“Những lời răn của Abai” giúp kết nối Việt Nam - Kazakhstan

Thanh Hà |

Những ngày đầu tháng 12, cuốn sách "Những lời răn của Abai" (tác giả Abai Kunanbaev) được Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam chính thức giới thiệu với bạn đọc. Cuốn sách thứ 2 của một tác giả Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam, được giới học giả xem như “một trong những viên gạch đầu tiên” để xây dựng con đường kết nối giữa Việt Nam và quốc gia Trung Á này.

Những di sản tinh thần vô giá

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov chia sẻ tại sự kiện ra mắt sách “Những lời răn của Abai”: "Abai có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, văn hóa của chúng tôi. Tác phẩm "Những lời răn của Abai" là công trình có tính giáo dục cho toàn nhân dân Kazakhstan và cùng trải qua rất nhiều cột mốc lịch sử quan trọng".

Theo Đại sứ Yerlan Baizhanov, tại thời điểm giao thoa lịch sử của dân tộc Kazakhstan, nhà thơ, triết gia kiệt xuất Abai đã xuất hiện và bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho nhân dân, hướng nhân dân tới thế kỷ mới, tới thời kỳ mới. "Abai đã thức tỉnh những nhà hoạt động văn hóa và tư tưởng khác của Kazakhstan trong thế kỷ 20" - nhà ngoại giao hàng đầu của Kazakhstan tại Việt Nam nói thêm.

Cuốn sách "Những lời răn của Abai" là cuốn sách thứ 2 của tác giả Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam. Cuốn sách đầu tiên của một tác giả Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam từ những năm 1970 của thế kỷ trước, cũng là một cuốn sách viết về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ, triết gia kiệt xuất Abai Kunanbayev.

Abai Kunanbayev (hay Abai Kunanbaiuly) (1845-1904) sinh trưởng ở chân núi Chingiz, miền đông Kazakhstan ngày nay. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu Kazakhstan và thế giới, Abai Kunanbayev được nhìn nhận ít nhất có 6 vai trò: Nhà tư tưởng, nhà thơ, người sáng lập văn học mới của dân tộc Kazakhstan, nhà soạn nhạc, dịch giả và người khai hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của Abai Kunanbayev như một tấm gương phản ánh cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhân dân Kazakhstan nhằm bảo tồn ý thức quốc gia, hiện đại hóa và đổi mới đất nước.

Theo Trung tâm Abai, Abai Kunanbayev là người sáng lập ra nền văn học viết Kazakhstan và tác phẩm kinh điển đầu tiên của nền văn học quốc gia Trung Á này. Di sản mà ông để lại cho dân tộc rất phong phú về các bài hát và thơ, bản dịch và văn xuôi. Tên tuổi của Abai được biết tới khắp thế giới, bởi vì những tác phẩm của ông “đã trở thành di sản tinh thần của không chỉ một quốc gia, mà của toàn thể nhân loại”. Tượng Abai đã được dựng lên ở nhiều thành phố của Kazakhstan, cũng như ở nhiều thành phố trên khắp thế giới, trong đó có Mátxcơva, Cairo và Budapest...

Năm 2020 là năm ghi dấu mốc tròn 175 năm ngày sinh một trong những nhà văn hóa kiệt xuất của nhân dân Kazakhstan - Abai Kunanbayev. PGS.TS. Đào Tuấn Thành - Trưởng khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ: “Nghiên cứu những tư tưởng của Abai Kunanbayev, tôi nhận thấy, nhiều tư tưởng tiến bộ của ông vẫn còn nguyên giá trị, cho thấy tầm nhìn vượt thời đại của ông".

Theo PGS.TS Đào Tuấn Thành, triết lí sống, nhân sinh quan của Abai “đã đặt nền móng cho sự tiến bộ và thịnh vượng của đất nước Kazakhstan trong hơn một thế kỉ qua”. “Việc Abai Kunanbayev truyền bá những ý tưởng tích cực của mình đến đông đảo nhân dân Kazakhstan thông qua các tác phẩm, mà “Những lời răn của Abai” là một ví dụ tiêu biểu, đã soi đường, chỉ lối cho sự tiến bộ xã hội trên đất nước Kazakhstan và sự thịnh vượng của Kazakhstan” - ông nói.

Nói về cuốn sách của đại thi hào, triết gia nổi tiếng của Kazakhstan, PGS.TS Đỗ Hải Phong - Trưởng khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội - cho biết, "Chúng ta đón nhận những lời răn của Abai không chỉ như một di sản tinh thần lớn nhất của dân tộc Kazakhstan mà còn như "kho báu chung của thế giới" như Tổng thống Kazakhstan từng chia sẻ".

“Tôi đọc cuốn sách này, cuốn sách được sáng tác từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với cảm giác kỳ lạ. Trong những năm 20 của thế kỷ 21 này, cuốn sách làm ta ngạc nhiên về tính thời sự của nó” - PGS.TS Đỗ Hải Phong nói.

Cuốn sách “Những lời răn của Abai” chính thức ra mắt độc giả Việt Nam trong tháng 12 năm nay.Ảnh: Thanh Hà
Cuốn sách “Những lời răn của Abai” chính thức ra mắt độc giả Việt Nam trong tháng 12 năm nay.Ảnh: Thanh Hà

Khơi nguồn hiểu biết Việt Nam - Kazakhstan

PGS.TS Đào Tuấn Thành cho rằng, ở Việt Nam có nhà giáo, nhà tư tưởng Chu Văn An (1292-1370), người được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” có những triết lý giáo dục nhân văn khá tương đồng với tư tưởng đề cao và coi trọng giáo dục của Abai Kunanbayev.

