Chuyện phía sau sân cỏ của các cầu thủ nữ

MINH ĐỨC |

Trải qua nhiều năm sống cùng bóng đá, nhiều nữ cầu thủ sau giải nghệ vẫn muốn tiếp tục sự nghiệp với môn thể thao này nhưng cũng có không ít người muốn "chia tay" hoàn toàn để bắt đầu một cuộc sống mới.

Chọn làm công nhân thay vì làm bóng đá

7h30 sáng, chị Bùi Thị Nhị có mặt ở Trung tâm thể thao văn hóa - Câu lạc bộ Bóng đá nữ Than khoáng sản Việt Nam để bắt đầu công việc. Một tay kéo dài, một tay kéo ngắn cứ thay đổi liên tục, chăm bẵm cho mặt sân và cây cảnh xung quanh sân vận động Cửa Ông. Ngày 2 ca sáng chiều, làm 8 tiếng là sẽ về chăm sóc cho gia đình nhỏ. Chẳng còn mấy ai nhận ra cựu cầu thủ khóa I của Câu lạc bộ bóng đá nữ Than Cẩm Phả một thời, dù họ vẫn biết trước mắt mình là một "vận động viên phong trào" chủ lực của cơ quan, giờ trước mắt tất cả là chị Nhị làm văn phòng 2, hay cười đùa, vui vẻ.

Sự nghiệp thi đấu tròn 10 năm (từ năm 1992-2002) không phải ngắn nhưng cũng không dài, thậm chí nên gọi là nghỉ sớm bởi chị Nhị giải nghệ năm 27 tuổi. Cống hiến những năm tháng đẹp nhất cho câu lạc bộ quê hương, có kỷ niệm lên tuyển năm 1998 để đá ASIAD tại Thái Lan, chị Nhị xem như sự nghiệp đã viên mãn, và thế là năm 2002 "về xây dựng gia đình và giải nghệ luôn". Không vì chấn thương, cũng không vì chuyện chuyên môn, đó đơn giản là lựa chọn của một người phụ nữ.

20 năm sau, chị Nhị vẫn không hối hận vì quyết định này. Cựu tuyển thủ ngày ấy, giờ là vợ của anh đồng nghiệp cùng tập đoàn, là mẹ của 2 đứa con trai lần lượt đang học lớp 7 và lớp 11. Cuộc sống dù còn nhiều lo toan nhưng với chị Nhị "cứ thấy đủ là được".

Vẫn giữ thói quen chơi thể thao, trở thành vận động viên phong trào của công ty thi đấu ở bóng đá lẫn bóng bàn, trông chị Nhị trẻ hơn cái tuổi 46 trong giấy tờ. Nói rằng "đi đá bóng vào cái thời còn dùng nhiều bản năng", khác với các cầu thủ hiện tại, quả thực chị không quen khi có phóng viên hỏi chuyện, và đôi lúc cũng có chút bất nhất trong lời nói.

"Cuộc sống cũng ổn định, lương ở đây được 5-6 triệu/tháng mà cũng chả cần làm thêm gì. Chồng tôi cũng thu nhập 6-7 triệu/tháng, cũng có thế thôi. Nói chung vợ chồng lấy nhau, xây nhà cửa ổn định, chứ theo xã hội cũng nhiều cái khó, còn theo mặt bằng chung của công nhân thì chỉ có vậy.

Nuôi 2 đứa cũng vất vả, giá cả mức sống ở Cửa Ông cũng thuộc loại đắt. Nếu không có dịch, đi dạy thêm bóng bàn cũng thêm được chút ít. Như đợt hè dạy thêm lớp bóng bàn cho trẻ em 7-8 tuổi. Giờ thì dịch giã, không mở nữa vì cứ mở ra thì lại... đâm lo", chị Nhị trầm tư nói.

Gọi là văn phòng 2 cũng được, gọi là lương công nhân lao động cũng đúng. Dù từng tốt nghiệp đại học thể dục, thể thao và đã có "vài năm ăn lương nhân viên" nhưng rồi cũng dần bị xuống còn lương lao động vì "không làm đúng ngành nghề". Mặt bằng lương công nhân khó nâng mức, khó có thể so sánh với lương huấn luyện nhưng khi được hỏi "có tiếc không khi không tiếp tục với nghề", chị Nhị chỉ cười hiền mà đáp: "Không tiếc gì, lấy chồng rồi thì tôi cũng quyết không theo chuyên nghiệp nữa. Theo rồi phải khác, rồi cũng không lo được cho gia đình".

Một lần nữa đó lại là sự lựa chọn mà bóng đá bị đặt vào thứ yếu, như rất nhiều lần cựu tuyển thủ Bùi Thị Nhị đã chọn, từ việc giải nghệ lấy chồng, học lớp trọng tài rồi cũng bỏ và quyết không theo chuyên nghiệp.

Thực tế, chuyện của chị Nhị cũng là chuyện chung của không ít các cựu cầu thủ Câu lạc bộ Than khoáng sản Việt Nam. Với lợi thế là đội bóng của doanh nghiệp, các cựu cầu thủ của đội được đảm bảo đầu ra, hầu hết đều về công ty làm các công việc khác nhau.

Nhiều hướng đi sau giải nghệ

Ghi nhận tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nam, lứa I của bóng đá nữ Hà Nam hầu hết vẫn đi theo nghề huấn luyện. Một trong số đó là cô Nguyễn Thị Khánh Thu - huấn luyện viên U.19 Phong Phú Hà Nam. Gặp và vô tư chia sẻ về chuyện sau giải nghệ, chị Thu tự tin nói rằng lứa của cô và Văn Thị Thanh có thể xem như "thành đạt hết", có người làm công tác dạy thể dục tại ngay tỉnh Hà Nam, người đi làm tuyến trẻ cho Công an Nhân dân, VFF và làm tại phòng văn thể địa bàn huyện.

