Giấc mơ áo dài

Linh Anh |

Không có phụ nữ xấu. Và nhiều người chợt nhận ra mình đẹp đến nhường nào khi khoác lên mình bộ áo dài dân tộc.

Tôi nhớ như in hình ảnh bàn tay có phần thô ráp của Thu - một công nhân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) - mân mê tà áo dài màu vàng hoa cúc. Thu rời quê lên thị xã làm việc được vài năm, cô chỉ là một công nhân ở một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như nhiều người con gái khác ở xứ Nghệ này. Sự vất vả khiến Thu già hơn đến chục tuổi. Và Thu khóc. Cô nói: “Cuộc đời em cho đến lúc này mới có hai lần được mặc áo dài. Lần đầu tiên là đúng ngày cưới, nhưng là áo dài đi thuê. Cưới xong thì trả. Và lần này...”.

Thu là một trong số đoàn viên Công đoàn được tổ chức Công đoàn tặng áo dài nhân kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - một chương trình do LĐLĐ tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động một số huyện thị trong nửa cuối tháng 10.2023. Ở Hoàng Mai, Liên đoàn Lao động thị xã cùng với Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức phát động hội viên hội phụ nữ các xã, phường, đoàn viên nữ các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thị xã hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”. Cũng thời gian này, Liên đoàn Lao động huyện Đô Lương (Nghệ An) cũng đã tặng 59 bộ áo dài và trao 10 suất quà cho đoàn viên nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Công nhân ngành Xây dựng Hà Nội chọn những bộ áo dài từ chương trình “Tặng áo dài - Trao yêu thương - Gìn giữ nét đẹp truyền thống”. Ảnh: CĐCS
Công nhân ngành Xây dựng Hà Nội chọn những bộ áo dài từ chương trình “Tặng áo dài - Trao yêu thương - Gìn giữ nét đẹp truyền thống”. Ảnh: CĐCS

Chị Thanh Thủy - Trưởng ban Tuyên giáo nữ công LĐLĐ tỉnh Nghệ An nói rằng: “LĐLĐ tỉnh cũng có nhiều đợt vận động, tặng áo dài cho chị em, nhất là những đoàn viên nữ có hoàn cảnh khó khăn như tuần lễ dịp 8.3 hay kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ”. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi đoàn viên, hội viên.

Theo đó, các đoàn viên, hội viên được khuyến khích mặc áo dài tại công sở, nơi làm việc, đơn vị, trường học, trong các hoạt động của tổ chức hội, ban nữ công, trong các ngày truyền thống, sự kiện tại các địa phương, thôn, xóm”.

Rồi chị Thủy cũng kể câu chuyện đầu năm ngoái, khi dịch COVID-19 còn bùng phát, Công đoàn viên chức Nghệ An tổ chức hẳn cuộc thi ảnh “Áo dài Việt Nam”. Không ngờ chị em lại tham gia đông đảo đến thế! “Có xem và chấm thi mới thấy người lao động mình đẹp quá, ai cũng xinh tươi, rạng ngời. Áo dài không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của văn hóa. Phụ nữ ai chẳng muốn mình luôn xinh đẹp, nhưng thực sự vẫn còn có người khó khăn quá. Thế là Công đoàn cũng phải vận động, xã hội hoá, hoặc trích nguồn để tặng chị em”.

***
Nhớ đến câu chuyện của Thu với tấm áo dài ngày cưới. Tôi cứ nghĩ rằng với một số người có điều kiện, họ có thể có cả tủ áo dài với đầy đủ màu sắc, kiểu cách. Nhưng có những người, áo dài vẫn chỉ là giấc mơ dài.

Tôi cũng nhớ đến một truyện ngắn của tác giả Thảo Nguyên gửi dự thi sáng tác văn học về đề tài công nhân công đoàn với tựa đề “Áo cưới”. Câu chuyện nói về một đôi vợ chồng công nhân nghèo “tiền trọ hết hai triệu rưỡi, chưa tính điện nước, cu Bon lên lớp Bảy và Cà Na vô lớp mầm, đủ khoản phải chi. Chị may trong xí nghiệp, chồng kéo xe chợ đầu mối. Cái nghề đã lấy đêm làm ngày rồi mà sáng ra anh có nghỉ ngơi gì, giao đá cây cho hàng quán sớm mai xong thể nào cũng nhận vài cuốc xe ôm, mặc chị càm ràm cày kiểu đó sức nào chịu thấu. Chị hiểu, rất hiểu, chồng đặt lên vai anh bao nhiêu sức nặng trách nhiệm chồng, cha và thăm thẳm nỗi niềm đứa con không thể kề cận cha già đau bệnh. Cho nên, chẳng cần chờ chồng lên tiếng, chị tự dặn mình tằn tiện, chắt bóp, nhịn đói bữa nay bữa mai không sao hết, nhất quyết cuối tháng đều đặn gửi phụ ba chồng đôi đồng”.

