Chuyến du hành của những lá cờ

Thanh Hà |

Cờ là biểu tượng của mọi quốc gia trên trái đất. Những lá cờ từng tung bay trong chiến trận, trên những thương thuyền dọc ngang khắp thế giới, trong hành trang của những nhà thám hiểm vĩ đại. Khi Neil Armstrong là người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên mặt trăng năm 1969, ông đã cắm cờ Mỹ trên mặt trăng. Vậy, làm thế nào mà một mảnh vải lại có thể trở thành quốc kỳ đại diện rõ ràng cho cả một đất nước.

Lịch sử 5.000 năm

Dannebrog - quốc kỳ của Đan Mạch - có thể được nhìn thấy trên mọi tòa nhà công cộng và nhiều tòa nhà tư nhân. Lá cờ của Hy Lạp được tôn vinh đến nỗi ngay cả người Síp gốc Hy Lạp - công dân sống ở Síp, một quốc gia hoàn toàn khác - cũng treo cờ này. Hãy đến Nhật Bản - nơi cách xa nước Pháp gần 10.000km - để thấy một số lượng đáng kinh ngạc doanh nghiệp nhà ở treo những lá cờ của Pháp. Và chắc chắn không cần phải nói về lá cờ có những ngôi sao và đường kẻ sọc của nước Mỹ có sức lan toả rộng lớn như thế nào.

Trước khi được dùng để đại diện cho quốc gia, lá cờ được sử dụng vì 2 lý do chính: Tập hợp quân đội trong chiến trận và kết nối người cổ đại với một sức mạnh siêu nhiên (một vị thần thánh). Whitney Smith - tác giả của "Flags Through the Ages and Across the World" - chỉ ra, cờ là truyền thống có niên đại khoảng 5.000 năm, dù vẫn chưa rõ chính xác lá cờ đầu tiên được kéo lên ở đâu và khi nào.

Điều này là do những lá cờ đầu tiên hoàn toàn không phải là cờ mà là vexilloid. Không dùng vải như ngày nay, vexilloid thường là những tấm gỗ lớn có khắc biểu tượng. Trên khắp thế giới - ở những nơi như Iran, Ai Cập và Rome (Italy) ngày nay - vexilloid giúp tập hợp các đội quân cổ xưa, đánh dấu nơi bắt đầu và kết thúc lãnh thổ của mỗi bên trong chiến trận. Mãi cho đến thế kỷ thứ 6, khi việc sản xuất và phân phối lụa từ Trung Quốc thực sự phát triển, vexilloid mới phát triển thành cờ, theo The Atlantic.

Đế chế Ottoman là một trong những nền văn minh cổ đại đầu tiên tạo ra thứ mà ngày nay chúng ta công nhận là lá cờ, Barbara Karl - người phụ trách dệt may và thảm tại Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng/Nghệ thuật Đương đại MAK ở Vienna, Áo - cho hay. Được gọi là sanjak i-sherif, lá cờ của đế chế Ottoman dần trở nên dễ nhận biết với các quốc gia xung quanh, do đó lá cờ là đại diện khéo léo cho cả một nền văn minh. Nhiều năm sau, vào thời Trung Cổ ở châu Âu, lá cờ mà các hiệp sĩ treo trên áo giáp và khiên không chỉ thể hiện lòng trung thành của họ mà còn đại diện cho toàn bộ lãnh địa.

Theo tổ chức Lịch sử Hải quân Đan Mạch, năm 1219, với việc thông qua Dannebrog, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên thiết lập quốc kỳ. Trong 2 thế kỷ tiếp theo, các quốc gia như Áo, Latvia, Albania và Thụy Sĩ cũng tiếp bước với việc ấn định quốc kỳ riêng. Bảo tàng Di sản Mỹ cho biết, những lá cờ khi đó chủ yếu được treo trên tàu thuyền. Nhờ đó, tại các hải cảng dễ dàng phân biệt được tàu thuyền đến từ đâu. Với những lá cờ tổ quốc treo cao trên cột buồm, trên biển cả, thủy thủ đoàn sẽ dễ dàng phát hiện tàu của đối phương.

