Giới trẻ với xu hướng chữa lành bản thân

Anh vũ |

Trong xã hội đầy áp lực và cuộc sống không ngừng chuyển đổi, “chữa lành” không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ. Đó là một khái niệm toàn diện, thể hiện sự hàn gắn và phục hồi cho cả tâm hồn, cảm xúc và thể chất của con người.

Thời gian gần đây, khái niệm “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, từ khóa “chualanh”, “healing” thậm chí còn lọt Top 100 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam.

Dễ thấy, xu hướng này phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của giới trẻ nói chung, thế hệ Z nói riêng. Chữa lành không phải là một hoạt động nhất định nào mà để chỉ các hoạt động giải tỏa tâm lý của giới trẻ, thường rất đa dạng từ nghe podcast chữa lành, du lịch chữa lành, các khóa thiền ngắn hạn, sống gần với thiên nhiên, bói bài tarot.

Chữa lành khỏi những áp lực cuộc sống

“Công việc hàng ngày của tôi vốn khá áp lực, kết hợp với quá trình học thạc sĩ và tìm kiếm cơ hội du học, có những ngày tinh thần tôi thực sự rệu rã. Những lúc như vậy, tôi rất muốn có thời gian để đi du lịch một chuyến cùng vài người bạn thân để giải tỏa tinh thần”, Phương Thảo, 24 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ.

Thật vậy, một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa thế hệ Z và các thế hệ trước đây là sự quan tâm tới sức khỏe tinh thần. Đối với người trẻ, đặc biệt là thế hệ Z, sức khỏe tinh thần là một yếu tố cần được ưu tiên trong cuộc sống.

Tương tự trường hợp của Phương Thảo, Mai Anh, 26 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội cũng thường dành thời gian để chữa lành tinh thần sau những ngày dài mệt mỏi. Không du lịch hay đi chơi cùng bạn bè, Mai Anh chọn tham gia các khóa thiền, đọc sách hay tập Yoga để giải tỏa stress.

"Không nhất thiết phải du lịch hay đi chơi cùng bạn bè như xu hướng trên mạng, dành thời gian cho bản thân với những hoạt động đơn giản nhưng thư giãn cũng giúp tinh thần tôi trở nên tốt hơn", Mai Anh cho biết.

Thế hệ Z có tiếng nói lớn hơn về sức khỏe tâm thần so với các thế hệ trước, sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ và thách thức sự kỳ thị xung quanh bệnh tâm thần. Sự cởi mở này đã giúp xóa bỏ những cuộc đối thoại vốn đã bị gạt sang một bên trong nhiều năm và cuối cùng giúp phá bỏ các rào cản và thúc đẩy sự hàn gắn giữa các thế hệ.

Người trẻ ngày nay thích tham gia các hoạt động chữa lành vì nhiều lý do. Một trong số đó là thế hệ này đã phải đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng từ cuộc sống hiện tại, như áp lực về tài chính, công việc và thành tích từ gia đình, xã hội hoặc cả bản thân mình. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội đã làm mất đi sự kết nối giữa con người, tạo ra những mối quan hệ ảo và đẩy lùi những mối quan hệ truyền thống. Sự cô đơn và lạc lõng trở nên phổ biến, khiến cho người trẻ cảm thấy khó khăn khi cần sự giúp đỡ.

Xu hướng của cả một thế hệ

Dạo một vòng Facebook, Instagram hay TikTok, không khó để thấy chữa lành đang là một xu hướng được giới trẻ yêu thích. Trong bối cảnh công nghệ và truyền thông xã hội phát triển nhanh chóng, thế hệ Z, sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010, nhận thấy mình đang phải "vật lộn" trong một thế giới tràn ngập những áp lực và sự phức tạp. Từ căng thẳng học tập gia tăng đến so sánh trên mạng xã hội, Gen Z phải đối mặt với một loạt vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của họ.

