Làm mới những tác phẩm kinh điển

NGỌC DỦ |

Làm những bộ phim từ tác phẩm kinh điển một thời trên màn ảnh cũng là một hướng đi mới của điện ảnh Việt Nam. Hiện tại, có 2 tác phẩm sắp lên sóng gồm: Đất rừng Phương Nam, Người đẹp Tây Đô... Vậy các nhà làm phim phải khai thác ra sao để không bị nói rập khuôn so với các phim từng thành công trước đó?

Điện ảnh Việt Nam đã có một số bộ phim nổi tiếng một thời trở thành tuổi thơ của nhiều khán giả. Trong đó phải kể đến như Biệt động Sài Gòn, Áo lụa Hà Đông... đều nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Đặc biệt, nhờ sức hút vượt thời gian của những bộ phim này đã củng cố niềm tin cho các nhà sản xuất lấn sân vào địa hạt này. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, họ cũng gặp không ít áp lực từ bối cảnh, nhân vật và phục trang...

Nhiều thuận lợi khi làm lại phim kinh điển

Phim Việt làm mới từ các tác phẩm nổi tiếng không phải là chuyện hiếm. Trước đó, phim "Bẫy ngọt ngào" của đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư cũng làm mới từ loạt sit-com "Chiến dịch chống ế" hay đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng đã làm mới phim điện ảnh "Bến không chồng" thành phim truyền hình "Thương nhớ ở ai".

Ở các phim sắp ra mắt khán giả, khán giả cũng dễ nhận thấy, các nhà sản xuất cũng lựa chọn loạt phim kinh điển, từng một thời trở thành tuổi thơ không ít người.

Phim truyền hình "Đất Phương Nam" được chuyển thể từ tiểu thuyết "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi, ra mắt khán giả năm 1997. Phim do NSƯT Nguyễn Vinh Sơn làm đạo diễn, lấy bối cảnh Nam Bộ thời kỳ bị thực dân Pháp và bọn cường hào, địa chủ cai trị. "Đất Phương Nam" được đánh giá là tác phẩm truyền hình vang bóng một thời và có sức sống vượt thời gian.

Sau 25 năm, phim này sẽ được làm mới với bản điện ảnh. Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, anh cùng ê-kíp mong muốn bản điện ảnh sẽ kế thừa, phát triển trên nền tảng vững chắc của tiểu thuyết nguyên tác và bản phim truyền hình.

Phía đơn vị CGV cũng công bố phim "Người đẹp Tây Đô: Chuyện đời chưa kể". Được biết bộ phim được làm lại sau 26 năm "Người đẹp Tây Đô" ra mắt khán giả. Bộ phim này từng làm nên tên tuổi của diễn viên Việt Trinh. Sau này, khi nhắc đến nữ diễn viên, khán giả luôn gọi cô là "Người đẹp Tây Đô" hay Bạch Cúc - tên nhân vật của cô trong phim.

Các phim kinh điển như Người đẹp Tây Đô, Đất rừng Phương Nam... đã quá nổi tiếng với người Việt. Chính vì thế, có vẻ như các nhà làm phim có thể dễ dàng tạo được thương hiệu, “gặt hái được thành công” từ độ nổi tiếng của các tác phẩm này.

Phim làm lại từ các tác phẩm kinh điển là chuyện không còn mới, từ vài chục năm trước, nhiều tác phẩm đã ra đời, chính vì thế các nhà làm phim có hướng tiếp cận dễ dàng. Bên cạnh đó, các tác phẩm như này rất dễ thu hút khán giả bởi tò mò với câu hỏi: “Liệu các nhà làm phim sẽ đưa nội dung gì lên màn ảnh, diễn viên có đảm nhận được nhân vật mà họ yêu thích?”.

Người đẹp Tây Đô. Ảnh: NSX
Người đẹp Tây Đô. Ảnh: NSX

Có dễ làm mới?

Song song với thuận lợi, việc làm mới từ các tác phẩm kinh điển đặt ra cho nhà làm phim nhiều thách thức về mặt bối cảnh lịch sử lẫn phục trang, diễn xuất...

