Khi phụ nữ "dám sống một cuộc đời rực rỡ"

Huyền Phạm (thực hiện) |

Lao Động trò chuyện với Bông Mai vào ngày triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khép lại với 5.500 khách ghé thăm. Bông Mai cho rằng, sự rực rỡ của người phụ nữ không được tô điểm bằng một gương mặt xinh, một thân hình cân đối hay một chiều cao lý tưởng mà sự rực rỡ tỏa sáng từ trí tuệ, kiến thức của họ.

Trong bức tranh đầy sắc màu rực rỡ của hành trình này, chị phác họa chân dung những người phụ nữ, bé gái vùng cao như thế nào?

- Điểm chung Mai thấy trong hành trình là phụ nữ chúng ta đang bị mắc trong một cái vòng, trong sự kỳ vọng của người khác để sống. Và thực sự mình không muốn điều đó xảy đến với những người phụ nữ mình biết, mình gặp trên hành trình này.

Mai muốn nói đến tinh thần trách nhiệm với cuộc đời của mỗi người. Tức là, nếu phụ nữ ý thức được cuộc đời của chính mình thì chắc chắn không phó mặc cho số phận, lệ thuộc vào những lý do như không có điều kiện đi học, hay khó khăn quá thì đi lấy chồng.

Tại sao mình lấy thông điệp là “Dám sống một cuộc đời rực rỡ”? Điều đó nghĩa là mỗi người phải sống cuộc đời thực sự tốt, có ý nghĩa, phải mang lại những giá trị cho bản thân mình trước. Đó không phải sống ích kỷ mà là cách cho đi giá trị của bản thân. Bạn không cần phải trở thành người tài giỏi để giúp đỡ ai, chỉ cần bạn hạnh phúc là đã giúp đỡ được rất nhiều người.

Hành trình này mình đi cho rất nhiều người phụ nữ khác, không riêng những phụ nữ dân tộc, mà cả những người phụ nữ đang sống cuộc sống hiện đại. Đó là một hành trình mà có rất nhiều người phụ nữ phải nén ước mơ, mong muốn của mình lại, những nhu cầu tìm hiểu... để sống với những trách nhiệm xã hội, mọi thứ cuộc sống đưa lại cho họ. Nói nôm na là định kiến!

Vậy chị đã truyền cảm hứng thế nào tới những bé gái, phụ nữ vùng cao?

- Mai vẫn luôn nói với hàng nghìn người phụ nữ mình gặp, dù là trực tiếp hay trên mạng, rằng hãy trả lời câu hỏi: “Mình có hạnh phúc không? Thực sự mình có hài lòng với những gì mình đang có không? Mình có biết ước mơ của mình là gì không?”. Mai muốn mọi người hãy chủ động tìm những câu hỏi đó để trả lời cho chính mình. Khi trả lời những câu hỏi đó mọi người sẽ biết giá trị con người của mình nằm ở đâu, bản thân đang hướng tới điều gì.

Đó là câu chuyện cho đi, vậy chị nhận lại những gì?

- Mai nghĩ rằng, càng cho đi thì mình càng nhận lại nhiều. Mai cho đi niềm vui, hạnh phúc, chân thành và nhận lại những điều như thế. Trên hành trình, Mai gặp rất nhiều người giúp đỡ mình chẳng vì lý do gì. Họ yêu thương Mai như những thành viên của gia đình. Họ chăm sóc Mai không vì một điều kiện nào, biết Mai là ai, đến từ đâu cả. Đó là kết nối giữa những trái tim biết yêu thương nhau. Và Mai gọi đó là văn hóa tình người.

Mai vẫn luôn nói rằng khi cho đi mà không mong cầu ai đáp trả, đương nhiên chúng ta sẽ nhận lại rất nhiều điều hạnh phúc như thế. Đó là giá trị Mai nhận được và luôn chia sẻ với mọi người, tất cả bạn trẻ làm việc với Mai rằng, cứ mạnh dạn cho đi, đừng mong chờ ai ghi nhận điều gì. Vì bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh tự khắc sẽ an bài. Đó cũng là tựa một cuốn sách yêu thích Mai từng đọc.

Một góc triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ“. Ảnh: Huyền Phạm
Một góc triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ“. Ảnh: Huyền Phạm
Lời nhắn của khách ghé thăm triển lãm dành cho Bông Mai. Ảnh: Huyền Phạm
Lời nhắn của khách ghé thăm triển lãm dành cho Bông Mai. Ảnh: Huyền Phạm
Bức ảnh đầu tiên trong triển lãm. Bức ảnh chụp chiếc ghế của Mua, bé gái dân tộc người Mông bị liệt 10 năm nay nằm tại chỗ. Ảnh: Huyền Phạm
Bức ảnh đầu tiên trong triển lãm. Bức ảnh chụp chiếc ghế của Mua, bé gái dân tộc người Mông bị liệt 10 năm nay nằm tại chỗ. Ảnh: Huyền Phạm
Chiếc xe đồng hành cùng Bông Mai suốt 99 ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chiếc xe đồng hành cùng Bông Mai suốt 99 ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp

99 ngày trôi qua, chị học được những gì?