"Chu Văn An đề cao triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với hành, học suốt đời để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tôi cho rằng, cả Chu Văn An và Abai Kunanbayev đều đã để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân Kazakhstan những di sản tinh thần vô giá” - PGS.TS Đào Tuấn Thành nhấn mạnh.

Chia sẻ nhận định này, PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nói rằng: “Thực sự, với 45 điều răn trong cuốn sách chứa đựng nhiều tư tưởng triết học, giáo dục và văn hóa và chia sẻ rất nhiều với nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là những nhà tư tưởng, nhà triết học Việt Nam. Từ lời răn đầu tiên đến lời răn cuối cùng đều rất tương đồng với triết lí giáo dục nhân sinh của Á Đông và của Việt Nam”.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá cao tác phẩm bởi "gần 200 năm vẫn nguyên giá trị”. Ông cũng bày tỏ tin tưởng việc "Những lời răn của Abai" ra mắt tại Việt Nam sẽ “khơi nguồn” hợp tác, thúc đẩy hiểu biết giữa hai dân tộc Việt Nam - Kazakhstan.

Dịch giả Lê Đức Mẫn (80 tuổi) một trong 2 dịch giả của cuốn "Những lời răn của Abai" cũng trở thành người đưa cuốn sách tới với độc giả Việt Nam một cách tình cờ. Ông kể lại, hai năm trước đây, ông gặp một người phụ nữ trẻ tuổi người Kazakhstan, một nữ thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh tốt nghiệp ở Mỹ đang làm việc ở Việt Nam. Trong những cuộc trò chuyện, nữ giáo viên người Kazakhstan đã kể rất nhiều về Abai cũng như kể về cuốn sách của ông. "Cô ấy nói với tôi rằng, có rất nhiều lời răn của Abai mà cô thuộc nằm lòng và hi vọng tôi sẽ dịch tác phẩm này" - ông kể lại.

Thời gian trôi đi, một ngày nọ, tình cờ, ông Đoàn Doanh Nghiệp - một dịch giả khác - gửi lời mời ông cùng góp phần vào dự án dịch cuốn sách "Những lời răn của Abai". “Tên tác giả và tên của cuốn sách khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi không do dự gì cả mà nói lời đồng ý" - dịch giả đã nghỉ hưu 20 năm chia sẻ.

Cuốn sách "Những lời răn của Abai" được ông cùng cộng sự dịch xong sau khoảng 3-4 tháng. Ngay khi đó, ông Lê Đức Mẫn thông báo ngay cho người bạn Kazakhstan của mình và cùng bày tỏ sự vui mừng. “Như vậy, tôi đã đặt bước chân đầu tiên trên con đường tìm hiểu văn hóa của đất nước Kazakhstan” - dịch giả 80 tuổi nói.

“Lịch sử đã cho thấy, hoạt động dịch thuật chính là cầu nối giữa 2 dân tộc, giữa 2 văn hóa. Mỗi bản dịch là 1 phần không thể tách rời của cầu nối này. Hôm nay, vô cùng hạnh phúc vì bản dịch của chúng tôi đã trở thành một trong những viên gạch đầu tiên để xây dựng con đường kết nối giữa Việt Nam - Kazakhstan” - ông Lê Đức Mẫn chia sẻ trong lễ ra mắt cuốn sách.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Sách của nhà thơ, triết gia kiệt xuất Kazakhstan được xuất bản tiếng Việt

Thanh Hà |

Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov chia sẻ, cuốn sách "Những lời răn của Abai" là cuốn sách thứ 2 của tác giả người Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam.

Đại sứ Kazakhstan đến thăm và trao đổi hợp tác với Báo Lao Động

Ngọc Vân |

Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Báo Lao Động để độc giả Việt Nam hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người Kazakhstan.

Nhà hiền triết, đại học giả Kazakhstan

NGƯT Vũ Thế Khôi |

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quyết định đưa danh tính Abu Nasr Muhammad ibn Muhammad ibn Tarkhan ibn Uzlak al-Farabi at-Turki vào danh sách danh nhân văn hóa kỷ niệm trong năm 2020 này.

Kazakhstan bác tin của Trung Quốc về bệnh viêm phổi lạ nguy hiểm hơn COVID

Lê Thanh Hà |

Kazakhstan đã bác các thông tin về bệnh viêm phổi lạ có tỉ lệ tử vong "cao hơn nhiều" so với COVID-19 ở nước này.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Sách của nhà thơ, triết gia kiệt xuất Kazakhstan được xuất bản tiếng Việt

Thanh Hà |

Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Yerlan Baizhanov chia sẻ, cuốn sách "Những lời răn của Abai" là cuốn sách thứ 2 của tác giả người Kazakhstan được xuất bản ở Việt Nam.

Đại sứ Kazakhstan đến thăm và trao đổi hợp tác với Báo Lao Động

Ngọc Vân |

Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Báo Lao Động để độc giả Việt Nam hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người Kazakhstan.

Nhà hiền triết, đại học giả Kazakhstan

NGƯT Vũ Thế Khôi |

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quyết định đưa danh tính Abu Nasr Muhammad ibn Muhammad ibn Tarkhan ibn Uzlak al-Farabi at-Turki vào danh sách danh nhân văn hóa kỷ niệm trong năm 2020 này.

Kazakhstan bác tin của Trung Quốc về bệnh viêm phổi lạ nguy hiểm hơn COVID

Lê Thanh Hà |

Kazakhstan đã bác các thông tin về bệnh viêm phổi lạ có tỉ lệ tử vong "cao hơn nhiều" so với COVID-19 ở nước này.