Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn

Kh.V |

Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo trắng chiếm 51% giá trị kim ngạch

Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, 11 tháng năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 24,1% thị phần. Trong đó, thị phần xuất khẩu gạo Jasmine và gạo thơm của Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc (25%); tiếp sau đó là Ghana (23%) và Bờ Biển Ngà (14%).

Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất gạo nếp Việt Nam, chiếm tới 82% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam, trị giá 272 triệu USD. Về gạo Japonica và gạo giống Nhật, hai thị trường xuất khẩu chủ yếu là Papua New Guinea (57%) và Trung Quốc (13%).

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 65,8 lần), Irắc (gấp 2,6 lần), Hồng Kông (tăng 71,1%), Philippin (tăng 58,5%) và Malaysia (tăng 17,2).

Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2018 đạt 504 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đáng nói là, cơ cấu gạo xuất khẩu tăng đã đẩy cao giá trị xuất khẩu gạo Việt trên thị trường quốc tế. Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 51% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 32%; gạo nếp chiếm 12% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 5%.

Hướng tới kim ngạch 6,15 triệu tấn

Dự báo cả năm 2018, gạo xuất khẩu giữ vững đà tăng trưởng, kỳ vọng có thể đạt 6,15 triệu tấn với kim ngạch đạt 3,15 tỉ USD, tăng 5,7% về lượng và 19,6% về trị giá so với năm 2017.

Mục tiêu này có thể đạt được bởi thị trường gạo trong những tháng cuối năm đang có tín hiệu nhập khẩu từ Indonesia và Philippines. Trong phiên mở thầu nhập 500.000 tấn gạo loại 25% tấm ngày 20.11 của Philippines, Việt Nam đã giành được hợp đồng xuất khẩu với khối lượng 118.000 tấn.

Dự báo Ai Cập sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong đầu năm tới do giảm diện tích canh tác. Trong phiên thầu mua gạo quốc tế đầu tiên của Ai Cập trong năm 2018, có 1 mẫu gạo từ Việt Nam đã qua được vòng kiểm nghiệm.

Nguồn cung hạn chế đẩy giá lúa gạo lên cao

Tháng 11.2018, giá lúa gạo diễn biến tăng nhẹ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do nhu cầu tiêu thụ cải thiện trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 200đ/kg, từ 5.500đ/kg lên 5.700đ/kg; lúa chất lượng cao OM 5451 ổn định ở mức 5.700đ/kg, gạo tẻ IR50404 ở mức 10.000đ/kg; gạo chất lượng cao tăng 500đ/kg lên mức 13.000đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000đ/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 tăng 100đ/kg lên mức 5.400đ/kg; lúa khô IR50404 ở mức 5.900đ/kg; gạo IR50404 tăng 2.000đ/kg lên mức 12.000đ/kg; gạo jasmine tăng 2.000đ/kg lên mức 14.000đ/kg.

Tại Bạc Liêu, giá lúa khô OM 5451 bán buôn giảm 50đ/kg xuống còn 6.150đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 200đ/kg lên mức 6.000 – 6.200đ/kg; lúa OM 4218 tăng 400đ/kg lên 6.400 - 6.600đ/kg; lúa OM 6976 tăng 200đ/kg lên mức 6.500 - 6.600đ/kg; lúa Jasmine tăng 200đ/kg lên mức 7.200 – 7.500đ/kg.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt "dây trói" xuất khẩu gạo được nới lỏng từ 1.10.2018: Nhiều tín hiệu mới

KHÁNH VŨ |

Theo quy định mới tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP, từ 1.10.2018, hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo sẽ thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo phấn khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều ưu thế cạnh tranh khi từ nay đến cuối năm 2018, bức tranh XK lúa gạo báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan. 

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?

Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

Theo Bộ NNPTNT, 6 tháng đầu năm, nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức tăng 4%. Giá trị XK nông-lâm thủy sản tăng trưởng 4,2%, tăng 12%, với kim ngạch XK ước tính đạt 19,4 tỉ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,9 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt hàng nông sản là điểm sáng của ngành như: Gạo, lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ, rau quả… Đặc biệt, ngành lúa gạo nổi lên như điểm sáng về giá trị xuất khẩu.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hàng loạt "dây trói" xuất khẩu gạo được nới lỏng từ 1.10.2018: Nhiều tín hiệu mới

KHÁNH VŨ |

Theo quy định mới tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP, từ 1.10.2018, hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo sẽ thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo phấn khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều ưu thế cạnh tranh khi từ nay đến cuối năm 2018, bức tranh XK lúa gạo báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan. 

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?

Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

Theo Bộ NNPTNT, 6 tháng đầu năm, nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức tăng 4%. Giá trị XK nông-lâm thủy sản tăng trưởng 4,2%, tăng 12%, với kim ngạch XK ước tính đạt 19,4 tỉ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,9 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều mặt hàng nông sản là điểm sáng của ngành như: Gạo, lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ, rau quả… Đặc biệt, ngành lúa gạo nổi lên như điểm sáng về giá trị xuất khẩu.