Giá trị nền tảng của gia đình Việt Nam truyền thống

Nguyễn Kim Sơn |

Đất nước Việt Nam đang bước vào thời đại kinh tế phát triển bùng nổ, hội nhập ngày càng sâu sắc trong quá trình toàn cầu hóa quốc tế, cho nên gia đình Việt Nam đứng trước nhiều thách thức và biến đổi. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam vẫn tiếp tục được bồi đắp, gìn giữ, trao truyền và lan tỏa, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa Việt Nam.

Truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

Văn hóa Việt chúng ta hình thành và phát triển trên nền tảng của nền văn hóa nông nghiệp với nghề trồng lúa nước. Những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước tạo dựng dấu ấn trên mọi mặt của đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của con người Việt Nam. Trong xã hội nông thôn truyền thống, gia đình và gia tộc đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong gia đình Việt truyền thống có ba giá trị, chuẩn mực đạo được đề cao, bao gồm: “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”. “Gia đạo” là đạo đức gia đình, tức là những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được gia đình coi trọng. Cụ thể có thể kể đến như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng thủy chung, anh chị em đoàn kết trên thuận dưới nhường. Trong gia đình truyền thống, "đạo hiếu" là giá trị được đề cao nhất, là vốn quý của dân tộc, được xem là gốc rễ của mọi việc dạy đạo lí, gia phong. Gia huấn răn dạy con cái ghi lòng tạc dạ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và báo đáp công ơn đó. Hiếu được xếp đứng đầu trăm nết của con người:

“Làm trai nết đủ trăm đường
Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay”
Hay “Điều hiếu đứng vững, muôn điều thiện theo
Phúc thiện đúng đạo, phúc lành được gieo”.

“Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong một gia tộc. Trong một gia tộc, gia phong được hình thành từ ông bà, cha mẹ và giáo dục cho thế hệ con cháu. Đó là việc xây dựng gia đình và tái tạo cho các con cháu sau này những chuẩn mực văn hóa đạo đức. Gốc rễ của gia phong nằm ở đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tình cảm cao quý nhân bản của con người về sự biết ơn công sinh thành, dạy dỗ, tự giác có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm nom, săn sóc, nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu, ốm đau; là tang ma chu đáo, tưởng nhớ công ơn khi cha mẹ mất; là nối nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tiên.

“Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục trong một gia đình, được thể hiện qua cung cách ăn nói, đi đứng, cách ứng xử trở thành truyền thống gia đình mà ông bà, cha mẹ truyền lại cho con cháu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tính gắn kết, keo sơn của tình cảm anh chị em. Gia huấn ca có đoạn:

“Lại phải tường trong đạo chị em
Đạo em thì ở trông lên
Đạo chị trông xuống cho êm đẹp chiều
Miếng bùi ngọt chia đều như một
Khi nắng mưa ấm sốt đỡ tay
Với nhau như bát nước đầy
Lá lành đùm bọc bóng cây rườm rà”

Trong lịch sử dân tộc, gia đình thực hiện nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi, giáo dục gia đình là nền tảng đầu tiên, liên tục, thường xuyên và lâu dài đối với mỗi con người. Trong giáo dục gia đình thì giáo dục đạo đức rất được quan tâm. Những quy định, phép tắc, chuẩn mực đạo đức trong gia đình mà mỗi thành viên phải tuân theo sẽ là cơ sở để giữ gìn sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội.

Nét đặc trưng của gia đình truyền thống là sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống; bảo lưu các truyền thống văn hoá, tập tục, lễ nghi; phát huy tốt gia phong, gia lễ, gia đạo. Nhìn chung, ba giá trị tốt đẹp "gia đạo", "gia phong", "gia lễ" của gia đình Việt Nam truyền thống đều xuất phát từ chuẩn mực đạo đức, văn hóa. Chính vì thế nên gia đình luôn được ví là “tổ ấm”, là bến đỗ bình yên cho mỗi thành viên, là nơi mà ngọn lửa yêu thương luôn ngự trị và sưởi ấm cho mỗi người.

Trong gia đình truyền thống cũng như hiện đại, đạo đức gia đình là một trong những yếu tố căn bản để tạo nên sự ổn định, ấm no, hạnh phúc của mỗi gia đình và góp phần để xây dựng đạo đức xã hội nói chung. Những chuẩn mực đạo đức gia đình trở thành yếu tố cốt lõi cho việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên; là yếu tố nội sinh góp phần xây dựng gia đình trở thành tổ ấm, thành cái nôi nuôi dưỡng cuộc đời của mỗi con người.

Nền tảng tạo dựng sự trường tồn của dân tộc

Cùng với quan hệ gia đình, gia đình Việt Nam luôn đề cao ý thức cộng đồng, chú trọng đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội. Mỗi gia đình luôn gắn bó chặt chẽ với làng xã, dân tộc và đất nước. Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình, không chỉ xoay quanh những nhu cầu và lợi ích của các thành viên trong gia đình mà còn với làng xã và rộng hơn là dân tộc. Mỗi gia đình luôn coi trọng tình cảm họ hàng, dòng tộc, trọng tình nghĩa, sống chan hòa trong tình làng, nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “lá lành đùm lá rách”... Gia đình gắn bó mật thiết với cộng đồng và Tổ quốc là nét văn hóa tốt đẹp mà đến nay vẫn luôn được các gia đình chú trọng gìn giữ, vun đắp.

