuổi trẻ sôi nổi của mình hơn nửa thể kỷ trước.

1. Năm 1958, tôi cùng một số đồng đội cựu Thiếu sinh quân thời Kháng chiến chống Pháp, lúc ấy đang được Đảng và Chính phủ cho theo học Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Quốc gia tại Moskva, đã tình nguyện tới đây theo lời kêu gọi của Trung ương Komsomol, cùng các bạn đồng môn người Nga, người Kazakh, người Ukraina... tham gia gặt mùa chín rộ trên những cánh đồng khai hoang bát ngát mênh mông (Kazakhstan lớn thứ 9 trên thế giới về diện tích!). Và đương nhiên, chúng tôi không hề hay biết rằng, ở phía đông Kazakhstan, tại vùng hoang mạc Semipalatinsk, cách nơi chúng tôi lao động xây dựng hòa bình chỉ hơn nghìn cây số, tức như từ Hà Nội đến Quy Nhơn, vì mục đích cân bằng lực lượng hạt nhân để bảo vệ Tổ quốc Liên Xô và toàn phe XHCN, các nhà khoa học Xô Viết đang tiến hành những vụ nổ nhiệt hạch cực mạnh tại một bãi thử khổng lồ, diện tích 18.500km2, tức lớn hơn Nghệ An, tỉnh có diện tích hàng đầu Việt Nam (16.490km2).

Ngày 25.08 mới rồi tại Kokshetay, thủ phủ của tỉnh Akmola, đã diễn ra Hội nghị khoa học quốc tế kỷ niệm 30 năm đóng cửa vĩnh viễn bãi thử vũ khí hạt nhân lớn nhất nhì thế giới: 29.8.1991 - 29.8.2021. Tại sao đóng cửa? Ai dám đưa ra cái quyết định dũng cảm, sáng suốt và nhân ái tột cùng ấy?

Theo các nhà sử học, trong giai đoạn 1945-1949 Lầu Năm Góc đã soạn thảo ít nhất 9 phương án “đánh phủ đầu”: Tấn công hạt nhân nhằm vào Liên Xô đã suy yếu và kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới II. Để tồn tại, dù bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, Liên Xô buộc phải dồn hết nhân lực và vật lực để trong một thời hạn ngắn nhất có vũ khí hạt nhân. 7 giờ sáng ngày 29.08.1949 quả bom nguyên tử Xô Viêt đầu tiên đã được thử nghiệm thành công, cũng là khai trương bãi thử Semipalatinsk tại vùng hoang mạc đông bắc Kazakhstan. Từ đó cho đến năm 1989, chấp nhận cuộc chạy đua vũ trang do Mỹ áp đặt, trong vòng 40 năm tại bãi thử khổng lồ này đã diễn ra tổng cộng 456 vụ nổ hạt nhân trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển, với sức công phá tương đương 2.500 quả bom mà Mỹ đã ném xuống Hirosima ngày 1945!

Năm 1952, Mỹ thử nghiệm H-bom, quả bom nhiệt hạch đầu tiên. Nó có sức công phá gấp 2.500 lần quả bom nguyên tử đã san thành bình địa Hirosima và trong tích tắc giết chết 14 vạn người và khiến hàng trăm nghìn người bị nhiễm phóng xạ chết dần chết mòn mấy chục năm sau đó. Mỹ đã có bom-H thì Liên Xô cũng phải có. Chỉ một năm sau, ngày 12.8.1953, quả bom H nhãn hiệu Xô Viết được kích nổ tại bãi thử Semiparatinsk. Cuộc chạy đua thử nghiệm và sản xuất vũ khí hạt nhân diễn ra ngày càng khốc liệt và thu hút ngày càng nhiều quốc gia, kể cả những nước nghèo cũng đua đòi, mặc dù dân còn chết đói cả loạt, phải kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu trợ...

2. Thế nhưng cái giá phải trả cho việc trở thành cường quốc hạt nhân quá đắt! Mặc dù dân thường sinh sống ở Semiparatinsk được triệt để chuyển đến định cư ở nơi an toàn, nhưng đất đai, không khí và nguồn nước đã nhiễm phóng xạ nên rốt cuộc, như tài liệu của chính báo chí Xô Viết tiết lộ từ khi có chính sách “glasnoct” (công khai): “Từ khi vụ nổ đầu tiên diễn ra, tỉ lệ người mắc ung thư, dị tật bẩm sinh, liệt dương, máu trắng tăng vọt chỉ trong vài năm. Rất nhiều trẻ ra đời với hệ thần kinh tổn thương, xương biến dạng và thiếu tay chân. Một cựu giám đốc của Bệnh viện Ung thư Semipalatinsk ước tính ít nhất 60.000 người đã mất mạng do ung thư”. Diện tích bãi thử, như trên đã nói, là 18.500km2, nhưng vùng chịu ảnh hưởng lên đến con số 304 nghìn km2 (xấp xỉ Việt Nam: 331.212km2!), với dân số sinh sống trong vùng bị phơi nhiễm phóng xạ là 1,3 triệu người, tức đến 1/10 dân số số Kazakhstan. Quê hương của thi hào hiền triết Abai trở thành vùng đất chết.