Những bộ phim như Đất rừng Phương Nam, Người đẹp Tây Đô đều phải dựng bối cảnh xưa nên đoàn làm phim gặp không ít khó khăn. Trong đó, khâu tạo hình nhân vật cũng là một áp lực, khi mà những hình tượng như An, Cò (Đất Phương Nam), Bạch Cúc (Người đẹp Tây Đô)... đã quá kinh điển nên việc làm tròn và lột tả được nét đẹp, tính cách của nhân vật là rất khó.

Vậy nên, dù có lợi thế về truyền thông, nhưng phim làm mới từ tác phẩm kinh điển phải có kịch bản chuyển thể tốt, nếu không đây sẽ là con dao 2 lưỡi với nhà làm phim. Về yếu tố sáng tạo trong những phim làm mới từ tác phẩm kinh điển, nhà sản xuất không thể bê nguyên xi phiên bản cũ lên màn ảnh rộng, nhưng cũng không được phép lồng ghép vào đó những chi tiết hư cấu hay biến thể.

Cái khó nữa, đối tượng người xem chính tại rạp là giới trẻ, muốn thu hút thì phim dẫu làm về thời xưa vẫn phải mang màu sắc, hơi thở hiện đại để hợp thời đại. Chính vì áp lực này mà ngay từ khi công bố dự án, một số tác phẩm đã khiến khán giả nghi ngờ rồi vấp phải phản ứng, tranh cãi.

Trong bối cảnh kịch bản phim điện ảnh và truyền hình luôn khan hiếm, việc làm mới các bộ phim từng ăn khách một thời được xem là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, nó không dễ để thực hiện.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ thêm, "Đất rừng Phương Nam" có sự gần gũi với đời sống nhiều người dân, đặc biệt khu vực miền Tây. Anh kỳ vọng có thể làm được những gì mà bản truyền hình đã bỏ lỡ chứ không phải bê nguyên xi tác phẩm cũ cách đây 25 năm lên màn ảnh rộng. NSƯT Nguyễn Vinh Sơn - cố vấn sản xuất bản phim điện ảnh - hé lộ vì thời điểm 25 năm trước còn nhiều hạn chế nên đoàn phim "Đất Phương Nam" phải "liệu cơm gắp mắm", bỏ đi nhiều yếu tố  hay. Chính vì thế, êkíp phim kỳ vọng sẽ khai thác triệt để cái hay của nguyên tác gốc.

Tuy vậy, thông tin phim "Đất rừng Phương Nam" sắp được làm mới trên màn ảnh rộng cũng nhận không ít bình luận trái chiều từ khán giả. Một số người hào hứng chờ xem tác phẩm sẽ thế nào, có gì mới lạ so với bản truyền hình không. Số khác lại cho rằng rất khó để làm mới những tác phẩm kinh điển.

Trước đây, điện ảnh Việt từng có trào lưu làm phim theo kịch bản nước ngoài hay các phim chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng. Trong đó, những bộ phim từng được chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển gồm có: Truyện Kiều, Lão Hạc... Hay những tác phẩm vay mượn kịch bản nước ngoài cố: Sắc đẹp ngàn cân, Tiệc trăng máu... Tuy nhiên, số lượng thành công thì khá ít ỏi nhưng thất bại lại không đếm xuể. Nguyên nhân một phần vì các nhà làm phim Việt vẫn chưa khai thác được cái mới trong khâu kịch bản dẫn dến khán giả không hứng thú.

Thậm chí một số phim táo bạo thêm thắt nhiều chi tiết, hư cấu thêm các nhân vật mới khiến bộ phim gây nhiều tranh cãi dữ dội. Trong đó, phim "Kiều" của Mai Thu Huyền gây tranh cãi vì lồng ghép yếu tố huyền ảo, kịch bản rời rạc, diễn xuất dàn sao thiếu chiều sâu. Điều này khiến phim nhận thất bại ê chề khi doanh thu chạm đáy.

Vậy nên, việc chuyển thể phim hay làm mới phim xưa nay không phải là chuyện dễ dàng với các nhà làm phim Việt. Tuy nhiên, trong thời điểm kịch bản phim Việt khan hiếm, nhà làm phim buộc phải mạo hiểm, lựa chọn những tác phẩm vốn đã nổi tiếng để làm mới nhằm phần nào kích thích sự tò mò của khán giả.