Từ điển Lịch sử Thụy Sĩ chỉ ra, với sự xuất hiện của phong trào dân tộc chủ nghĩa nửa sau của thế kỷ 18, việc sử dụng quốc kỳ dân sự trở nên phổ biến. Hiện nay, theo BBC, quốc kỳ được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng như một phương tiện đại diện toàn cầu. Tất cả 195 quốc gia được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận đều có một lá cờ đại diện. Ví dụ, quốc kỳ của Pháp - lá cờ 3 màu French Tricolour - đã trải qua nhiều thăng trầm để trở thành một trong những quốc kỳ dễ nhận biết trên thế giới như hiện nay. French Tricolour được thông qua một cách hợp pháp năm 1794, sau đó bị đổi năm 1815 rồi áp dụng lại năm 1830 và loại bỏ trong một thời gian ngắn năm 1848.

Thông điệp từ những lá cờ

Những lá cờ phản ánh lịch sử cũng như ý nghĩa ẩn giấu thông qua hình dạng, kích thước, màu sắc và bố cục, theo Condé Nast Traveler. Cờ có nhiều kích cỡ khác nhau và hầu hết có tỉ lệ 2:3, tiếp theo là 1:2. Hầu hết các thuộc địa cũ sử dụng lá cờ có tỉ lệ tương tự như những quốc gia cai trị, tức các lãnh thổ hải ngoại của Anh có cờ với tỉ lệ 1:2 giống như cờ Anh, còn các thuộc địa cũ của Hà Lan và Pháp thường có tỉ lệ 2:3. Lá cờ cùng một lục địa có màu sắc, bố cục và biểu tượng giống nhau. Ví dụ, trong số 55 quốc gia châu Phi, cờ của 25 quốc gia có hình ngôi sao và 17 quốc gia có màu đỏ, vàng và xanh lá cây. Ở châu Âu, 17 lá cờ có bố cục ba vạch ngang và 12 lá cờ có màu đỏ, trắng và xanh.

Bất chấp số lượng quốc gia trên thế giới (cùng với đó là số lượng cờ), 1/3 tổng số cờ thực sự thuộc về 1 trong 7 nhóm chính, có thể được xác định bằng cách bố trí và màu sắc. Ví dụ: cờ Pan-Slavic màu đỏ, trắng và xanh da trời (Nga, Slovakia, Slovenia, Serbia, Croatia, Cộng hòa Czech); cờ chữ thập Scandinavia (Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Iceland); và cờ Pan-Arab xanh lá cây, đỏ, trắng và đen (Kuwait, Yemen, Jordan, Ai Cập, Iraq, Syria).

Trong số tất cả các màu cờ "chính", màu đỏ là phổ biến nhất, tiếp theo là xanh da trời, xanh lá cây, trắng và vàng. Tuy nhiên, đi sâu vào ý nghĩa của những màu sắc đó lại là một vấn đề khác: Trái ngược với những quan điểm phổ biến, màu vàng của lá cờ không phải lúc nào cũng có nghĩa là mặt trời và màu xanh da trời của lá cờ không phải lúc nào cũng có nghĩa là bầu trời. Thông thường nhất, màu xanh da trời thường tượng trưng cho biển và màu vàng tượng trưng cho sự giàu có về khoáng sản. Màu sắc khác như đỏ tượng trưng cho máu, màu xanh lá cây tượng trưng cho cảnh quan và màu trắng tượng trưng cho hòa bình. Dù đây là những ý nghĩa phổ biến nhất nhưng điều này không được diễn giải một cách cứng nhắc. Ví dụ, từ lâu được coi là vùng đất của lửa và băng, lá cờ của Iceland minh chứng rõ cho điều này: Màu đỏ cho núi lửa, màu trắng cho tuyết và màu xanh cho biển. Màu xanh da trời trên lá cờ của Botswana phản ánh mùa mưa kéo dài trong khi màu đen và trắng ở giữa tượng trưng cho ngựa vằn.

Hầu hết các quốc gia đưa những biểu tượng trên lá cờ, trên thực tế là 2/3 quốc gia, cũng theo Condé Nast Traveler. Biểu tượng phổ biến nhất là ngôi sao, tiếp theo là huy hiệu, chữ thập, mặt trời/vòng tròn và hình lưỡi liềm. Trong số 5 cách kết hợp màu sắc chính: đỏ, trắng và xanh da trời là phổ biến nhất, tiếp theo là các lá cờ có màu đỏ và trắng, cách kết hợp thứ ba là màu đỏ, trắng và xanh lá cây. Tuy nhiên, hơn 1/3 tổng số cờ các nước có 3 hoặc 4 màu.

