Hiền tài gắn với sự phát triển của quốc gia, dân tộc

Kim Sơn |

“Xây dựng đất nước lấy dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình, tuyển nhân tài làm gấp” (Chiếu khuyến học của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn). Thực tế cho thấy, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển đều phải chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi giáo dục đang trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam do khoa học cùng với đội ngũ trí thức đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước ngày nay.

Gương sáng của người xưa

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là một vị minh quân đã đưa Đại Việt đến thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến mà người đời vẫn lưu truyền về thời “Hồng Đức thịnh trị”. Trong thời gian trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, ông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Giúp sức cho vị vua hiền này trong việc trị quốc là “lương tướng” Thân Nhân Trung.

Thân Nhân Trung (1419 - 1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng (nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ông là một thành viên trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú, được vua Lê Thánh Tông mời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, làm tới chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính và Tế tửu Quốc Tử giám.

Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông tin dùng trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Các kỳ thi hương và thi hội ông đều đóng góp tích cực, nhà vua giao cho Thân Nhân Trung xem xét bài vở của các thí sinh để trình lên bình duyệt.
Năm 1493, Thân Nhân Trung giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Với trọng trách này, Thân Nhân Trung phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn nữa để đảm bảo sự phát triển của sự nghiệp nhân tài quốc gia.

Vâng mệnh vua Lê Thánh Tông, Tao Đàn Phó Đô Nguyên súy Thân Nhân Trung đã soạn bài văn bia "Đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442)" vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484): “Lập bia đá đề danh dựng ở cửa hiền quan, khiến kẻ sĩ chiêm ngưỡng, hâm mộ hứng khởi, rèn luyện danh tiết, hăng hái giúp đỡ nhà vua”. TS. Đào Thị Thúy Anh cho rằng, việc khắc bia đề danh tiến sĩ đã làm thiêng liêng hóa việc học: "Viết tên tiến sĩ lên đầu tượng linh ngao là nghi thức tiến sĩ được nhập thân vào thế giới thần linh. Điều đó cho thấy, nho sinh khi đỗ tiến sĩ không còn là người thường nữa mà trở thành kẻ tôi tớ trung thần bảo vệ, phò Vua”.

Trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã khéo léo vận dụng kiến thức của tiền nhân, đề cao nguyên khí quốc gia trong việc lựa chọn, sử dụng nhân tài của các bậc đế vương và đưa ra một chân lý vĩ đại: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết. Bởi vì kẻ sĩ có quan hệ lớn với quốc gia, cho nên được quý chuộng...”.

Câu nói nổi tiếng này đến nay vẫn là một huấn thị, kim chỉ nam cho quan điểm trọng dụng người hiền tài gắn liền với sự hưng thịnh của đất nước. GS. Vũ Ngọc Khánh nhận định: “Chính Thân Nhân Trung đã lần đầu tiên ở nước ta và có lẽ là cả trên thế giới vào thời điểm này đề ra một luận điểm về vai trò của trí thức trong xã hội. Đây là một quan niệm độc đáo, không theo công thức mà lại rất có ý vị triết học”.

Bia đề danh Tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Tư liệu
Bia đề danh Tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Tư liệu

Sức mạnh của tri thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước

Người hiền tài là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bản tính hiền lương, học thức uyên sâu và bản lĩnh, tài năng hơn người. Nguyên khí là khí chất ban đầu, trong sạch, vững mạnh, làm nên sự sống còn và phát triển của mọi sự vật. Hiền tài cũng là sự kết hợp tinh hoa của truyền thống dân tộc, khí thiêng của đất trời, sông núi. Hiền tài là nguồn lực tinh hoa nhất của mỗi dân tộc. Khi đất nước thái bình, thịnh trị thì nhiều người hiền tài cũng phát lộ, được trọng dụng, như người xưa từng nói rằng: "Địa linh sinh nhân kiệt".

Hiền tài và vận mệnh của đất nước có mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài. Người hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh trị, suy vi của một quốc gia. Mỗi một hiền nhân đều là một vì sao sáng chói về tài năng và đạo đức. Trong bất kỳ thời đại nào, hiền tài vẫn là những người quan trọng, nắm giữ và thực hiện các trọng trách mà đất nước giao phó. Trong khi đất nước bị nạn ngoại xâm, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bề cõi, giải phóng non sông “gấm vóc”.

Các hiền nhân lừng danh như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vua Quang Trung... xung phong, xông pha trận mạc, giết giặc lập công và giữ yên bờ cõi, được nhân dân lưu danh sử sách, nhắc nhớ. Trong thời bình, họ đóng góp rất lớn về giáo dục, kinh tế, ngoại giao và văn hóa, góp sức mình xây dựng đất nước mang lại cuộc sống thái bình và phồn thịnh cho nhân dân.