- Vốn dĩ trước đây Mai là người sống tối giản, nhưng sau chuyến đi này Mai cảm giác bản thân còn tối giản hơn, bởi mình thấy nhiều thứ phù phiếm quá. Mình có nói với các bạn trẻ làm việc với mình rằng sự rực rỡ của mỗi người nó không được tô điểm bằng việc bạn có một gương mặt xinh, một thân hình cân đối hay một chiều cao lý tưởng mà sự rực rỡ tỏa sáng từ trí tuệ, kiến thức của mình.

Điều mình thấy rõ nhất là bản thân có rất nhiều kiến thức sau chuyến đi, không chỉ về văn hóa mà cả kiến thức về đời sống, cách ứng xử, chấp nhận những điều không như ý đến với mình trong cuộc sống. Nếu như chúng ta quá vội vã thì sẽ khó nhận ra những giá trị này. Và thực sự mình rất hạnh phúc vì đã tìm ra những điều đơn giản nhất trong hành trình này.

Từ khóa của hành trình là “rực rỡ”, vậy bức tranh chị vẽ nên liệu có khoảng màu trầm tối nào?

- Thực ra có vài người nói là họ không thích cái tên “Dám sống một cuộc đời rực rỡ” vì nghe nó rất phô trương, dành cho những người ăn chơi muốn thể hiện. Tức là rực rỡ ấy thiên về màu sắc. Nhưng rực rỡ ấy đối với mình không được tô bằng những màu sắc xanh đỏ, mà được tô cả bằng chính những niềm vui, nỗi buồn, cả những lúc mình gặp nhiều biến cố nhất trong cuộc đời.

Bảng màu của mình về sự rực rỡ không có mảng tối và mảng sáng, mà có những cung bậc cảm xúc đến từ mọi người và đến từ mình. Chính vì vậy mình mới gọi nó là rực rỡ. Tức là, cho dù chúng ta có gặp bao nhiêu biến cố, bao nhiêu điều tồi tệ đi chăng nữa, cái sự rực rỡ nó phải luôn tỏa sáng. Bởi vì có rực rỡ, chúng ta mới bước qua được những khó khăn, biến cố của cuộc đời để đến với những điều tốt đẹp hơn. Rực rỡ ở đây đến từ nỗ lực của bạn hàng ngày, giống như sức sống vươn lên chứ không phải rực rỡ bằng màu sắc, niềm hạnh phúc hay tiền bạc. Đôi khi mọi người bám chấp và định kiến quá vào chữ rực rỡ, khiến nó trở thành những thứ khuôn phép hơn và mình không đi theo hướng như vậy.

Một chuyến đi không chỉ đưa mỗi người tới những miền đất xa xôi, mà dường như còn là hành trình đi sâu vào nội tâm của chính mình, một hành trình chữa lành. 99 ngày xuyên Việt có phải là một hành trình chiêm nghiệm như thế đối với chị?

- Phụ nữ chúng ta thường mất rất nhiều thời gian buổi sáng, thức dậy và đứng trước gương để nhận ra những nếp nhăn, những thay đổi. Chúng ta làm những điều để níu giữ thanh xuân của mình. Cuộc sống quá nhiều bộn bề, mọi người sẽ không có thời gian để soi vào chính nội tâm của mình, tự hỏi mình muốn gì, mình cần gì, mình sẽ làm gì. 99 ngày xuyên Việt, Mai đã đi một cách rất chậm, để chiêm nghiệm, nhìn thấy mình trong cuộc sống của mọi người, nhìn thấy mình trong những câu chuyện, bất hạnh, niềm vui của mọi người.

Tinh thần của “Dám sống một cuộc đời rực rỡ” cũng thế. Tức là, một tinh thần thấy mọi người trong câu chuyện của mình, thấy mọi người ở trong hành trình mình đi. Đó là phép thử với bản thân Mai. Thực ra đi một chuyến đi chỉ kể về cách mình không phải cách Mai muốn. Mai muốn kể với mọi người những gì mình thu được, những gì mình mang về trong hành trình ấy. Đó là cách mình chọn thực hiện rất nhiều dự án văn hóa tiếp theo.

Khi trải qua muôn vàn hỉ nộ ái ố trong đời, ở tuổi này còn có điều gì khiến chị bất ngờ về bản thân hay cuộc sống trong chuyến độc hành xuyên Việt? 