Theo NBC, có 28 quốc gia trên thế giới có lá cờ gồm màu đỏ, trắng và xanh da trời. Về lý do cụ thể khiến nhiều quốc gia thiết kế quốc kỳ của mình bằng bộ ba màu này, Ted Kaye - thư ký Hiệp hội Vexillological Bắc Mỹ chuyên nghiên cứu về lá cờ - cho biết, có nhiều lý do nhưng trước hết là vì màu đỏ, trắng và xanh da trời có ý nghĩa từ quan điểm sáng tạo.

"Vì đó là những màu tốt nhất, bền màu nhất trong lịch sử thuốc nhuộm. Màu trắng là kết quả của quá trình tẩy trắng - tương đối dễ tạo ra. Màu đỏ và xanh da trời là thuốc nhuộm mạnh. Vì vậy, công nghệ nhuộm hàng trăm năm trước ưa chuộng màu đỏ, trắng và xanh da trời" - chuyên gia Kaye nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước chủ trì lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2.9

Song Minh - Hải Nguyễn |

Tối 31.8.2023, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2023).

Thủ đô Hà Nội rợp cờ hoa mừng lễ Quốc khánh 2.9

Ngọc Thùy |

Mọi nẻo đường, ngõ phố Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ hoa mừng ngày lễ Quốc khánh 2.9.

Tin tức 24h: Quốc kỳ 1.800m2 tung bay trên bầu trời TPHCM

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Quốc kỳ 1.800m2 tung bay trên bầu trời TPHCM; Thống kê cấp độ dịch trên cả nước, số ca mắc COVID-19 xu hướng tăng trở lại; Cầu thủ Cần Thơ tính phương án đình công vì bị nợ 2 tháng lương...

Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Ngày 4.9, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm cắp vừa xảy ra trên địa bàn huyện Đức Linh, Bình Thuận.

Giận con trai, người phụ nữ ở Vĩnh Phúc châm lửa đốt cây xăng

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, người phụ nữ đã đến cửa hàng xăng dầu của con trai rồi châm lửa đốt.

Tài xế xe ôm công nghệ làm xuyên lễ 2.9 “vỡ mộng” vì ế ẩm khách

Hoài Luân - Phương Thảo |

Gác lại nỗi nhớ gia đình, nhiều tài xế xe ôm công nghệ quyết định ở lại Hà Nội "cày" xuyên lễ 2.9 để kiếm thêm thu nhập, thế nhưng nhiều người phải "ngậm đắng" vì nhu cầu khách đặt xe năm nay giảm sút.

Arsenal thắng kịch tính Man United ở những phút bù giờ

An An |

Trận đấu tâm điểm tại vòng 4 Premier League đã kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về đội chủ nhà Arsenal.

Vì sao bê bối tình ái của Jack và Hiền Hồ khó được khán giả tha thứ?

Mi Lan |

Jack và Hiền Hồ đều nỗ lực ra mắt sản phẩm liên tục với mong muốn được trở lại hoạt động âm nhạc sau bê bối đời tư. Thế nhưng, họ chỉ nhận được sự lạnh nhạt của khán giả.

Chủ tịch nước chủ trì lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2.9

Song Minh - Hải Nguyễn |

Tối 31.8.2023, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2023).

Thủ đô Hà Nội rợp cờ hoa mừng lễ Quốc khánh 2.9

Ngọc Thùy |

Mọi nẻo đường, ngõ phố Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ hoa mừng ngày lễ Quốc khánh 2.9.

Tin tức 24h: Quốc kỳ 1.800m2 tung bay trên bầu trời TPHCM

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Quốc kỳ 1.800m2 tung bay trên bầu trời TPHCM; Thống kê cấp độ dịch trên cả nước, số ca mắc COVID-19 xu hướng tăng trở lại; Cầu thủ Cần Thơ tính phương án đình công vì bị nợ 2 tháng lương...