Bây giờ, số lượng bom nhiệt hạch khủng các quốc gia hạt nhân đang tàng trữ đã lên đến con số 7.000 đơn vị, thừa đủ để tiêu diệt không phải một vài quốc gia mà là cả địa cầu này. Số lượng người bị nhiễm phóng xạ do các vụ nổ thử nghiệm cũng đã lên đến hàng triệu người. Nhưng chưa một quốc gia nào, một nhà lãnh đạo quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào dám tiên phong đơn phương chấm dứt các vụ thử nghiệm vô nhân đạo, dang dần hủy diệt trái đất và tiêu diệt sự sống.

Cho đến ngày 29.8.1991 có một người dám đưa ra cái quyết định khó khăn mà chúng tôi đặt làm tựa đề của bài viết này - DŨNG CẢM, SÁNG SUỐT VÀ NHÂN ÁI TỘT CÙNG.

Ông là Nursultan Nazarbaev, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Kazakhstan, lúc ấy đương giữ cương vị Tổng thống nước Cộng hòa Xô Viết Xã hội chủ nghĩa Kazakhstan, vẫn còn chưa ra khỏi thành phần Liên Xô.  Kazakhstan là nước cộng hòa cuối cùng li khai Liên bang Xô Viết và tuyên bố Độc lập ngày 16.12.1991. Ấy là vì Nazarbaev là người kiên trì nhất chủ trương cứu vãn liên minh do Cách mạng tháng Mười sinh ra, dù là tiếp tục tồn tại dưới hình thức một Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) để kế tục các thành tựu đã đạt được và dần dần cải tổ theo nhu cầu lịch sử mới. Không ngẫu nhiên cả Gorbachev lẫn Eltsin đều đề cử Nazarbaev vào cương vị Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng SNG.

3. Từ khi có “Glasnost” và nhiều thông tin mật về tác hại đối với môi trường và con người bị rò rỉ, Nazarbaev đã chứng kiến nhiều cuộc mít tinh và biểu tình của dân chúng Kazakhstan đòi đóng cửa bãi thử Semipalatinsk. Bản thân ông cũng nhiều lần yêu cầu trung ương cung cấp các số liệu toàn diện về vấn đề này, nhưng đều không được đáp ứng kể cả khi ở cương vị Tổng bí thư, đứng đầu Cộng hòa Xô Viết Kazakhstan. Nhận thức được việc tiếp tục chạy đua vũ trang là đi ngược với xu thế thời đại và lợi ich của đất nước và dân chúng Kazakhstan, Nazarbaev từng đề xuất với Tổng bí thư Gorbachev về việc đóng cửa bãi thử, nhưng người tiền nhiệm Kolbin ở cương vị của ông đã cảnh báo: “Giới quân nhân sẽ loại trừ chúng ta”. Lúc ấy, truyền thông chính thống đã bắt đầu rêu rao: Nazarbaev mưu đồ tích cóp chút vốn liếng chính trị, và đe dọa: Nazarbaev xâm phạm an ninh quốc phòng!... Nhận thức được mình làm điều hợp lòng dân, hợp xu thế phát triển, và chứng kiến trào lưu tự chủ, tự quyết đang dâng mạnh ở tất cả các nước cộng hòa Xô Viết, được toàn dân Kazakhstan hậu thuẫn bằng phong trào “Nevada (bãi thử hạt nhân của Hoa Kỳ) - Semipalatinsk” đang diễn ra rầm rộ khắp Kazakhstan, Nazarbaev không lùi bước mà dấn tới, dẫu biết, như sau này ông thú nhận, bản thân có thể gặp tai họa. Bất chấp tương lai chính trị của cá nhân mình sẽ thế nào, 30.5.1989, từ diễn đàn Xô Viết tối cao Liên Xô, đại biểu nhân dân Nazarbaev, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Cộng hòa Xô Viết Kazaakhstan công khai đặt vấn đề phải đóng cửa bãi thử Semipalatinsk!

Trong chính trị (vả lại trong mọi việc đều vậy!), chỉ dũng cảm chưa đủ để thành công. Nazarbaev đã chọn đúng thời điểm duy nhất để đưa ra quyết định chiến lược của mình. Đó là giai đoạn khủng hoảng quyền lực trung ương, Eltsin đã được trao cương vị Quyền Tổng tư lệnh các các lực lượng vũ trang toàn Liên Xô mà ông ta lại hoàn toàn ủng hộ đường lối của Nazarbaev chủ trương cải tổ tiệm tiến Liên bang Xô Viết thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.

