Hiện vật từ một dòng sông

Bài và ảnh song hùng |

Bảo tàng gốm cổ sông Hương của TS Thái Kim Lan (TP.Huế) mở cửa đón khách tham quan từ tháng 4.2022. Đây là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương. Trong đó có những hiện vật quý có niên đại từ thời tiền Sa Huỳnh, tức cách nay khoảng 2.500 - 3.000 năm. Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

Trưng bày nhiều nhất tại bảo tàng là các vật dụng dùng trong đời sống hằng ngày như lu, hũ, bình, chén, bát bồng, bình vôi làm bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành, gốm men... Niên đại của các hiện vật trong bảo tàng kéo dài từ thế kỷ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 20, trong đó các hiện vật gốm, sành thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17 - 18) chiếm số lượng nhiều nhất, là sản phẩm của các làng nghề gốm cổ truyền Phước Tích và Mỹ Xuyên (Huế).

Những chiếc bình gốm cổ được bài trí trên giá, theo các thời kỳ lịch sử.
Những chiếc bình gốm cổ được bài trí trên giá, theo các thời kỳ lịch sử.

Bảo tàng gốm cổ sông Hương là thành quả của cố họa sĩ Thái Nguyên Bá và em gái là tiến sĩ Thái Kim Lan sau gần 40 năm sưu tầm, cất giữ những hiện vật gốm từ sông Hương và các dòng sông khác ở Huế.

Đồ gốm văn hoá Chăm Pa, thiên niên kỷ I đầu công nguyên.
Đồ gốm văn hoá Chăm Pa, thiên niên kỷ I đầu công nguyên.
Bình vôi và chum sành thời Lê, thế kỷ 17.
Bình vôi và chum sành thời Lê, thế kỷ 17.

Nói về tâm nguyện lớn này, GS-TS Thái Kim Lan cho biết, ngày trước bà từng có ước mơ thành lập một trường đại học tư nhân nhưng không thành, nay lập được cái bảo tàng tư nhân này cũng có thể xem như là một “trường tiểu học” về lịch sử và văn hóa Việt Nam để làm nơi gửi gắm, trao truyền lại chút gì đó cho đời sau nên rất lấy làm tâm đắc và mãn nguyện.

Đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh, thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ I, II sau công nguyên của nhà sưu tập Hồ Tấn Phan.
Đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh, thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ I, II sau công nguyên của nhà sưu tập Hồ Tấn Phan.
Đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh, thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ I, II sau công nguyên của nhà sưu tập Hồ Tấn Phan.
Bình vôi sành thời Nguyễn, thế kỷ 19, 20 và bình vôi sành thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17,18.
Bình vôi sành thời Nguyễn, thế kỷ 19, 20 và bình vôi sành thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17,18.

Có lẽ vì những nỗi niềm sâu nặng với Huế yêu thương nên “Lan viên cố tích” giờ đây không chỉ đơn thuần là một bảo tàng mà còn là điểm hẹn văn hóa để chủ nhân của nó làm nơi đón tiếp, chia sẻ những câu chuyện, ý tưởng thú vị về văn hóa truyền thống với những người bạn yêu Huế đến từ khắp nơi.

Bài và ảnh song hùng
TIN LIÊN QUAN

Huế: Triển lãm gốm cổ sông Hương "câu chuyện từ những dòng sông"

Tường Minh |

Huế - Khai mạc triển lãm gốm cổ sông Hương, chủ đề "câu chuyện từ những dòng sông" với hơn 300 hiện vật.

BST gốm xưa với hình ảnh ”Mảnh Hổ Thưởng Mai“ của vua đồ gốm cổ Châu Á

Anh Tú |

TPHCM  - Dân chơi đồ cổ có lẽ không ai không biết đến cái tên Đinh Công Tường. Tiếng tăm của ông thậm chí đã đạt tới tầm châu lục khi sở hữu hơn 100.000 món cổ vật bằng gốm. Trong đó, những chiếc bình thuộc dòng gốm Biên Hoà xưa  với hình ảnh ”Mảnh Hổ Thưởng Mai“ được ông trân quý hơn bao giờ hết.

Gốm cổ sông Hương - Bảo tàng tư nhân thứ 3 ở Huế được phép hoạt động

Tường Minh |

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS Thái Kim Lan vừa được tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép hoạt động. Đây là bảo tàng tư nhân thứ 3 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp phép trong thời gian qua.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Huế: Triển lãm gốm cổ sông Hương "câu chuyện từ những dòng sông"

Tường Minh |

Huế - Khai mạc triển lãm gốm cổ sông Hương, chủ đề "câu chuyện từ những dòng sông" với hơn 300 hiện vật.

BST gốm xưa với hình ảnh ”Mảnh Hổ Thưởng Mai“ của vua đồ gốm cổ Châu Á

Anh Tú |

TPHCM  - Dân chơi đồ cổ có lẽ không ai không biết đến cái tên Đinh Công Tường. Tiếng tăm của ông thậm chí đã đạt tới tầm châu lục khi sở hữu hơn 100.000 món cổ vật bằng gốm. Trong đó, những chiếc bình thuộc dòng gốm Biên Hoà xưa  với hình ảnh ”Mảnh Hổ Thưởng Mai“ được ông trân quý hơn bao giờ hết.

Gốm cổ sông Hương - Bảo tàng tư nhân thứ 3 ở Huế được phép hoạt động

Tường Minh |

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS Thái Kim Lan vừa được tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép hoạt động. Đây là bảo tàng tư nhân thứ 3 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp phép trong thời gian qua.