Và theo ông Phạm Hải Anh - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nam chia sẻ, hướng đầu ra của bóng đá nữ cũng không chỉ dừng lại ở việc học đại học, làm trọng tài, công tác huấn luyện, hoặc về dạy các trường học trung học.

"Đầu ra thì so sánh 2 thời kỳ. Thời xưa, sau giải nghệ thì tạo điều kiện cho vận động viên đi học đại học các ngành thể dục thể thao. Bây giờ thì đầu ra của bóng đá nữ cũng rất phong phú. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giúp đỡ. Cách đây 5 năm khi tôi còn làm việc tại Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam cũng từng kết nối cho các cháu với doanh nghiệp. Khi vào đó, nhiều doanh nghiệp cũng tạo điều kiện không bắt lao động trực tiếp mà bồi dưỡng để làm văn phòng, thậm chí được giao cho phát triển mảng thể dục, thể thao của doanh nghiệp.

Tại Hà Nam, Trung tâm phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp tổ chức giải bóng đá nữ khu công nghiệp hàng năm. Những vận động viên ra đó sẽ trở thành nhân tố.

Thực ra, cựu cầu thủ giờ giải nghệ cũng đa dạng về ngành nghề. Đặc biệt, với những người từng là tuyển thủ quốc gia mà tích góp được vốn liếng, khi về cũng mở cửa hàng riêng, khởi nghiệp chứ không nhất thiết phải đi học đại học", ông Phạm Hải Anh chia sẻ với Lao Động.

"Không tiếc gì, lấy chồng rồi thì tôi cũng quyết không theo chuyên nghiệp nữa. Theo rồi phải khác, rồi cũng không lo được cho gia đình" - cựu cầu thủ Bùi Thị Nhị chia sẻ.

Sau khi đội tuyển nữ Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games 2019, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã có công văn gửi Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về việc nhận bảo trợ nghề nghiệp cho các vận động viên và cầu thủ vừa lập chiến công.

King Coffee - đơn vị tài trợ của VFF trong 3 năm liên tiếp (6.2020 - 5.2023) đã công bố chính sách hỗ trợ cho các tuyển thủ nữ khởi nghiệp kinh doanh quán cafe sau khi giải nghệ nhằm đảm bảo cuộc sống.

Hồi năm 2020, thương hiệu "cà phê Ông Bầu" của bầu Đức và bầu Hải đã hỗ trợ cựu thủ môn huyền thoại Kiều Trinh để cô trở thành bà chủ một quán cafe, từ đó có thêm thu nhập và viết tiếp đam mê là đào tạo bóng đá trẻ. Đó có thể xem là một lối đi cho những nữ tuyển thủ sau giải nghệ. Tuy nhiên, điều này cần người có tâm và có tầm giúp đỡ.

MINH ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Tấm gương từ các cầu thủ nữ

Lê Vinh |

Tối qua (22.2), đội U.23 Việt Nam thi đấu trận thứ hai tại vòng bảng U.23 Đông Nam Á 2022 với nhiều xáo trộn trong danh sách đăng ký. 6 cái tên mới bổ sung xuất hiện đồng nghĩa với 6 cầu thủ được đăng ký chính thức sẽ hết cơ hội thi đấu tại giải năm nay.

Cầu thủ nữ Việt Nam làm gì sau khi giải nghệ?

MINH TRIẾT |

Nhiều cầu thủ nữ Việt Nam vẫn phải làm "nghề tay trái" kèm câu hỏi "làm gì sau khi giải nghệ?". 

Bộ đôi cầu thủ nữ Việt kiều từng "thử việc" ở Việt Nam giờ ra sao?

Hoài Thu |

Hai cầu thủ nữ Việt kiều Chelsea và Kyah Le từng gây sốt khi quyết định tham gia "thử việc" trong màu áo đội tuyển U19 nữ Việt Nam.

Cầu thủ nữ Việt Nam sắp được đá Cúp C1 Châu Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) đã thông qua việc tổ chức AFC Champions League (Cúp C1 Châu Á) cho nữ vào năm 2023, tạo cơ hội cho các cầu thủ nữ Việt Nam có thể tranh tài.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tấm gương từ các cầu thủ nữ

Lê Vinh |

Tối qua (22.2), đội U.23 Việt Nam thi đấu trận thứ hai tại vòng bảng U.23 Đông Nam Á 2022 với nhiều xáo trộn trong danh sách đăng ký. 6 cái tên mới bổ sung xuất hiện đồng nghĩa với 6 cầu thủ được đăng ký chính thức sẽ hết cơ hội thi đấu tại giải năm nay.

Cầu thủ nữ Việt Nam làm gì sau khi giải nghệ?

MINH TRIẾT |

Nhiều cầu thủ nữ Việt Nam vẫn phải làm "nghề tay trái" kèm câu hỏi "làm gì sau khi giải nghệ?". 

Bộ đôi cầu thủ nữ Việt kiều từng "thử việc" ở Việt Nam giờ ra sao?

Hoài Thu |

Hai cầu thủ nữ Việt kiều Chelsea và Kyah Le từng gây sốt khi quyết định tham gia "thử việc" trong màu áo đội tuyển U19 nữ Việt Nam.

Cầu thủ nữ Việt Nam sắp được đá Cúp C1 Châu Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) đã thông qua việc tổ chức AFC Champions League (Cúp C1 Châu Á) cho nữ vào năm 2023, tạo cơ hội cho các cầu thủ nữ Việt Nam có thể tranh tài.