Từ gia đình, những giá trị đạo đức được lan tỏa ở những cấp cao như làng xã, Tổ quốc. Trải qua nhiều biến động, thay đổi của thời cuộc, những truyền thống tốt đẹp của gia đình đã kết tinh thành hệ giá trị gia đình mang tính bền vững, đó là tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó keo sơn; là tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che; là truyền thống hiếu học, trọng danh dự.

Sự ổn định, phát triển của mỗi gia đình góp phần duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội. Những giá trị của gia đình truyền thống đã tạo không gian, môi trường văn hóa lành mạnh để điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, nhận thức của con người theo hướng nhân văn, tốt đẹp; hạn chế những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái thấp hèn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Hiện nay, các dân tộc ở Việt Nam đã bước đầu phát huy được vai trò của thiết chế gia đình trong việc lưu giữ những nét văn hóa tốt đẹp của tộc người và trao truyền cho các thế hệ con cháu, điển hình như các hoạt động gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, trang phục, ẩm thực truyền thống, cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên... Chính việc thực hành những nét văn hóa đó trong gia đình đã góp phần trao truyền văn hóa tộc người từ đời này qua đời khác. Thông qua việc này, đã tạo nên nhân cách văn hóa mang dấu ấn, cốt cách, bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn của mỗi tộc người trong thế hệ trẻ. Đây cũng chính là hướng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc một cách bền vững, khơi dậy khát vọng sáng tạo, phát triển để xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Đảng lãnh đạo phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp gia đình Việt Nam

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng ta đã luôn quan tâm, chú ý tới việc phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tại Đại hội VIII, Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Ngày 20.2.2014, Chính phủ ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 nhằm phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.

Đến Đại hội lần thứ XII năm 2016, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã xác định “Giữ gìn và phát huy những đạo lí tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”.

Đến năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” nhằm tạo ra bước phát triển mới trong xây dựng quan hệ ứng xử trong gia đình, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình; xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm gần đây, đã tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu được Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Trong đó, Đảng ta xác định rõ “khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần thôi thúc mỗi người phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hoá trong bối cảnh toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội về vai trò của đạo đức gia đình, những nét đẹp của đạo đức gia đình truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Cần giữ gìn, phát huy và thường xuyên giáo dục những giá trị đó cho thế hệ trẻ, giúp họ thấy được sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, cho họ nền tảng để rèn giũa phẩm chất đạo đức của bản thân. Cần kế thừa những tinh hoa truyền thống của dân tộc, xây dựng một ý thức hệ mới phù hợp với bối cảnh của thời đại.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, việc duy trì các truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, tạo dựng nên hệ giá trị gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Nguyễn Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương 36 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Việt Trung |

Công đoàn Công ty CP Chế tạo máy - VINACOMIN (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam) vừa tổ chức sơ kết phong trào Công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tuyên dương 36 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt 100 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Hoàng Huyền |

Công ty CP Than Hà Tu (Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam) tổ chức chương trình gặp mặt 100 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Điện Biên tổ chức Hội thi ẩm thực nhân Ngày Gia đình Việt Nam

THANH BÌNH |

Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28.6), Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ (Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Hội thi ẩm thực với chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương".

Thanh tra chỉ ra loạt vấn đề tại Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có kết luận thanh tra chuyên đề tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam. Cơ quan chức năng đã chỉ ra những vấn đề tồn tại ở doanh nghiệp này liên quan đến hạch toán chi phí và đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định;...

Người đàn ông xin lỗi sau khi đập nát điện thoại iPhone của nam sinh viên

Anh Tú |

Một người đàn ông mặc áo tài xế công nghệ đập nát chiếc điện thoại iPhone 12 Promax của nam sinh viên làm rơi, sau khi cả 2 thương lượng không thành. Phía nam sinh viên đã đồng ý hòa giải và mong muốn khép lại vụ việc tại đây để tập trung việc học.

Công an huy động lực lượng bắt nhóm “giang hồ nông trường” ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Nhóm Vũ “Công” và đàn em nổi danh là nhóm “giang hồ nông trường” hoạt động ở TP Phú Quốc, băng nhóm này có nhiều tiền án, tiền sự.

Hà Nội trình phương án lập thêm 2 thành phố với 4,45 triệu người

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, tổng diện tích thành phố phía Bắc và phía Tây của Hà Nội rộng khoảng 884 km2 với quy mô dân số vào năm 2045 khoảng 4,45 triệu người.

Đội tuyển nữ Việt Nam đạt 99% công tác chuẩn bị cho World Cup nữ 2023

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển nữ Việt Nam đang tích cực tập luyện và đã hoàn thiện 99% công tác chuẩn bị cho World Cup 2023.

Tuyên dương 36 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Việt Trung |

Công đoàn Công ty CP Chế tạo máy - VINACOMIN (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam) vừa tổ chức sơ kết phong trào Công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tuyên dương 36 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt 100 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Hoàng Huyền |

Công ty CP Than Hà Tu (Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam) tổ chức chương trình gặp mặt 100 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Điện Biên tổ chức Hội thi ẩm thực nhân Ngày Gia đình Việt Nam

THANH BÌNH |

Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28.6), Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ (Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Hội thi ẩm thực với chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương".