Một ngày công vừa đủ 2 bữa cơm

LƯƠNG HẠNH |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2022, nhiều lao động tự do vẫn đang “gồng mình” kiếm thêm thu nhập, dù có những ngày một ngày công chỉ vừa đủ cho 2 bữa cơm.

Mùa đi “câu” thất bát

Trời Hà Nội vào đợt lạnh nhất trong năm, gió thổi từng đợt rít bên tai, bà Bùi Thị Tuyết (50 tuổi, quê Hưng Yên) vẫn đang ngồi chờ khách bên vệ đường Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội. Bà Tuyết bán hàng rong, còn chồng bà chạy xe ôm tại Hà Nội khoảng 4 năm nay. Vợ chồng bà có hai người con, một người con gái làm công nhân đã đi lấy chồng còn một người con trai mới đang học lớp 6. Ở quê làm nông vất vả, không kiếm được là bao, vợ chồng bà bảo nhau lên Hà Nội thuê trọ để kiếm tiền. Tiền trọ mỗi tháng cũng mất khoảng 2 triệu đồng.

Mỗi ngày, bà đẩy chiếc xe hàng đi quanh thành phố, cứ đến trưa là chạy về để nấu cơm cho con. Hôm nào bán được hàng, bà cũng kiếm được khoảng 300.000 đồng. Đợt giãn cách xã hội vừa qua, không có việc làm, cả gia đình bà đành phải về quê. Bao nhiêu tiền của tích lũy dành dụm được đã phải bỏ ra để chi tiêu. “Giờ hết giãn cách, lại sắp đến tết chỉ mong kiếm được đồng nào hay đồng ấy để mua cho con cái áo mới thôi” - bà Tuyết chia sẻ.

Vừa chỉnh lại chiếc xe Wave cũ dựng trên vỉa hè bến xe Mỹ Đình, anh Hoàng Văn Thương (27 tuổi, quê Yên Bái) nhanh chóng đảo mắt vào trong bến xe tìm khách. Chính thức thất nghiệp kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, chạy xe ôm là lựa chọn duy nhất của anh.

Thế nhưng, anh Thương lắc đầu ngao ngán: “Chạy xe cũng như cái nghề đi câu vậy, có hôm được nhiều, hôm được ít nhưng đợt này thì “móm” thật cô ạ!”. Anh Thương cho biết do Hà Nội mới chỉ mở lại bến xe, lượng khách còn ít, trong khi người chạy xe thì nhiều nên có những ngày tiền công chỉ đủ cho 2 bữa cơm.

Ở chung phòng trọ với anh Thương, anh Tạ Thùy Lâm (22 tuổi, quê Phú Thọ) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sau những ngày nghỉ dịch, cả 2 cùng quyết định chạy xe ôm trong thời gian chưa tìm được việc làm phù hợp. Anh Lâm cho biết, trước đây từng làm nhân viên văn phòng cho một công ty, tuy nhiên vì dịch bệnh, bộ phận của anh bị cắt giảm nên rơi vào tình trạng thất nghiệp, “ăn không ngồi rồi” trong phòng trọ suốt hơn 2 tháng.

Anh Lâm cho hay, những ngày không có việc cũng không thể ra ngoài vì giãn cách, phải ra bờ ruộng gần phòng trọ để lấy rau về ăn cho qua bữa, mượn cả lưới của người dân để bắt cá... Đến nỗi khi nghĩ lại, anh không khỏi rùng mình vì chưa từng tưởng tượng có những ngày cùng cực đến vậy. "Chỉ biết cầm cự thế này cho qua ngày thôi. Chẳng biết bao giờ dịch hết, mọi thứ mới thật sự bình thường trở lại” - anh Lâm buồn bã nói.

Anh Hoàng Văn Thương đang chờ khách. Ảnh: Lương Hạnh
Anh Hoàng Văn Thương đang chờ khách. Ảnh: Lương Hạnh

Cử nhân đại học đi làm... shipper

Ngay khu vực ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), mỗi ngày có hàng chục chiếc xe máy của những shipper công nghệ trực chờ đơn hàng từ ứng dụng. Nhiều người tranh thủ ăn vội vàng nắm xôi, một số khác nằm ngủ gật ngay trên xe. Trò chuyện với PV, ai cũng thở dài ngao ngán: “Dịch càng ngày càng phức tạp, làm gì có ai đi xe ôm nữa. Cứ thế này chẳng biết thời gian tới sống ra sao. Tết thì ngày một đến gần”.

