Báu vật giữa lòng dân

Nguyễn Ngọc Phú |

Khi đi tìm báu vật của vua Hàm Nghi ở thôn Phú Hòa xã Phú Gia (Hương Khê), ngoài việc tìm hiểu về cuộc đời của vị vua yêu nước và căn cứ địa thành Sơn Phòng, chúng tôi rất quan tâm đến xã Phú Gia - địa phương cất giữ báu vật quý.

Phú Gia tiếp giáp dãy núi Giăng Màn, có thác Vũ Môn thắng cảnh đẹp với sự tích “Cá Chép vượt Vũ Môn” nổi tiếng sát biên giới Việt - Lào. Đặc biệt ở đây có đền Trầm Lâm, nơi có giếng Trăm Năm.

1. Theo sách Lễ Chí nhà Minh có chép: Đền Trầm Lâm là một trong sáu ngọn nước có tiếng ở An Nam. Tục tuyền hồ không đáy, nước trong hồ một năm có 4 mùa, thay đổi bốn màu sắc: Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng, mùa thu nước trắng, mùa đông nước đen. Các nhà ngoại cảm xác định nơi đây là long mạch của đất nước. Tương truyền kể rằng đêm 20.9.1885, trời không trăng không sao, vua Hàm Nghi nằm ngủ tại thành Sơn Phòng thì mộng thấy một phụ nữ mặc áo bào đến bảo: “Hãy rời khỏi nơi này, bọn “bạch quỹ” (tức giặc Pháp) đang vây bắt, cần phải định liệu”.

Tỉnh dậy vua Hàm Nghi hỏi ở đây có đền thờ nữ thần nào không, nhân dân cho biết cách đây không xa có đền Trầm Lâm thờ một nữ thần,  đền  này nổi tiếng linh thiêng được nhân dân tôn thờ. Nhà vua mời gọi các cận thần lại thông báo giấc mộng và giao cho Tôn Thất Thuyết chuẩn bị sắc phong cùng các lễ vật tạ lễ ở đền Trầm Lâm. Ngày 25.9.1885, vua ban sắc phong cho nữ thần tại đền Trầm Lâm chức “thượng thượng đặng tối linh thần” kèm theo những phẩm vật quí giá như vi bố (màn bằng gấm có gắn 35 lục lạc bằng đồng dùng cho vua), áo mũ triều thần 8 bộ, cờ lộng, tàn quạt 20 chiếc, 2 con voi bằng vàng, 1 con voi bằng đồng, 2 bảo kiếm lưỡi bằng sắt cán bằng gỗ chạm hình rồng phượng sơn son thiếp vàng.

Theo như lời của những vị cao niên của làng Phú Hòa, những vật báu này đã được gìn giữ trong làng hơn trăm năm qua. Điều đặc biệt là người dân bảo tồn vật báu bằng cách: Chuyền tay nhau. Lệ làng quy định nếu không có gì thay đổi thì 2 năm 1 lần, làng sẽ làm lễ chọn cố đạo mới giữ cổ vật. Công việc yêu cầu tuyển “nhân sự” cũng khá khắt khe: Cố đạo phải là người làng liêm khiết, cẩn thận, con cháu hiếu thảo và vợ... còn sống (!). Người giữ chức cố đạo không chỉ nhận được sự tín nhiệm của dân làng mà phải được sự “chấp thuận” từ các vị thần linh. Để chọn được một cố đạo, làng chọn ra ba cụ xứng đáng nhất. Khi đã có “ứng cử viên”, làng tổ chức sắm lễ bao gồm: Hương, hoa, quả, phẩm, trà, tửu để làm lễ hạ nguyên (hạ keo). Sau ba lần xin quẻ cho mỗi ứng viên, ai được sự đồng thuận nhất của thần linh thì làm cố đạo (đạo chủ), lúc đó các báu vật và bàn thờ vua Hàm Nghi sẽ được chuyển về nhà cố đạo mới.

Chúng tôi tìm đến nhà cố đạo Lê Khắc Tùng. Trong ngôi nhà nhỏ vách gỗ lợp ngói đã ngả màu rêu có gian thờ vua Hàm Nghi ở giữa, trên bàn thờ có di ảnh của Ngài và đặc biệt hương vòng lúc nào cũng đỏ. Cụ Tùng kể, có lần ban đêm đang nằm thiu thiu ngủ gặp ác mộng báo kẻ trộm vào lấy báu vật của vua Hàm Nghi. Cụ giật mình tỉnh dậy nhìn quanh, các cánh cửa vẫn đóng chốt nhưng nhìn lên bàn thờ thì hương vòng đã cháy hết mà chưa kịp thay. Từ đó, trước lúc đi ngủ, cụ lúc nào cũng thắp hương giữ phòng không bao giờ để tắt. Báu vật của vua Hàm Nghi được cất giữ cẩn thận trong két sắt. Nghe nói ngày trước, các cụ còn khoét cả cột nhà gỗ (Hương Khê vốn là vùng rừng nhiều gỗ, các cây gỗ cột nhà thường đường kính rất to), báu vật được luồn vào trong ốp gỗ lại, trát nhựa thông ngoài cùng màu gỗ liền phẳng không còn dấu vết. Những năm chiến tranh, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt vào làng, kể cả những năm tháng đói nghèo nhất, dân làng cũng không bao giờ chịu mất báu vật, chịu đổi báu vật để lấy gạo cứu đói.