Thời cơ có một không hai không thể bỏ lỡ. Chỉ 7 ngày sau khi Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp bị vô hiệu hóa, ngày 29.8.1991 Tổng thống Cộng hòa Xô Viêt XHCN Kazakhstan Nursultan Nazarbaev ký Sắc lệnh đóng cửa bãi thử hạt nhân Semiparatinsk.

Công lao lịch sử to lớn của Tổng thống Nursultan Nazarbaev chính là ở chỗ ông đã dũng cảm đổi mới căn bản tư duy, sáng suốt đánh giá chính xác tình thế chính trị, chớp đúng thời cơ sống còn và - điều quan trọng nhất - xuất phát từ minh triết nhân ái: phát triển hòa bình và đồng thuận trên cớ sở các tư tưởng nhân nhượng và bao dung của các hiền triết phương Đông như Al-Farabi và Abai mà chủ động, tiên phong đưa ra một quyết sách chiến lược đúng đắn. Chính quyết sách này trở thành đòn bẩy đưa Kazakhstan thành quốc gia phát triển ổn định, được cả thế giới văn minh công nhận là “hiện tượng hậu Xô Viết”.

NGƯT Vũ Thế Khôi
TIN LIÊN QUAN

Tết Việt trong ấn tượng của Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov

Thanh Hà |

Trong chuỗi bài viết "Những cuộc gặp Việt Nam", Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov từng chia sẻ trải nghiệm đặc biệt về lần đầu tiên đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội, với ấn tượng đầu tiên là sự yên tĩnh.

Đoàn kết góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam

Thanh Hà |

Hôm 22.1, Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam đăng bài viết của Đại sứ Yerlan Baizhanov mang tựa đề: "Tính kiên định trên con đường đi tới kinh tế thị trường", trong đó chia sẻ những nhận định của cá nhân nhà ngoại giao hàng đầu Kazakhstan tại Việt Nam về sự kiện chính trị trọng đại của Việt Nam trong những ngày tới.

Tại Kazakhstan, Đảng cầm quyền “Ánh sáng Tổ quốc - Nur Otan” lại thắng cử

Huy Minh |

Tin từ ĐSQ Kazakhstan tại Việt Nam cho hay, chủ nhật tuần trước, cuộc bầu cử Quốc hội đã được tổ chức tại Kazakhstan. Năm đảng chính trị đã đấu tranh để giành các ghế tại hạ viện Quốc hội Kazakhstan.

“Những lời răn của Abai” giúp kết nối Việt Nam - Kazakhstan

Thanh Hà |

Những ngày đầu tháng 12, cuốn sách "Những lời răn của Abai" (tác giả Abai Kunanbaev) được Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam chính thức giới thiệu với bạn đọc. Cuốn sách thứ 2 của một tác giả Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam, được giới học giả xem như “một trong những viên gạch đầu tiên” để xây dựng con đường kết nối giữa Việt Nam và quốc gia Trung Á này.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Tết Việt trong ấn tượng của Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov

Thanh Hà |

Trong chuỗi bài viết "Những cuộc gặp Việt Nam", Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov từng chia sẻ trải nghiệm đặc biệt về lần đầu tiên đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội, với ấn tượng đầu tiên là sự yên tĩnh.

Đoàn kết góp phần làm nên thắng lợi của Việt Nam

Thanh Hà |

Hôm 22.1, Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam đăng bài viết của Đại sứ Yerlan Baizhanov mang tựa đề: "Tính kiên định trên con đường đi tới kinh tế thị trường", trong đó chia sẻ những nhận định của cá nhân nhà ngoại giao hàng đầu Kazakhstan tại Việt Nam về sự kiện chính trị trọng đại của Việt Nam trong những ngày tới.

Tại Kazakhstan, Đảng cầm quyền “Ánh sáng Tổ quốc - Nur Otan” lại thắng cử

Huy Minh |

Tin từ ĐSQ Kazakhstan tại Việt Nam cho hay, chủ nhật tuần trước, cuộc bầu cử Quốc hội đã được tổ chức tại Kazakhstan. Năm đảng chính trị đã đấu tranh để giành các ghế tại hạ viện Quốc hội Kazakhstan.

“Những lời răn của Abai” giúp kết nối Việt Nam - Kazakhstan

Thanh Hà |

Những ngày đầu tháng 12, cuốn sách "Những lời răn của Abai" (tác giả Abai Kunanbaev) được Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam chính thức giới thiệu với bạn đọc. Cuốn sách thứ 2 của một tác giả Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam, được giới học giả xem như “một trong những viên gạch đầu tiên” để xây dựng con đường kết nối giữa Việt Nam và quốc gia Trung Á này.