Chiêu trò gian lận thi cử và cách xử lí của người xưa

Hồng Nhung |

Nhờ người đi thi hộ, khai man lí lịch, mang “phao” vào trường thi, chữa bài thi, đánh tráo quyển thi... đều là những vụ án lớn về khoa cử trong lịch sử triều Nguyễn, trong đó không ít vụ liên quan đến các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Dù với mục đích gì thì những người vi phạm cũng đều bị trừng trị nặng.

Việc phòng chống gian lận thi cử từ xưa đã là một trong những vấn đề được chính quyền hết sức chú trọng.

Ngay từ thời Lê Sơ, năm 1448, tư khấu Lê Khắc Phục muốn đảm bảo sự nghiêm minh của kỳ thi, đã tâu xin bắt các khảo quan phải uống máu ăn thề, thể hiện sự vô tư trong sạch. Tục thề không gian lận bắt đầu từ đó [i].

Châu bản triều Nguyễn cho thấy, dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời các hoàng đế đầu tiên, việc thi cử là trọng đại và tội gian lận thi cử bị trừng trị rất nặng, hình phạt đánh gậy, đóng gông, cấm thi vĩnh viễn, thậm chí tử hình.

Vua Gia Long từng nhấn mạnh: “Nhà nước cầu nhân tài, ắt nhằm vào khoa mục”. Vua Minh Mệnh trăn trở: “Phép khảo thí như thế nào có thể lấy được thực tài”. Còn vua Tự Đức khẳng định: “Trị nước tất cần có người tài, cầu tài tất ở việc thi cử”.

Sau đây là một số vụ án được tìm thấy trong khối văn bản hành chính sử sách triều Nguyễn:

Mang “phao” vào trường thi: đóng gông 1 tháng, đánh 100 trượng, cấm thi vĩnh viễn

Kỳ thi Hội năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), Giám sinh Đặng Tế Mỹ mang văn tự vào trường thi[ii]. Tế Mỹ bị bắt, đóng gông một tháng, hết hạn đánh 100 trượng và cách bỏ sổ Giám sinh. Bộ Lễ tâu rằng, lệ trước mang văn tự vào trường chỉ đuổi ra thì phép nhẹ mà người dễ phạm, sợ không đủ để trừ hết kẻ gian. Xin từ nay thi Hội mà Cử nhân Giám sinh có phạm thì chiếu theo án ấy mà làm; học trò thi Hương mà phạm thì đóng gông, đánh trượng rồi tha. Lời tâu dâng lên, vua sai ghi vào điều lệ để làm theo [iii].

Cũng trường hợp tương tự, năm Thành Thái 6 (1894) Bộ Lễ tâu về việc nhận được bản án do Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh đệ trình, xét xử sĩ nhân thuộc hạt là Lê Lập Thành mang sách vào trường thi. Viên binh trấn giữ kiểm tra bắt được. Quan tỉnh đó tra xét, tên Lê Lập Thành đã nhận tội, xin theo lệ đóng gông 1 tháng, đánh 100 gậy, vĩnh viễn không được dự thi và thu 3 lạng bạc để thưởng cho các viên trấn giữ [iv].

Quay cóp nhau: đánh trượt cả hai

Năm Tự Đức thứ 9 (1856), quan Khâm sai trường thi Hội Phan Thanh Giản phát hiện hai quyển thi có lời lẽ ý tứ hơi giống nhau, xin đem dán niêm phong trình vua.

Xét kỹ hai quyển văn đó, câu này giống câu kia như một tay làm, hoặc là nhòm trộm ăn cắp, hay là mượn làm thay để mong đủ quyển, vua lệnh cho hai quyển ấy đều truất bỏ để riêng, giao cho Bộ Lễ bắt hai tên đến tra hỏi, cốt làm cho ra đích tình gian dối, đợi Chỉ trừng trị để nghiêm quy tắc trường thi. “Lấy học trò đỗ là cốt lấy ở hạnh, không cốt lấy ở văn, sao có thể bẻ cong phép nước. Huống chi lũ ấy, còn là tuổi trẻ ít học, nếu biết học tập tu dưỡng, để đợi khoa sau...” [v]. Trần Gia Huệ, Phan Khắc Kiệm (đều Cử nhân học ở Giám) sau chiểu luật “vi lệnh” (trái lệnh) đều phạt 50 roi, đình lương 1 năm. Những biền binh đi tuần xét không chu đáo, mỗi tên đều phạt 40 roi.