Đôi bảo kiếm vua Hàm Nghi ban.
Đôi bảo kiếm vua Hàm Nghi ban.

2. Để tận mắt xem và chụp ảnh được các báu vật, chúng tôi phải đưa cả thẻ nhà báo và giấy tờ của thủ tục hành chính, lại phải liên hệ có người của Phòng Văn hóa dẫn đi. Bởi két sắt phải có mấy lần chìa khóa mới mở được, trong đó huyện giữ 1 chìa, cụ Cố đạo giữ chìa kiểu khác. Để có cho phép mở báu vật hay không phải tiến hành làm lễ xin keo. Cụ Cố đạo thay bộ quần áo lễ, đánh một hồi chuông, ba hồi trống rồi ngồi xuống chiếu gõ mõ và vái lạy thần linh để lo “phần âm”, sau đó mới xin quẻ. Có nhiều đoàn kể cả cán bộ lãnh đạo cất công về đây, khi vào làm thủ tục xin quẻ gieo đôi đồng tiền 3 lần không được chấp thuận thì đành phải quay về vì luật lệ  “tâm linh” đã có như thế từ lâu, phải chấp nhận. Thật may mắn chúng tôi như một cơ duyên được cho xem báu vật sau khi xin quẻ ứng thuận.

Cụ Lê Khắc Tùng và một vài người dân láng giềng trải chiếc khăn đỏ lên bàn giới thiệu cho chúng tôi từng loại báu vật: Trong hộp thiếc ba con voi hiện ra, 2 vàng và 1 đồng. Voi bằng đồng được đúc theo tư thế voi đang lâm chiến, vòi dài uốn cong vào tai phải, đuôi quặp mông cùng chiều bên phải, áp tai sát cổ, ngà cụt. Thân hình voi gầy, toàn thân lấm chấm lông. Voi vàng tạc theo tư thế đứng nhàn nhã, vòi buông thẳng, ngà nhọn, mặt tròn có nịt cổ và mang ngai vàng trên lưng. Ba con voi tuy kích thước nhỏ, con lớn nhất cao 4cm, lưng rộng 2,5cm; con nhỏ nhất cao 2,5cm, dài 3cm, lưng rộng 1cm nhưng đều toát lên dáng vẻ uy nghi vì nét chạm trổ sinh động.

Chỉ với nghệ thuật chạm trổ tinh xảo như vậy, 3 con voi đã xứng danh là báu vật quốc gia, chưa nói đến giá trị lịch sử. Báu vật còn có nghê đồng và chuỗi lục lạc 35 cái gắn màn gấm cho vua Hàm Nghi. Cụ Lê Khắc Tùng bảo: Sở dĩ có gắn lục lạc để phòng an ninh khi có kẻ đột nhập lật màn lập tức lục lạc kêu báo động cho quân cảnh vệ. Đã bao nhiêu năm trôi qua, màu đồng nguyên chất đã phai của từng hạt lục lạc nhưng lạ thay những bộ áo mũ triều thần, đặc biệt là hai chiếc áo Hoàng bào, chiếc áo lót của đức vua vẫn nguyên màu vàng tươi. Cố đạo Lê Khắc Tùng lấy ra 37 đạo sắc phong rực rỡ hoa văn. Trong những sắc phong ấy có sắc phong của chính vua Hàm Nghi phong thần cho “Hầu công kiến quốc nguyên Huân Dương chính tướng quân” ghi rõ: Hàm Nghi nguyên niên cửu nguyệt, nhị thập ngũ nhật, tức là ngày 25.9.1885. Vậy là hơn 135 năm trôi qua, ngày đó giữa muôn trùng gian khó rừng sâu bủa vây quân thù nhưng vua vẫn không quên những tấm lòng tận tụy vì nước vì dân mà ban sắc phong này cho Dương tướng công - vị tướng trấn ải biên cương tổ quốc thời Lê!

3. Thấy chúng tôi băn khoăn trước gian nhà đơn giản không xây tường gạch kiên cố, cổng vào ra chắn bằng tấm tre đan, cố đạo lại già, việc bảo vệ báu vật chắc không thể đảm bảo như các bảo tàng có thiết bị hiện đại canh phòng cất giữ. Cụ Tùng cười: “Không lo chi mô, hàng đêm tôi vẫn ngủ ở đây để giữ quí vật đó”. Nói rồi, cụ Tùng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện được lưu truyền ở đây như một huyền thoại mà có thật: “Không ai dám lấy báu vật mô, lấy là chết đó! Này nhé, năm 1936, một trong hai con voi vàng bị Lê Yêm - con trai của cố đạo giữ báu vật Lê Triết - mang sang Lào bán để lấy tiền mua đàn bò. Nhưng trên đường trở về, Lê Yêm bị một con bò húc vào bụng chết ngay tại chỗ, kẻ đồng mưu với Lê Yêm là Lưu Duyên ở nhà bỗng nhiên phát điên đem con đẻ của mình bỏ vào nồi nước sôi. Kinh hãi vì cảnh ấy, người vợ của Lưu Duyên đã chết đứng, gia đình người Lào cũng gặp họa, sau khi biết được tin này hoảng sợ, làm lễ mang voi vàng trả lại cho dân làng Phú Gia”. Hơn nữa ở đây, ngoài sự bảo vệ của gia đình, ban công an xã cũng có kế hoạch trông coi báu vật. Quả thật, đây là một tài sản lớn: Một con nặng 27 đồng cân, một con nặng 17 đồng cân, mỗi đồng cân tương đương với một chỉ vàng. Ngoài ra, còn bao báu vật khác vô giá. Đặc biệt là hai thanh kiếm màu đồng nung, lưỡi trắng, ngoài vỏ đề hai chữ “Phụng tự” như gợi lại cả một quá khứ oai hùng của lịch sử với hình bóng oai phong lẫm liệt của vua Hàm Nghi.

Chia tay với ông bà cụ Cố đạo Lê Khắc Tùng và những người dân láng giềng của cụ ở ngôi nhà đơn sơ “bảo tàng của lòng dân” giữ báu vật của vua Hàm Nghi, tôi nhớ mãi hai câu thơ Đường luật của cụ Lê Khắc Tùng trong bài “Bạn và thơ”: “Sông Tiêm ấp ủ lòng thương nhớ - Ngàn Trụ ân tình dạ vấn vương”. Một tâm hồn thơ thắm thiết hồn quê và sâu thẳm là đức tin vào cội nguồn dào dạt như thế xứng đáng là người thay mặt dân làng gìn giữ báu vật, gìn giữ hồn làng hồn nước cho các thế hệ mai sau.

Nguyễn Ngọc Phú
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia

V.T |

Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Điểm tên những báu vật tại ngôi chùa sẽ tổ chức Đại lễ Vesak 2019

Nguyễn Huyên - Sơn Tùng - Tan |

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) – nơi sẽ diễn ra Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2019 từ ngày 12.5 đến ngày 14.5 tới đây không chỉ ấn tượng bởi quần thể kiến trúc khổng lồ, sự kết hợp đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình mà còn lưu giữ nhiều báu vật.

Thông điệp “giữ gìn báu vật thiên nhiên” từ Sơn Đoòng

LÊ THANH PHONG |

“Đây là vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, việc xây dựng cáp treo phải cân nhắc. Về nguyên tắc, trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không được xây dựng bất kỳ công trình nào, chính vì vậy tỉnh Quảng Bình không chấp thuận cho các doanh nghiệp xây dựng dự án cáp treo đó”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng khẳng định tại buổi họp báo quốc tế công bố kết quả khảo sát hang Sơn Đoòng do tỉnh Quảng Bình và Bộ Ngoại giao tổ chức chiều 9.4 tại Hà Nội.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia

V.T |

Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:

Điểm tên những báu vật tại ngôi chùa sẽ tổ chức Đại lễ Vesak 2019

Nguyễn Huyên - Sơn Tùng - Tan |

Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) – nơi sẽ diễn ra Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2019 từ ngày 12.5 đến ngày 14.5 tới đây không chỉ ấn tượng bởi quần thể kiến trúc khổng lồ, sự kết hợp đồng điệu giữa quá khứ và hiện tại, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình mà còn lưu giữ nhiều báu vật.

Thông điệp “giữ gìn báu vật thiên nhiên” từ Sơn Đoòng

LÊ THANH PHONG |

“Đây là vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, việc xây dựng cáp treo phải cân nhắc. Về nguyên tắc, trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không được xây dựng bất kỳ công trình nào, chính vì vậy tỉnh Quảng Bình không chấp thuận cho các doanh nghiệp xây dựng dự án cáp treo đó”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng khẳng định tại buổi họp báo quốc tế công bố kết quả khảo sát hang Sơn Đoòng do tỉnh Quảng Bình và Bộ Ngoại giao tổ chức chiều 9.4 tại Hà Nội.