Biên kịch Hồng Nhung nhận định: "Tôi không phản đối chuyện làm mới những bộ phim kinh điển. Thậm chí còn đáng hoang nghênh. Bởi nếu ê-kíp phim cảm thấy tác phẩm cũ vẫn còn nhiều cái khai thác tốt, họ có thể làm mới và phát huy những gì mà phim cũ chưa thể làm được. Qua đó giúp khán giả có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về một bộ phim từng làm nên tuổi thơ của không ít người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, tôi cũng không tránh khỏi những quan ngại. Đặc biệt đó là khán giả Việt ngày một khó tính, họ không chỉ đòi hỏi một bộ phim phải hay về nội dung mà còn phải mới mẻ và không rập khuôn. Đặc biệt, những bộ phim làm mới từ tác phẩm cũ dễ dàng bị đặt lên bàn cân so sánh. Nếu sai sót hoặc khai thác không tốt rất dễ biến tác phẩm trở thành thảm họa màn ảnh. Điều đó càng khiến khán giả mất niềm tin vào những bộ phim chuyển thể, làm mới từ các tác phẩm kinh điển.

Tuy nhiên, tôi vẫn kỳ vọng với những đạo diễn, nhà làm phim tâm huyết, mong muốn làm mới những bộ phim một thời là tuổi thơ của không ít người sẽ có những hướng đi đúng đắn, khai thác câu chuyện có góc nhìn mới nhưng không phản cảm, phá nát nguyên tác".

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

“578” của đạo diễn Lương Đình Dũng được kỳ vọng

Thanh Hương |

Bộ phim “578” của đạo diễn Lương Đình Dũng nhận những đánh giá rất tích cực từ giới điện ảnh quốc tế.

Đạo diễn Lý Minh Thắng phim Việt nên ưu tiên khai thác những dấu ấn văn hóa

Ánh Nhiên |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 được diễn ra tại Huế, đây là lần đầu tiên đạo diễn Lý Minh Thắng giữ vai trò là một trong những giám khảo của hạng mục Phim truyện. Anh đã có những chia sẻ về giải Bông Sen Vàng 2021.

Đạo diễn “Người phán xử” làm phim “Phố trong làng”

Trần Việt |

“Phố trong làng” là bộ phim truyền hình nhiều tập (Biên kịch: Nguyễn Mạnh Cường, Đạo diễn: NSƯT Nguyễn Mai Hiền) sẽ lên sóng lúc 21h thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên VTV1 từ 8.11.2021. Phim về một xã nhỏ ở nông thôn miền Bắc với những câu chuyện đời thường bình dị nhưng không thiếu những mảng màu sôi động của cuộc sống.

Trần Cảnh Đôn - đạo diễn "mát tay" đào tạo ra mỹ nhân màn ảnh Việt

Hải Ngọc |

Đạo diễn Trần Cảnh Đôn được đánh giá là đạo diễn "mát tay" khi đào tạo ra thế hệ diễn viên trẻ nổi tiếng trong thập niên 1990.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

“578” của đạo diễn Lương Đình Dũng được kỳ vọng

Thanh Hương |

Bộ phim “578” của đạo diễn Lương Đình Dũng nhận những đánh giá rất tích cực từ giới điện ảnh quốc tế.

Đạo diễn Lý Minh Thắng phim Việt nên ưu tiên khai thác những dấu ấn văn hóa

Ánh Nhiên |

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 được diễn ra tại Huế, đây là lần đầu tiên đạo diễn Lý Minh Thắng giữ vai trò là một trong những giám khảo của hạng mục Phim truyện. Anh đã có những chia sẻ về giải Bông Sen Vàng 2021.

Đạo diễn “Người phán xử” làm phim “Phố trong làng”

Trần Việt |

“Phố trong làng” là bộ phim truyền hình nhiều tập (Biên kịch: Nguyễn Mạnh Cường, Đạo diễn: NSƯT Nguyễn Mai Hiền) sẽ lên sóng lúc 21h thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên VTV1 từ 8.11.2021. Phim về một xã nhỏ ở nông thôn miền Bắc với những câu chuyện đời thường bình dị nhưng không thiếu những mảng màu sôi động của cuộc sống.

Trần Cảnh Đôn - đạo diễn "mát tay" đào tạo ra mỹ nhân màn ảnh Việt

Hải Ngọc |

Đạo diễn Trần Cảnh Đôn được đánh giá là đạo diễn "mát tay" khi đào tạo ra thế hệ diễn viên trẻ nổi tiếng trong thập niên 1990.