Khai man lí lịch, cấm thi vĩnh viễn

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), sĩ tử Phạm Duy Hàn mạo nhận quán ở Bình Thuận để thi ở Gia Định. Sự việc bị phát giác, Phạm Duy Hàn bị cách bỏ tên trong sổ cử nhân, đuổi về nguyên quán ở Nam Định, suốt đời không được đi thi nữa [vi].
Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), Lê Chân đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Vua cho rằng Lê Chân còn ít tuổi, muốn cho ở nhà Giám để học thêm, bèn sắc sai hỏi lại. Chân đem sự thực trình bày (Chân tuổi 23, mà danh sách ghi là 19 tuổi, vì từ trước do Lý trưởng khai nhầm, chưa kịp cải chính).

Vua dụ Nội các rằng: “Khoa mục là bước đầu để tiến thân, nên lấy thành, tín làm gốc, thế mà lại có sự rút tuổi như thế, thì đã là tự dối mình trước, sau này ra làm quan, còn mong gì giữ được công bình trung thực! Điều đó ta thực không ưa. Vậy hãy cho cải chính theo tuổi thực”.

Sau đó, vua ra lệnh cho Bộ Lễ truyền dụ: “Từ nay về sau, những người đi thi, họ, tên, tuổi và quê quán cần khai cho đích thực. Nếu vì Lý chánh khai lầm thì mình là người biết chữ sao lại có thể làm ngơ. Vậy lúc nhận quyển phải nên trình bày rõ ràng để chữa lại, nếu im lặng, thì khi phát giác sẽ có tội, lại truất luôn cả khoa danh đã đỗ để sửa thói học trò cho đúng và giữ trường quy cho nghiêm túc [vii].

Đến thời Thành Thái, hình phạt này có thay đổi. Năm Thành Thái 6 (1894), theo bản án do Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh đệ trình, tên Trần Văn Phu khai man quê quán, chiếu luật đánh 80 gậy, cho nạp tiền chuộc tội, giao về dân quản thúc [viii].

Đổi lại quyển thi: quan bị xử tội chết, thí sinh bị cấm thi vĩnh viễn

Năm 1834, tại trường thi Nghệ An, thí sinh Nguyễn Văn Giao bị xếp hạng liệt và Nguyễn Thái Đễ hạng tú tài, nhưng Chủ khảo Nguyễn Tú thấy họ có tiếng là danh sĩ nên cho họ viết lại quyển văn, đổi quyển và phê lại, lấy thêm vào hạng cử nhân.

Bộ Lễ phát hiện sự việc tâu lên. Vua Minh Mệnh cho là làm rối loạn quy luật trường thi, lập tức truyền Chỉ cách chức, bắt Tú và Ngạn xiềng lại, giải về Kinh, giao Bộ Hình nghiêm tra nghị xử.

Khi án đã thành, giao đình thần bàn lại. Tú vì tự tay phê lại, bị khép là thủ phạm, phải trảm giam hậu; Ngạn là tòng phạm, bị xử tội lưu. Giám sát trường thi là Ngự sử Trương Tăng Diễn tán thành việc ấy, giám khảo là Tế Tửu Nguyễn Huy Hựu nhẹ dạ nghe theo, phê lại, đều phải tội đồ. Các viên đề điệu và phân khảo đều bị giáng, cách thứ bậc khác nhau. Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Đễ nghe theo quan trường, viết lại quyển văn để được lấy đỗ, đều phải đánh ngay 100 trượng, cho về làm dân, chịu sai dịch, suốt đời không được đi thi nữa [ix].

Quan phúc khảo mang mực vào trường thi: đánh 100 trượng, cách chức về quê

Thời xưa quy định chỉ thí sinh mới được mang mực đen vào trường thi, cấm các quan trường thi mang mực vào, để tránh chuyện sửa bài cho thí sinh. Do đó mới có chuyện năm Tự Đức thứ 29 (1876), tại trường thi Hương Nghệ An, quan phúc khảo Nguyễn Huy Hoán mang hộp mực đen vào trường thi đã bị phạt đánh 100 trượng, cách chức hàm cho về làm dân để nghiêm trường quy, những bằng đã được cấp thu lại tiêu hủy [x].

Và trước đó, tại trường thi Thừa Thiên năm 1841, Cao Bá Quát vì muốn sửa bài cho thí sinh đã phải dùng muội đèn để sửa bài. Sự việc sau khi bị phát giác, Cao Bá Quát bị xử “trảm quyết” (xử chém ngay)[xi]. Sau xét thấy Cao Bá Quát “sính bút làm càn chứ không ai dặn dò, gởi gắm gì cả”, “do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, còn có thể khoan tha cho tội xử tử. Vậy đều cho đổi làm giảo giam hậu”. Cuối cùng, án Cao Bá Quát đổi sang tống ngục và “dương trình hiệu lực” (tức lập công chuộc tội) [xii].

Thanh tra bỏ qua chuyện tiêu cực trường thi: cách chức

Khoa thi Hương năm Ất Dậu (1825), Nguyễn Hựu Nghi, Hoàng Quýnh được sung làm Đề điệu trường thi Nghệ An [xiii]. Tại đây, đốc học và một số quan lại địa phương cho lấy đỗ một số thí sinh thân quen thi hỏng. Hai ông đã không tâu báo việc này. Nguyễn Hựu Nghi sau đó bị giáng Chánh bát phẩm thư lại. Hoàng Quýnh bị cách chức, đều phát vãng đi Quảng Bình lập công chuộc tội. Các thí sinh thi hỏng mà được lấy đỗ đều bị đánh trượt cả. Có thể thấy cuộc đấu tranh chống gian lận thi cử là cuộc đấu tranh trường kỳ mà chính quyền luôn lưu tâm để chọn đúng người thực tài và đảm bảo công bằng cho xã hội.

+++

[i] Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư.

[ii] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Minh Mệnh.

[iii] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 2.

[iv] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Thành Thái.

[v] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 7.

[vi] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 6.

[vii] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 4.

[viii] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Thành Thái.

[ix] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 4.

[x] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức.

[xi] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Thiệu Trị.

[xii] Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (Viện Sử học dịch), NXB Giáo dục, H.2004, tập 6.

[xiii] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, Minh Mệnh.

Hồng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Chiến thuật chinh phục điểm cao môn Vật lý kỳ thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Thầy Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên Vật Lý tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ nhằm giúp thí sinh xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý phù hợp với mục tiêu điểm số và năng lực học tập của mình.

Lưu ý quan trọng khi làm bài thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Vân Trang |

Chỉ còn 1 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, giáo viên môn tiếng Anh, Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) đã có những lưu ý để giúp thí sinh đạt điểm cao môn thi này.

4 lưu ý quan trọng với thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trang Hà |

Còn khoảng 1 tuần nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ chính thức diễn ra. Đây là kỳ thi quan trọng, với sự tham dự của hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước.

Bắt tạm giam 3 cựu lãnh đạo VINAFOOD II

Việt Dũng |

Ba cựu lãnh đạo VINAFOOD II gồm Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Kế toán trưởng bị Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc vi phạm về quản lý tài sản.

Đội tuyển nữ Việt Nam và vị thế đáng mơ ước

TAM NGUYÊN |

Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam đang nhận được những đánh giá ở góc độ tích cực hơn khi hướng đến World Cup 2023.

Sống thấp thỏm trong những căn nhà chờ sập ven kênh Thanh Đa

HỮU CHÁNH - NHƯ QUỲNH |

TP Hồ Chí Minh - Khoảng 120m bờ kênh Thanh Đa (quận Bình Thạnh) xảy ra sạt lở làm nhiều nhà dân khu vực bị sụt lún, nền nhà bong tróc, tường nứt toác, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Cán bộ dân số tuyệt vọng vì kiêm nhiệm đủ mọi việc nhưng bị cho "ra rìa”

Minh Ánh - Thuỳ Linh |

Khi có dịch bệnh, các cán bộ dân số ai nấy đều xung phong ra chiến tuyến, nhưng khi có phụ cấp thì tất cả lại bị bỏ quên. Điều này khiến các cán bộ dân số tuyệt vọng, tủi thân, nghĩ mình là "con ghẻ" của trạm Y tế.

Thưởng thức canh bún riêu cua vị Bắc lạ miệng ở TPHCM

NGUYỄN LY - NHƯ QUỲNH |

Canh bún của quán ăn gia đình trong hẻm ở TPHCM 40 năm đắt khách nhờ vị nước lèo đặc trưng, topping đơn giản chỉ có rau nhút, riêu cua, chả, rau muống, hẹ...

Chiến thuật chinh phục điểm cao môn Vật lý kỳ thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Thầy Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên Vật Lý tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ nhằm giúp thí sinh xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý phù hợp với mục tiêu điểm số và năng lực học tập của mình.

Lưu ý quan trọng khi làm bài thi tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Vân Trang |

Chỉ còn 1 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, giáo viên môn tiếng Anh, Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) đã có những lưu ý để giúp thí sinh đạt điểm cao môn thi này.

4 lưu ý quan trọng với thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trang Hà |

Còn khoảng 1 tuần nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ chính thức diễn ra. Đây là kỳ thi quan trọng, với sự tham dự của hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước.