Đường lối miễn dịch - triển vọng mới chống HIV

BS Văn Bình |

Liệu pháp điều trị mới được Đại học Rockefeller - Mỹ, công bố cho thấy về cơ bản đã có thể chặn được quá trình sinh sôi của HIV.

Phương pháp này dựa trên kháng thể 3BNC117 có tác dụng ngăn ngừa HIV lây nhiễm vào các tế bào bạch cầu chưa nhiễm HIV, nhất là đại thực bào (macrophage, CD4, có chức năng “ăn” cặn bã của các tế bào cơ thể và tác nhân gây bệnh). Chỉ đơn giản như vậy, nhưng đây lại được xem là hướng đi đầy triển vọng.

Nhóm nghiên cứu Mỹ, Đức cho biết kháng thể 3BNC117, tách ra từ CD4 của người nhiễm HIV, tiêm cho 12 người không nhiễm và 17 người nhiễm HIV. Sau 56 ngày, HIV trong máu 8 người tiêm liều lượng cao nhất giảm 300 lần và kéo dài 28 ngày, một số bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn với HIV.

Nhà nghiên cứu nói HIV sinh sôi như thế nào?

Chúng ta đều biết HIV chỉ xâm nhập các tế bào có vai trò miễn dịch, phá hủy hệ thống “an ninh, cảnh sát” này. Số lượng bạch cầu giảm đi, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công cơ thể, mà khi hệ miễn dịch khỏe mạnh chúng không gây bệnh được. Rõ nét nhất là các loại vi khuẩn, virus khác (không phải HIV) gây các bệnh lao, đường ruột, nhiễm trùng da... làm suy kiệt và tiến đến cái chết.

HIV không trực tiếp giết người, người nhiễm HIV không chết nhanh chóng sau ít ngày như khi bị một loại virus, vi khuẩn nào đó gây bệnh... mà thường sau 5, 10, 20 năm, khi hệ miễn dịch đã bị tàn phá nặng nề. Thời gian tiến đến giai đoạn AIDS tất nhiên ngắn đi nếu trước khi nhiễm HIV đã mắc sẵn các loại bệnh, dịch.

Giống như các loại virus khác, HIV sinh sản và lây nhiễm bằng cách ký sinh. Khi tiếp cận, chất protein của HIV sẽ tìm cách gắn kết vào màng tế bào CD4. Liên kết này hình thành, protein màng của CD4 sẽ biến dạng, giúp cho HIV “xây dựng” điểm liên kết thứ hai... Với hai điểm liên kết, vỏ ngoài virus sẽ hoà lẫn màng CD4 và đây chính là “cửa mở” để HIV đưa thông tin di truyền của nó vào trong CD4.

Tuy nhiên, ARN của HIV sẽ không làm thay đổi được CD4 nếu nó không được phiên mã ngược thành ADN. Quá trình phiên mã ngược nhờ một men (men RT) có sẵn của HIV và dính chặt với ARN của HIV như hình với bóng. Loại men này chỉ các loại retrovirus mới có (HIV thuộc loại này), với “sứ mệnh” phiên mã ngược. Men này rất “lợi hại” vì nó biến một chuỗi ARN đơn thành một chuỗi ADN kép, khiến cho quá trình giả mạo “hoàn hảo”. Khi ADN “gián điệp” được tạo ra, nó lại “thực hiện” quá trình thứ hai để “trở thành” một phần AND của chính CD4, nhờ một men khác (men IN) cũng có sẵn trong HIV. Men này “cắt” ADN của CD4, “chèn” ADN “gián điệp” vào rồi “dán” lại khiến AND của CD4 “trông như không tì vết”.

Đến đây, chuyện “Tu Hú đẻ nhờ” đã hoàn thành một nửa, chỉ còn chờ “trứng” nở. Phần việc “đánh cắp” còn lại do chính CD4 thực hiện diễn ra “bình thường” cùng với thời gian sống của nó. CD4 sẽ dịch mã ADN của mình (đã bị cài “gián điệp”) để tổng hợp ra các protein cần thiết vốn là “nguyên liệu” hình thành các virus thế hệ sau. Nó cũng phiên mã ADN đã biến chất của mình thành ARN biến chất, ARN này kết hợp với các “nguyên liệu” mới được tổng hợp để cho ra đời các HIV mới... và kết quả là CD4 “qua đời”.

Quá trình “đánh cắp” này không chỉ có các nhà khoa học biết mà chính hệ miễn dịch con người cũng “biết” và “biết” sớm nhất. Sự thay đổi và biến mất của các CD4 đều được cơ thể con người “nhận thức” và hệ miễn dịch tất nhiên tìm cách đối phó với tình trạng này, nhưng thất bại!

Vì sao thất bại?

Ở một người nhiễm HIV, trung bình mỗi ngày có khoảng 10 tỉ HIV mới ra đời, với tần suất đột biến gen ngày càng cao: Cứ 10.000 lần sao chép và phiên mã ngược thì có 3 lần các BazơNitơ trong ADN (adenine, thymine, cytosine, guanine) thay đổi vị trí và vì thế, từ một chủng HIV ban đầu, sinh ra nhiều chủng HIV mới có đặc tính di truyền khác nhau.

Hiện tại, chúng ta đã phải chia HIV thành nhiều nhóm và trong một nhóm lại có nhiều phân nhóm. Chẳng hạn, HIV1 gây suy giảm miễn dịch chủ yếu cho người (người mang HIV1 và HIV2, HIV2 ít đột biến hơn), có nhóm M (major - nghĩa là “phổ biến”, 90% lây nhiễm HIV do nhóm này “đảm nhận”) gồm cả chục phân nhóm. Khả năng đột biến nhanh, sinh ra nhiều nhóm, phân nhóm HIV làm hệ miễn dịch “bối rối” không nhận dạng được chúng, vì ban đầu cơ thể tạo ra kháng thể để chống M1 thì ít ngày sau, M1 đã “biến” ra M2 và kháng thể chống M1 không “làm gì” được M2; thêm nữa, đột biến giúp HIV kháng thuốc.

Đây là nguyên cớ cho tới nay, con người vẫn thất bại trong việc tìm phương thuốc trị HIV1. Chưa hết, các biến thể HIV “sinh sau” lại “tìm ra” những vị trí protein khác trên màng CD4 để xâm nhập vào. Đã xác định được khi HIV đã nhân lên nhiều, trong một CD4 có khi tồn tại nhiều phân nhóm HIV với những lối “đào ngạch” khác nhau.

Kháng thể 3BNC117 sẽ “làm” được gì?

Có 10 - 30% người tạo ra kháng thể này sau một thời gian nhiễm HIV. Đáng tiếc như đã nói trên, khi cơ thể có được 3BNC117 thì HIV đã “đi trước một bước”... Nhưng sẽ ra sao nếu 3BNC117 có mặt trong cơ thể từ những ngày mới bị nhiễm? Theo nghiên cứu của ĐH Rockefeller, 3BNC117 ngăn cản rất hiệu quả HIV tiếp cận màng CD4. Không xâm nhập được tế bào chủ, HIV không sinh sôi được và lây nhiễm phá sản. Marina Caskey, trong nhóm nghiên cứu, cho biết: “Đặc biệt, kháng thể này có hiệu quả tác động đối với hơn 80% các phân nhóm HIV và chúng rất rất có tiềm năng (để làm thuốc)”.

3BNC117 đã “chặn đứng” lây lan của 195/237 phân nhóm HIV đã biết. Khi thử nghiệm trên người, với liều lượng cao nhất, 30mg 3BNC117/1kg thể trọng, lượng HIV trong máu giảm đi 300 lần ở 8 bệnh nhân chỉ sau 1 tuần tiêm. Tuy nhiên, mức giảm còn tuỳ thuộc lượng HIV trong cơ thể và số phân nhóm bị tác động.

Chưa hết, 3BNC117 không chỉ có tác dụng “nóng” mà còn kéo dài. Phân nửa bệnh nhân tiêm liều cao nhất, lượng HIV có trong máu luôn ở mức thấp hơn trước khi tiêm trong suốt 8 tuần thử nghiệm. Đặc biệt, chưa thấy hiện tượng kháng 3BNC117. Các nhà khoa học cho rằng hiệu quả có thể cao hơn nếu tiêm sớm trước khi HIV đột biến... Ngoài ra, nghiên cứu này còn dự đoán 3BNC117 có khả năng xâm nhập các CD4 đã bị nhiễm để diệt HIV, trong khi các thuốc chống retrovirus hiện có là không thể. Tuy nhiên, khả năng này còn phải nghiên cứu tiếp.

Chúng ta không nên vội mừng vì những bệnh nhân có thể tự “làm” ra 3BNC117 sau cùng đều chết, do vẫn có gần 20% phân nhóm HIV “lọt lưới”... Nhưng nếu được phát hiện sớm, lượng HIV trong cơ thể chưa cao và các phân nhóm đột biến chưa có hoặc chưa nhiều, chưa có phân nhóm đột biến “lọt lưới” 3BNC117 thì khả năng điều trị là rất sáng sủa. Liệu đây có phải là một tin vui cho nhân loại?

BS Văn Bình
TIN LIÊN QUAN

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Huấn luyện viên Park Hang-seo và hành trình ngoạn mục với tuyển Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Kể từ khi ông Park Hang-seo đến, tuyển Việt Nam không hài lòng ở việc chỉ đánh bại những đội bóng nhỏ trong khu vực mà đã tìm cách để thách thức những đội mạnh nhất châu lục như Nhật Bản, Saudi Arabia.