Do đó, việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là cần thiết để đất nước phát triển vững bền và thịnh vượng, đồng thời đề ra trách nhiệm của trí thức trước thời cuộc: “Kẻ sĩ được khắc tên vào tấm đá này, thật may mắn biết bao. Cho nên phải đem lòng trung nghĩa tự hẹn với mình, làm sao để danh xứng với thực, theo điều sở học mà làm nên sự nghiệp to lớn, vinh quang”.

Việc trọng dụng người tài có tác dụng to lớn trong việc phát huy truyền thống hiếu học của người Việt, đồng thời thúc đẩy ý chí vươn lên trong học tập, góp phần nâng cao dân trí của người dân và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước xuyên suốt nhiều thế kỷ.

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hệ thống văn từ, văn chỉ trải dài trên khắp cả nước như là biểu tượng của trí tuệ, trọng dụng người có học trong văn hóa Việt Nam. Việc các triều đại chăm lo học hành và thi cử để đào tạo, lựa chọn nhân tài là một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, thể hiện quan điểm đúng đắn về đào tạo nguồn lực con người như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Người dân xếp hàng dài tại Văn Miếu xin chữ đầu năm

MINH HÀ |

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu năm, hàng nghìn người dân Thủ đô lại đến xin chữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với ước vọng học hành, thi cử đỗ đạt và gặp nhiều may mắn.

Người dân xếp hàng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Ngày 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều người dân Hà Nội đứng xếp hàng để mua vé vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ông đồ Việt, ông đồ Tây viết thư pháp ở Văn Miếu

Việt Văn |

Hội chữ Xuân Quý Mão ở Hồ Văn được coi như “tiểu minh đường” của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội,  mới khai xuân  (kéo dài đến hết mùng 8 Tết), tưng bừng đón khách với sự tham gia của nhiều ông đồ từ Hiệp hội UNESCO, từ các CLB thư pháp ở Hà Nội… Và đặc biệt  có các ông đồ với niềm đam mê thư pháp Việt.

Việt Nam và Liên bang Nga còn nhiều tiềm năng phát triển quan hệ

Ngọc Vân |

Trên mỗi bước đường phát triển của Việt Nam luôn có dấu ấn, sự giúp đỡ chân thành của các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Tiềm năng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga còn rất lớn, hai nước có thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác thực chất trên các lĩnh vực vì lợi ích của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Gia đình xuyên Việt một tháng trên ngôi nhà di động vẻn vẹn 6m2

Tuyết Lại |

Về đến nhà, gia đình anh Sơn vẫn không ngừng nhớ về hành trình xuyên Việt 31 ngày từ Hà Nội đến mũi Cà Mau trên ngôi nhà di động.

Cường độ dị thường và quỹ đạo khó lường của cơn bão tăng 4 cấp trong 24 giờ

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Lee - cơn bão từng tăng từ cấp 1 lên cấp 5 trong 24 giờ - đã trở lại là bão cấp 3 với sức gió tối đa là 193 km/h.

Không lương hưu, người già phải sống dựa vào con cái

Quế Chi |

Theo thống kê, hiện nay, hàng triệu người từ 60-79 tuổi không được nhận bất kỳ chế độ nào. Cuộc sống của họ rất khó khăn. Nhiều người phải theo các con (đi làm xa quê) để vừa trông nom, giúp đỡ, vừa sống dựa vào các con.

Hầm chui ở Đà Nẵng ngập nước, nhiều người bị mắc kẹt ngay giữa thành phố

Nguyễn Linh |

Sau cơn mưa chiều tối ngày 10.9, hầm chui ở trung tâm TP Đà Nẵng ngập nước, đường phố biển thành sông, nhiều người dân bị mắc kẹt ngay giữa trung tâm thành phố.

Người dân xếp hàng dài tại Văn Miếu xin chữ đầu năm

MINH HÀ |

Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp đầu năm, hàng nghìn người dân Thủ đô lại đến xin chữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với ước vọng học hành, thi cử đỗ đạt và gặp nhiều may mắn.

Người dân xếp hàng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Ngày 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều người dân Hà Nội đứng xếp hàng để mua vé vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ông đồ Việt, ông đồ Tây viết thư pháp ở Văn Miếu

Việt Văn |

Hội chữ Xuân Quý Mão ở Hồ Văn được coi như “tiểu minh đường” của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội,  mới khai xuân  (kéo dài đến hết mùng 8 Tết), tưng bừng đón khách với sự tham gia của nhiều ông đồ từ Hiệp hội UNESCO, từ các CLB thư pháp ở Hà Nội… Và đặc biệt  có các ông đồ với niềm đam mê thư pháp Việt.