Trong số những shipper tại đây, không ít người là cử nhân của những trường Đại học tại Hà Nội, do chưa tìm được việc làm nên gia nhập "đội quân" shipper để có tiền trang trải cuộc sống.

Nguyễn Quang M. (23 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Công nghiệp) chia sẻ: “Mỗi ngày chỉ chạy được chưa đến 10 đơn. Tính ra chỉ dưới 200.000 đồng/ngày, trong khi thời gian làm hơn 10 tiếng. So với những ngày trước dịch thì mức thu nhập giảm đi hơn một nửa. Bây giờ chỉ mong sao sớm mở lại dịch vụ vận chuyển khách thì chúng tôi mới đủ sống. Chứ chỉ giao hàng không cũng chẳng bõ bèn là bao”.

Nhiều lao động tự do làm shipper sẵn sàng mở ứng dụng cho xem thu nhập mỗi ngày. Theo đó, nhiều shipper chạy đơn từ sáng sớm đến tận 22h đêm mà chỉ được trên 100.000 đồng/ngày. Chỉ vào ứng dụng, một shipper cho hay: “Khi mở cửa trở lại, nhiều người thất nghiệp và sinh viên đều đổ xô đi chạy xe ôm, shipper công nghệ. Lượng người tham gia đông trong khi chưa được chở khách khiến việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn rất nhiều. Không chỉ thế, chúng tôi phải tiết kiệm tối đa tiền xăng, giảm chi phí bỏ ra. Mỗi cuốc nhận được, tôi đều phải lên ứng dụng bản đồ tìm kiếm quãng đường sao cho ngắn nhất để tiết kiệm chi phí”.

Họ, từng người lần lượt đưa điện thoại cho chúng tôi xem, thu nhập của ai cũng dưới 200.000 đồng dù. “Chỉ cần đứng ở đây một ngày thôi là biết lượng khách thế nào. Ngồi cầm điện thoại chỉ mong có thông báo từ ứng dụng để được chạy đi thôi”, một tài xế cho biết.

Sẵn sàng làm đến sát Tết

Ông Vũ Đình Toàn (52 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) đổ đầy bình xăng xe hết hơn 60.000 đồng để sẵn sàng “kiếm ăn”. Nằm dài trên chiếc xe cũ kỹ đầu ngõ Thành Công (quận Ba Đình, TP.Hà Nội), sáng nay ông Toàn chưa chạy được cuốc xe nào. Bữa cơm gia đình ông hôm nay sẽ nặng nề hơn những ngày bình thường khác.

Ông Toàn và vợ đều là lao động tự do. Khi còn trẻ, ông làm nghề thợ hồ để kiếm kế sinh nhai. Sức khỏe ngày một giảm sút, ông phải bỏ nghề chuyển sang chạy xe ôm. Nếu chạy đều, ông kiếm được số tiền 200.000 đồng/ngày.

Vợ ông Toàn hiện đang rửa bát thuê cho một nhà hàng tại quận Ba Đình. Thu nhập trung bình của hai vợ chồng cũng khoảng 10 triệu đồng/tháng nếu dịch bệnh không xảy ra. Cậu con trai duy nhất của vợ chồng ông đang đi nghĩa vụ quân sự. Gia đình chỉ còn 2 vợ chồng già phải lo tiền ăn uống, sinh hoạt. Gần 4 tháng phải ở nhà không kiếm ra thu nhập, vợ chồng ông đã tiêu sạch số tiền tích lũy từ trước đó. “Về hôm nay lại chả biết nói với nhau câu gì”, ông Toàn lắc đầu ngán ngẩm.

Khá hơn ông Toàn, ông Nguyễn Mạnh Cường (SN 1959, trú tại Giảng Võ, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) đã chạy được 2 cuốc xe giá 40.000 đồng chưa trừ tiền xăng trong ngày hôm nay. Nghỉ hưu sớm do mất sức, mỗi tháng ông Cường nhận được gần 1,5 triệu đồng tiền lương hưu. Không đủ ăn, không có sức khỏe, ông đã chạy xe ôm trên con phố Giảng Võ được gần 15 năm. Trung bình mỗi ngày, ông chạy được khoảng 5 đến 6 cuốc xe, thu nhập từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Vợ ông ở nhà nội trợ, một người con đang học năm thứ 2 đại học, còn một người đang học lớp 12. Ông Cường phải “gánh” cả gia đình bằng công việc chạy xe ôm này nhiều năm nay. Dịch COVID-19 khiến cả gia đình rơi vào tình trạng "đói" dài. Bao nhiêu tiền bạc tích lũy đã tiêu sạch. Chờ mong mãi mới đến được chạy xe trở lại thì ông Cường lại rơi vào cảnh "đến đâu hay đến đó". “Trung bình tôi tính 7.000 đồng/km, cứ thế mà nhân lên. Bao nhiêu năm nay kể cả giá xăng có tăng tôi cũng không tăng giá. Sắp Tết rồi chỉ mong chạy được càng nhiều càng tốt. Vợ con còn có cái Tết ấm no”, ông Cường bày tỏ.

