Ở chốn lao xao

Chuyện chữ Nho và mũ áo (2)

Nguyễn Bỉnh Quân |

Trong một thế kỷ qua chắc không nhiều thứ tiếng và chữ viết biến động nhiều, mạnh nhanh như tiếng/chữ Việt. Một đặc điểm là ít có tiếng/chữ nước nào bị chi phối phải biến đổi bởi các diễn biến chính trị, chiến tranh, hệ tư tưởng và hội nhập như tiếng/chữ của nước ta.

Ở chiều ngược lại chính tiếng Việt lớn mạnh là một “siêu vũ khí” dẫn tới các chiến thắng của dân ta “trên mọi mặt trận”. Hãy nhớ tới phong trào chữ quốc ngữ, Đông Kinh nghĩa thục, bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong đào tạo đại học/ sau đại học… với những hiệu quả văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật… chưa từng có. Một điều kiện để tiếng Việt (và Việt Nam) được như vậy là nhờ có sự truất ngôi tiếng/chữ Hán và sau đó là hạ bệ tiếng/chữ Pháp để độc tôn tiếng Việt/chữ quốc ngữ triệt để, toàn diện và sâu sắc!

Vậy tại sao bỗng dưng lại có “phong trào” phục hồi tiếng/chữ Hán? Lo sợ không học chữ Hán/Nôm thì không “hiểu”, giỏi tiếng Việt bởi 70 - 80% từ Việt có gốc Hán. Chuyện này là “lo bò trắng răng”, quá đơn giản: Người Anh, Pháp, Ba Lan hay Bồ Đào Nha… đâu có bắt buộc học tiếng Latin, Hy Lạp cổ mới hiểu tiếng mẹ đẻ của họ. Tỉ lệ từ ngoại lai cao là quy luật của đại đa số sinh ngữ. Các từ gốc Hán (quen gọi là Hán - Việt mà chính ra phải gọi là Việt - Hán) đã là từ Việt, người Việt đã dùng hàng nghìn năm theo kiểu của mình. Chỉ cần chú thích các nghĩa của từ đó trong tiếng Việt là đủ. Không cần và không nên bắt học sinh học môn từ nguyên làm gì. Các từ này không cần giữ mặt chữ vuông bởi nó đã phát âm Việt từ thượng cổ và được ghi rô-man hóa gần 500 năm nay rồi! Chữ Nôm là một nỗ lực bất thành để ghi tiếng Việt (dù đã đủ để ký âm “Truyện Kiều” và văn học cổ điển nước ta). Nó thất bại trong việc phổ cập toàn dân. Biết chữ Nôm học sinh sẽ được gì về ngôn ngữ hay văn chương? Cái lo thứ hai là không học chữ Hán/Nôm thì mất gốc văn hóa, mất “đạo làm người”. Lo này là một sai lầm kép. Mặt chữ vuông rất đẹp về mặt đồ họa nhưng nội hàm, nội dung văn bản mới là văn hóa. Chữ vuông chỉ còn là vỏ tư liệu. Kho tư liệu này với toàn bộ các văn khố, kho mộc bản, hoành phi câu đối, văn bia, kinh kệ, trước tác văn chương… đều có thể được dịch toàn bộ ra tiếng Việt mà nghiên cứu, truyền bá. (Bước đầu tiên là ghi âm Việt Hán sang chữ rô-man, giải nghĩa rồi chú thích cho người dân hiểu) tương tự như việc truy ý nghĩa các hình thức mũ áo, vương phục, triều phục, quan phục, dân phục thời còn dùng chữ vuông hoặc như giải nghĩa lễ phục com-lê. Tôn Trung Sơn, giải thích ý nghĩa bánh răng cưa, bông lúa, búa hay com-pa, thanh gươm, cái cân, cành tùng… trên áo mão, quân hàm… hiện đại liệu. Không thể chỉ từ đó mà tới cái lõi văn hóa. Đúng là phải đầu tư đột phá để nâng chất lượng ngành Hán/Nôm cũng như bắt buộc có năng lực sử dụng Hán/Nôm ở một số ngành nghiên cứu lịch sử, xã hội nhân văn. Tuy nhiên Văn hóa Làng nơi đình chùa nằm ở kiến trúc, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc, thể thao, tập tục làng xã… mọi sinh hoạt, lễ nghi diễn ra ở đó chứ không chết dí trong mấy chữ vuông ở hoàng phi hay sắc phong! Cảnh vài học giả rờ rẫm mấy cái bia, tờ giấy dò mấy ô chữ Nho cho có vẻ nghiên cứu uyên thâm hầu khôi phục “nguyên khí” quốc gia có thể hơi giả tạo và nực cười. Nếu từ “mũ áo” ấy mà vẽ ra chân dung “thầy tu” thì rất nguy hại. Ta đã Hán hóa hoàn toàn với triều phục Nguyễn và Âu hóa hoàn toàn khi mặc com-lê? Ngoài phần tư liệu sử quan phương phần văn hóa chính mà chữ Hán vuông lưu giữ là “đạo thánh hiền”, lễ giáo Khổng Mạnh và hệ thống cai trị phong kiến. Khi Trung Quốc cách mạng muốn rô-man hóa tiếng Hoa mà thất bại, người ta bài trừ Khổng học. Nay kinh tế vọt lên, mong muốn “quyền lực mềm” với “văn hóa đặc sắc Trung Hoa” nên họ “xét lại” và đề cao giá trị của hệ tư tưởng và giáo lý này. Có người còn cho rằng, tinh hoa của tư tưởng giáo lý này là nguyên nhân thành công của siêu cường mới! Thực tế không thể phủ nhận nó với tư cách là một di sản văn hóa lớn của thế giới. Thế giới có thể thích thú tìm hiểu nó nhiều hơn nhưng ảnh hưởng thực tiễn của nó không nhiều. Căn bản Trung Hoa vẫn nhập siêu văn hóa rất nặng. Ở ta hình như đang có một số người rất sự nhầm lẫn khi quy kết văn hóa văn minh Việt Nam trong 20 thế kỷ như là một ngoại vi của văn hóa văn minh Trung Hoa. Trong cuộc quy kết đó họ quay về chữ vuông, đề cao nó quá mức và đầy cảm tính.

Thực ra sự hoảng sợ - hoang mang trước cuộc trỗi dậy của siêu cường mới và phục hưng Khổng Mạnh đã dẫn tới sự khôi phục nhiều lễ nghi, giáo lý, giáo điều, tín ngưỡng vụn vặt trong dân chúng và sự tôn sùng chữ vuông trong một bộ phận nhỏ thôi giới trí thức. Một sự “tự diễn biến” chưa được nhận diện đầy đủ mà phòng chống chăng?

“Thiết nghĩ một dân tộc hơn 100 triệu người, một ngôn ngữ được nhiều người dùng nhiều nhất trên thế giới không cần một ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba bên cạnh trong đời sống và trên giấy tờ (việc dạy - học - làm việc bằng tiếng Anh là chuyện khác hẳn). Xưa các cụ ta, lúc còn chỉ biết dùng chữ vuông cũng đã nói: Xã hội Việt Nam, làng xã Việt Nam, con người Việt Nam là “ngoài Nho trong Phật”. Văn hóa cần là cái trong bản chất hay chỉ ve vuốt cái vỏ “ngoài”. Muốn khoác cái vỏ ấy như một thứ “áo mũ” cho xã hội mới, con người mới chả là hồ đồ lắm ru!”. Đó là trích ra một phản biện của ông chú tôi là cựu chiến binh, dòng dõi “đời đời Nho gia”, nguyên là Bí thư Chi bộ Trường Bắc Lý lừng danh thời chiến tranh, bao cấp.

Nguyễn Bỉnh Quân
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.