Cho đến khi LĐLĐ thành phố quyết định tổ chức đám cưới cho anh chị. “Không rào trước đón sau, chị cán bộ báo Liên đoàn sắp tổ chức đám cưới tập thể cho anh chị em công nhân, bác Bảy đã chủ động giới thiệu hoàn cảnh vợ chồng chị, nên bữa nay xuống thăm, trước là để gặp mặt, sau thì bàn kỹ chuyện hệ trọng. Thỉnh thoảng trong công ty chị có lãnh túi quà của công đoàn cho những đợt lễ, Tết, vậy thôi đã thấy được ủi an, khích lệ lắm rồi. Đằng này, là đám cưới sao? Chồng chị cúi mặt run run. Đám cưới có đầy đủ bàn tiệc đãi hai họ, có cặp nhẫn giao ước trăm năm, có xe đưa đón, có đội quay phim, chụp ảnh, có thợ trang điểm chuyên nghiệp. Và, khúc đây nữa khiến lòng chị rộn lên lạ kỳ, có áo cưới, những hai bộ, một váy trắng, một áo dài đỏ tơ tằm và mấn đội đầu. Liên đoàn sẽ lo liệu chu toàn, tặng hết cho các cặp vợ chồng, từ áo tới nhẫn. Lâu rồi, từ tuổi hai mươi lận, chị đã ghim tha thiết trong mình, rằng cũng ước được mặc áo cưới, được xúng xính bước lên xe hoa như rất nhiều phụ nữ trên đời.

Ảnh dự thi cuộc thi ảnh áo dài hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam” năm 2022 của Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An. Ảnh nguồn: CĐVC Nghệ An
Ảnh dự thi cuộc thi ảnh áo dài hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam” năm 2022 của Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An. Ảnh nguồn: CĐVC Nghệ An

Tha thiết ấy nhọn ra lần nữa khi vợ chồng chị đến với nhau, cũng đã dự tính làm bữa tiệc nho nhỏ. Nhưng, tai ương là điểm mù khó lường. Ba chồng phát bệnh suy thận, và thêm một mùa bão nữa ập xuống làng chị. Khoản tiền tiết kiệm ít ỏi hai vợ chồng dành dụm được, tính ra đâu bõ bèn trước đắng cay, mất mát của bậc sinh thành. Nên cái phần vui duyên, chị nói sống với nhau hạnh phúc được rồi, cưới hỏi cũng chỉ thủ tục thôi mà. Chồng chị hình như không nghĩ vậy đâu, anh giữ lòng day dứt suốt. Nhớ đợt COVID-19 bùng phát dữ dội, xóm trọ phong tỏa, cả nhà nhiễm virus, chồng chị nặng nhất. Anh nằm thở khò khè, gồng từng hơi bật ra câu xin lỗi, “Anh còn nợ em ngày mặc áo cưới”.

Đó có phải là hình ảnh của Thu? Hay của nhiều người con gái khác?

***
Tại sao lại là áo dài?

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, áo dài ngày càng khẳng định là bộ trang phục đại diện cho sắc phục Việt Nam, của người Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo và cách tân cho phù hợp với nhu cầu sử dụng trong xã hội hiện đại. Áo dài giờ đây không chỉ là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, mà còn đại diện cho văn hóa Việt Nam, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới. Trải qua các giai đoạn phát triển với những cải biến, cách tân, sử dụng ngày càng đa dạng chất liệu, thiết kế kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, chiếc áo dài Việt Nam đang cho thấy sức sống mạnh mẽ. Áo dài đã vượt qua nhiều thử thách để vừa bảo lưu giá trị truyền thống tốt đẹp, tôn vinh người phụ nữ, hướng tới trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam hiện đại, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Có lần trong một bài báo Xuân gửi Lao Động, nhà thiết kế Minh Hạnh - một chuyên gia về áo dài Việt Nam cũng chia sẻ, đại ý rằng: Văn hóa vẫn luôn là nền tảng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay. Và áo dài là một trong những vật thể có đủ “quyền lực” để truyền tải những thông điệp thời đại của Việt Nam đến với thế giới. Áo dài chính là di sản của Việt Nam và khi đã là di sản thì nội lực là vô cùng. Áo dài cũng chính là đại sứ mang thông điệp về sự chuyển động tích cực của cuộc sống, về những mong ước thành tựu trong thời đại toàn cầu hoá.