Theo một nghiên cứu gần đây của Ogilvy, 70% người thuộc thế hệ Z tin rằng, sức khỏe tinh thần của họ cần được quan tâm và cải thiện đáng kể. Ngoài ra, Hiệp hội Tâm lý Mỹ nhấn mạnh rằng, Gen Z có nhiều khả năng báo cáo các mối lo ngại về sức khỏe tâm thần hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học nào khác.

Báo cáo năm 2022 của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Việt Nam chỉ ra rằng, 50% các vấn đề về sức khỏe tâm thần bắt đầu xuất hiện khi bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên, cho thấy giới trẻ Việt Nam đang phải chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một báo cáo tương tự cũng tiết lộ rằng, cứ 5 người trẻ ở Việt Nam thì có 1 người được chẩn đoán mắc ít nhất một vấn đề về tâm thần, trong đó trầm cảm là vấn đề phổ biến nhất, tiếp theo là rối loạn lo âu.

Cẩn thận trước những khóa học chữa lành

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng trường Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, trào lưu chữa lành đã bắt đầu được biết tới nhiều hơn từ sau đại dịch COVID-19. Khi trở lại với cuộc sống bình thường sau đại dịch, nền kinh tế bị tổn thương cũng khiến công việc của nhiều người ảnh hưởng, dẫn tới tinh thần họ cũng bị tổn thương do cường độ áp lực cao.

Theo ông Nam, ở thời điểm hiện tại, nhiều người sau khi bị tổn thương tâm lý, khi học thêm một vài khóa học đã nhận thấy đây là một môi trường kinh doanh được. Do đó, họ bắt đầu quảng bá mạnh mẽ các khóa học, gây dựng cộng đồng chữa lành nhằm phát triển kế hoạch kinh doanh dựa vào từ khóa đang "hot" này. Trên thực tế, các khoá học chữa lành tại các nước khác cần phải có cơ chế kiểm duyệt gắt gao và được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam hiện tại, rất nhiều người cung cấp các dịch vụ chữa lành không có bằng cấp cũng như cung cấp dịch vụ chưa được kiểm duyệt bởi các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân Việt Nam về sức khỏe tâm thần còn thấp, trong khi đó chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng chưa được phát triển mạnh mẽ. Ông Nam cho biết, nhiều người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không muốn gặp bác sĩ tâm thần do lo ngại bị đánh giá, bị gọi là "điên" và tìm kiếm giải pháp ở nơi khác. Đây cũng là một phần lý do khiến các khóa học chữa lành mọc lên ngày càng nhiều.

Ông Nam cho biết thêm, từ năm 2023, Việt Nam đã có chức danh Nhà tâm lý, và Quốc hội khóa XIV đã thông qua luật khám chữa bệnh, trong đó vị trí nghề nghiệp Tâm lý lâm sàng cần phải có chứng chỉ của Bộ Y tế. Do đó, khi tìm kiếm các dịch vụ chữa lành, cần phải lựa chọn một cách cẩn thận, nên tới khám bệnh tại những bệnh viện uy tín để không mắc phải "bẫy" của những người không có đủ chuyên môn mà chỉ dựa vào từ khóa "chữa lành" để kiếm tiền.

Anh vũ
TIN LIÊN QUAN

Du lịch chữa lành

Ngọc Dủ |

Tôi là nhân viên văn phòng, năm nay đã ngoài 30. Vì tính chất công việc nên đôi khi gặp áp lực, mệt mỏi vì “deadline”... Vậy nên, mỗi năm, tôi và nhóm đồng nghiệp đều lên kế hoạch để du lịch cùng nhau. Một là thay đổi không khí, hai là nạp lại năng lượng để bản thân bắt nhịp lại công việc tốt hơn.