Ông Cường và ông Toàn đều là những người chạy xe ôm có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Bày tỏ với phóng viên, họ cho biết sẵn sàng làm đến sát ngày Tết Âm lịch để kiếm thêm thu nhập.

Những người lao động tự do đều không có bất kỳ khoản phúc lợi nào. Công việc tự do, thích thì làm, không thích thì nghỉ. Nhưng “thích” của họ không phải gắn với sở thích mà là cơm, áo, gạo tiền. Cả một năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, họ đang cố “gồng mình” để kiếm thêm để có một cái Tết ấm no cho bản thân và cả gia đình.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm và tặng quà công nhân gặp khó khăn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đến thăm và tặng quà công nhân ở Thanh Hóa, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) Nguyễn Đình Khang đã động viên các công nhân cố gắng vượt qua mọi khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang phức tạp và có một cái Tết đủ đầy hơn.

Nhiều công nhân nhà trọ ở TP.Hải Dương chịu giá điện cao hơn quy định

Đặng Luân |

Hải Dương - Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương vừa phối hợp Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương tổ chức tuyên truyền về giá điện cho 60 chủ nhà trọ trên địa bàn phường Ái Quốc, TP.Hải Dương.

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân tại quận Nam Từ Liêm

Ngọc Ánh |

Hà Nội – Ngày 28.12, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức ra mắt Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân ại Nhà văn hóa Tổ dân phố Số 1 và 2 Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì.

Công nhân chấp nhận làm thêm giờ sau dịch

Minh Phương |

Những ngày cuối năm, nhiều công nhân tuy mệt nhưng vẫn vui vẻ vì được cùng doanh nghiệp tất bật sản xuất, kể cả làm thêm ngoài giờ để hoàn thành đơn hàng sau đợt dịch COVD- 19. Đây là cơ sở giúp công nhân gia tăng thu nhập, bù đắp khoảng thời gian bị giãn việc, ngưng việc trong năm do dịch bệnh.

Đồng Nai: Cuối năm, hàng trăm công nhân bất ngờ bị mất việc làm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.12, rất đông công nhân Công ty TNHH Gỗ Lee Fu Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Phước, TP.Biên Hoà) đã đến Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai để được tư vấn về việc bị Công ty chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm và tặng quà công nhân gặp khó khăn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đến thăm và tặng quà công nhân ở Thanh Hóa, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) Nguyễn Đình Khang đã động viên các công nhân cố gắng vượt qua mọi khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang phức tạp và có một cái Tết đủ đầy hơn.

Nhiều công nhân nhà trọ ở TP.Hải Dương chịu giá điện cao hơn quy định

Đặng Luân |

Hải Dương - Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương vừa phối hợp Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương tổ chức tuyên truyền về giá điện cho 60 chủ nhà trọ trên địa bàn phường Ái Quốc, TP.Hải Dương.

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân tại quận Nam Từ Liêm

Ngọc Ánh |

Hà Nội – Ngày 28.12, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức ra mắt Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân ại Nhà văn hóa Tổ dân phố Số 1 và 2 Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì.

Công nhân chấp nhận làm thêm giờ sau dịch

Minh Phương |

Những ngày cuối năm, nhiều công nhân tuy mệt nhưng vẫn vui vẻ vì được cùng doanh nghiệp tất bật sản xuất, kể cả làm thêm ngoài giờ để hoàn thành đơn hàng sau đợt dịch COVD- 19. Đây là cơ sở giúp công nhân gia tăng thu nhập, bù đắp khoảng thời gian bị giãn việc, ngưng việc trong năm do dịch bệnh.

Đồng Nai: Cuối năm, hàng trăm công nhân bất ngờ bị mất việc làm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.12, rất đông công nhân Công ty TNHH Gỗ Lee Fu Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Phước, TP.Biên Hoà) đã đến Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai để được tư vấn về việc bị Công ty chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).