- Bất ngờ đến từ những điều nhỏ bé. Mai nhận ra bản thân có nhiều định kiến về chính mình. Mình là đứa không ăn được và rất sợ hành. Mình luôn luôn ngồi gắp cho đến khi không còn cọng hành nào trong bát nếu có lẫn. Vì mình sợ mùi hành và cái vị của nó. Nhưng khi lên với đồng bào, mình phát hiện ra là mình ăn được cả lá đu đủ xanh. Hôm đấy ăn xong, mình nghĩ: “Trời ơi, chắc chắn cái lá đu đủ này còn khó ăn hơn hành, tại sao mình ăn được?”. Có nghĩa mọi thứ chỉ là định kiến của cá nhân mình. Và khi ăn lá đu đủ xanh, Mai không nghĩ nó đắng hay không, tức là mình không còn phân tích việc ấy nữa.

Mai nghĩ đó là một trong những điểm bất ngờ nhất trong hành trình này. Mặc dù mình nghĩ là khám phá bản thân phải đến từ những khoảnh khắc như “Trời ơi mình có thể sửa xe, bơm lốp”. Mình nghĩ câu chuyện khám phá phải đến những điều bản thân cho là to tát, nhưng hành trình ấy lại đến từ những điều rất nhỏ. Nghĩ lại, Mai vẫn bảo thực ra cuộc đời này cũng giống như thế, hạnh phúc cũng thế. Hạnh phúc đến từ những điều rất đơn giản. Khám phá bản thân cũng đến từ rất nhiều điều đơn giản và nhỏ bé trong cuộc sống để phát hiện ra con người mình rất đặc biệt.

Đầu năm 2022, nhà báo, đạo diễn Nguyễn Bông Mai lên đường thực hiện chuyến đi “99 ngày xuyên Việt cùng Mai” với mục tiêu khám phá và tìm hiểu văn hóa của 54 dân tộc, tập trung vào hai yếu tố chính là trang phục và làn điệu dân tộc. Sau chuyến đi, Bông Mai đã thu thập tư liệu dày dặn về 55 bộ trang phục và 49 làn điệu của 35 dân tộc khác nhau.

Tiếp theo triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ", Bông Mai dự định xuất bản hai cuốn sách - một cuốn sách viết về chuyến đi, một cuốn viết về trang phục truyền thống của phụ nữ từ 35 dân tộc mang tên "Rực rỡ những sắc màu". Sau đó, Bông Mai sẽ làm một dự án về âm nhạc, vì cô đã thu được 49 làn điệu dân tộc. Dự án sẽ được phát triển vào năm sau, với mong muốn lan tỏa những giai điệu dân gian của đồng bào các dân tộc.


Huyền Phạm (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam

Huyền Phạm |

Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.

Đi xe máy xuyên Việt lọt top trải nghiệm hàng đầu thế giới cho du khách

Chí Long |

Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Travel Off Path gợi ý, đi xe máy xuyên Việt là tour trải nghiệm tuyệt vời cho mọi du khách.

“Cảnh sắc Việt Nam là động lực để tôi lên đường, theo đuổi đam mê mới"

Hào Hoa - Huyền Chi (thực hiện) |

NSƯT Chiều Xuân là mỹ nhân một thời của màn ảnh Việt với nhiều tác phẩm gây tiếng vang như: "Người yêu đi lấy chồng", "Mẹ chồng tôi"... Gần đây, chị bất ngờ xuất hiện với hình ảnh một nhiếp ảnh, cầm máy rong ruổi khắp mọi miền đất nước, ghi lại những khoảnh khắc chị cho là “đẹp đến mê hồn”. Nhân dịp đầu năm mới, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSƯT Chiều Xuân về cuộc sống, niềm đam mê với nhiếp ảnh và nhưng nơi thiên nhiên hùng vĩ trải dài khắp đất Việt.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam

Huyền Phạm |

Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.

Đi xe máy xuyên Việt lọt top trải nghiệm hàng đầu thế giới cho du khách

Chí Long |

Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Travel Off Path gợi ý, đi xe máy xuyên Việt là tour trải nghiệm tuyệt vời cho mọi du khách.

“Cảnh sắc Việt Nam là động lực để tôi lên đường, theo đuổi đam mê mới"

Hào Hoa - Huyền Chi (thực hiện) |

NSƯT Chiều Xuân là mỹ nhân một thời của màn ảnh Việt với nhiều tác phẩm gây tiếng vang như: "Người yêu đi lấy chồng", "Mẹ chồng tôi"... Gần đây, chị bất ngờ xuất hiện với hình ảnh một nhiếp ảnh, cầm máy rong ruổi khắp mọi miền đất nước, ghi lại những khoảnh khắc chị cho là “đẹp đến mê hồn”. Nhân dịp đầu năm mới, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSƯT Chiều Xuân về cuộc sống, niềm đam mê với nhiếp ảnh và nhưng nơi thiên nhiên hùng vĩ trải dài khắp đất Việt.