Cũng không có gì là to tát khi nhận định rằng áo dài là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt và văn hóa có nhiệm vụ “phải soi đường cho quốc dân đi”.

Áo dài thuộc về mọi người và câu chuyện về những lao động nữ, những đoàn viên công đoàn rực rỡ hơn, đẹp hơn và trông họ hạnh phúc hơn khi mặc áo dài dân tộc cũng khơi dậy những cảm nhận tích cực về cuộc sống.

Và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp, xã hội để áo dài không còn là những giấc mơ dài. Để phụ nữ nào cũng cần phải có áo dài trong những ngày trọng đại của năm, của cuộc đời. Vì họ xứng đáng!

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Lạ lẫm lần đầu mặc áo dài, đi catwalk của nữ công nhân công ty đóng tàu

Phương Linh |

Rời bộ đồ bảo hộ dày cộm còn lấm lem sơn, đẫm mồ hôi... lần đầu tiên, các nữ đoàn viên ở công ty đóng tàu lớn nhất Việt Nam đón ngày 20.10 trong trang phục áo dài và thướt tha thể hiện mình trên "sàn catwalk".

Tặng 400 bộ áo dài cho nữ đoàn viên, CNLĐ tại các khu công nghiệp

Kim Yến - Cẩm Tú |

Chiều 19.10, Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh An Giang phối hợp CĐCS Công ty TNHH An Giang Samho, Công ty CP Achison tổ chức họp mặt nữ cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nghệ An: Tổ chức “Tuần lễ áo dài” và tặng áo dài cho đoàn viên công đoàn

Hoàng Mai - KIM OANH |

Hướng tới kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động thị xã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hoàng Mai (Nghệ An) tổ chức phát động hội viên hội phụ nữ các xã, phường, đoàn viên nữ các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thị xã hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”.

Phía sau việc khai thác khoáng sản trái phép có bóng dáng cán bộ địa phương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, phía sau các vụ khai thác khoáng sản trái phép có vấn đề liên quan đến cán bộ địa phương...

Tin 20h: Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 6.11: Nguyên nhân các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động; Thực hư thông tin 11 trẻ mầm non bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại; Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024…

Chặn hàng loạt nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook

KHÁNH AN |

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã phối hợp với Facebook chặn hàng loạt các nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook.

Thực hư việc nhóm học sinh tiểu học viết phần mềm luyện thi lớp 9

QUANG ĐẠI |

Phần mềm luyện thi lớp 9 lên lớp 10 của những học sinh lớp 4 và lớp 5 tại TP Vinh đạt giải trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" gây xôn xao dư luận.

588 ứng viên được công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Vân Trang |

Ngày 6.11, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Lạ lẫm lần đầu mặc áo dài, đi catwalk của nữ công nhân công ty đóng tàu

Phương Linh |

Rời bộ đồ bảo hộ dày cộm còn lấm lem sơn, đẫm mồ hôi... lần đầu tiên, các nữ đoàn viên ở công ty đóng tàu lớn nhất Việt Nam đón ngày 20.10 trong trang phục áo dài và thướt tha thể hiện mình trên "sàn catwalk".

Tặng 400 bộ áo dài cho nữ đoàn viên, CNLĐ tại các khu công nghiệp

Kim Yến - Cẩm Tú |

Chiều 19.10, Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh An Giang phối hợp CĐCS Công ty TNHH An Giang Samho, Công ty CP Achison tổ chức họp mặt nữ cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nghệ An: Tổ chức “Tuần lễ áo dài” và tặng áo dài cho đoàn viên công đoàn

Hoàng Mai - KIM OANH |

Hướng tới kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động thị xã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hoàng Mai (Nghệ An) tổ chức phát động hội viên hội phụ nữ các xã, phường, đoàn viên nữ các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thị xã hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”.