Cảm nhận âm thanh để chữa lành tâm thể

NGUYỄN LY |

Khi xã hội phát triển, con người đối mặt với nhiều mục tiêu và thách thức, đồng thời cảm nhận rằng trên hành trình phấn đấu đó, cũng phải trải qua những thời kỳ khó khăn, cả về cảm xúc và thể chất. Trong quá trình này, một số người đã chọn sử dụng âm thanh như một phương pháp chữa lành cho bản thân mình thay vì sử dụng thuốc, nhằm ổn định tâm lý và cải thiện sức khỏe cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Chữa lành để hàn gắn, phục hồi cảm xúc cũng là trang bị kỹ năng sống

lệ hà (thực hiện) |

Những năm gần đây, nhất là sau COVID-19, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe tinh thần, tâm lý, kéo theo sự nở rộ các dịch vụ "chữa lành", từ trị liệu tâm lý, Yoga, thiền, cho đến viết chữa lành, ăn lành, thiết kế chữa lành, yêu lành rồi du lịch chữa lành... Thạc sĩ Trương Phan Hồng Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã có những chia sẻ về xu hướng chữa lành hiện nay.

Giải pháp để hàng Việt Nam tìm được chỗ đứng trên sàn thương mại điện tử

Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội |

Sau bài viết: "Hàng nhập khẩu được miễn thuế đổ bộ Tiktok shop, Shopee, hàng nội bị đè bẹp" đăng trên Báo Lao Động ngày 27.4, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội đã có bài viết gửi đến Báo Lao Động chia sẻ thêm góc nhìn về chủ đề thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt.

Nga cảnh báo EU trả giá đắt về khí đốt

Ngọc Vân |

Nga cảnh báo EU sẽ phải trả giá đắt nếu liên minh cấm khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga.

Độc đáo hội thi hoa hậu cá trắm ở Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - "Thí sinh" tham dự hội thi “Hoa hậu cá trắm” tổ chức tại huyện Bố Trạch cần có màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình, vây đuôi, lưng, bụng không bị rách hoặc mòn…

Hàng trăm công nhân đội nắng gắt bám công trường thi công cao tốc Bắc Nam

PHẠM THÔNG |

Những ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, trên công trường tuyến cao tốc Bắc Nam đoạn đi qua tỉnh Hà Tĩnh, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài thi công trong nắng nóng gay gắt như đổ lửa, quyết tâm đưa dự án trọng điểm quốc gia về đích đúng tiến độ.

Tuyến đường Fansipan hoàn thiện, cơ sở kinh doanh ở Sa Pa hết cảnh đóng cửa ngồi chờ

Trọng Lộc |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, Ban quản lý dự án ODA và đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai đã yêu cầu nhà thầu đã khẩn trương đổ bê tông phần nền tuyến đường Fansipan ở thị xã Sa Pa và hoàn thiện các hạng mục thi công.

Du lịch chữa lành

Ngọc Dủ |

Tôi là nhân viên văn phòng, năm nay đã ngoài 30. Vì tính chất công việc nên đôi khi gặp áp lực, mệt mỏi vì “deadline”... Vậy nên, mỗi năm, tôi và nhóm đồng nghiệp đều lên kế hoạch để du lịch cùng nhau. Một là thay đổi không khí, hai là nạp lại năng lượng để bản thân bắt nhịp lại công việc tốt hơn.

Cảm nhận âm thanh để chữa lành tâm thể

NGUYỄN LY |

Khi xã hội phát triển, con người đối mặt với nhiều mục tiêu và thách thức, đồng thời cảm nhận rằng trên hành trình phấn đấu đó, cũng phải trải qua những thời kỳ khó khăn, cả về cảm xúc và thể chất. Trong quá trình này, một số người đã chọn sử dụng âm thanh như một phương pháp chữa lành cho bản thân mình thay vì sử dụng thuốc, nhằm ổn định tâm lý và cải thiện sức khỏe cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

Chữa lành để hàn gắn, phục hồi cảm xúc cũng là trang bị kỹ năng sống

lệ hà (thực hiện) |

Những năm gần đây, nhất là sau COVID-19, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe tinh thần, tâm lý, kéo theo sự nở rộ các dịch vụ "chữa lành", từ trị liệu tâm lý, Yoga, thiền, cho đến viết chữa lành, ăn lành, thiết kế chữa lành, yêu lành rồi du lịch chữa lành... Thạc sĩ Trương Phan Hồng Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã có những chia sẻ về xu hướng chữa lành hiện nay.