Khai Silk bất ngờ bán 2 lâu đài trị giá nghìn tỉ

P.V (t/h) |

Lâu đài TajmaSago và nhà hàng Cham Charm vốn là 2 công trình nổi bật của đại gia Hoàng Khải (Khai Silk) được sang tay cho một tập đoàn quốc tế và thay đổi diện mạo mới.

Trước khi được biết đến với sự cố khăn lụa vào tháng 10 năm ngoái, Khải Silk từng rất nổi tiếng trong vai doanh nhân thành đạt, sở hữu khối tài sản triệu USD.

Ông sở hữu lâu đài màu trắng Tajmasago trị giá 15 triệu USD nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TPHCM và nhà hàng Cham Charm tọa lạc tại số 2 Phạm Văn Chương, Phú Mỹ Hưng, TPHCM.

Nhưng mới đây, Khai Silk đã chính thức bán 2 toà nhà này cho Tập đoàn Chloe Hospitality và được đổi tên thành Chloe Gallery.

Tuy nhiên, giá trị chuyển nhượng của thương vụ chưa được công bố.

 
Khách sạn Tajmasago.

Được biết, tòa lâu đài màu trắng Tajmasago trị giá 15 triệu USD nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, từng được nhắc đến trong tạp chí Forbes phiên bản tiếng Việt.

 
Lâu đài trắng TajmaSago được lấy cảm hứng từ đền Taj Mahal ở Ấn Độ.

Toà lâu đài trắng này mang đậm dấu ấn Ấn Độ. Khi hoàn thành toà nhà này, ông Khải từng cho biết lâu đài này phải mất hơn 1.000 công nhân làm việc trong hai năm trời.

Tòa lâu đài nhìn ra hướng sông với 19 phòng, đặc biệt có căn phòng tổng thống với diện tích 260m2.

Còn tòa nhà Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk.

 
Toà nhà Cham Charm. Ảnh: Onepas.

Doanh nhân Hoàng Khải còn được biết đến là chủ nhân của hàng loạt dự án bất động sản và chuỗi nhà hàng cao cấp tại TPHCM như Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan, London Steak House, Khai’s Brothers... cùng với thương hiệu khăn tơ lụa Khaisilk.

Tuy nhiên, một sự cố bất ngờ ập đến với ông giữa tháng 10  năm ngoái khi một tài khoản trên Facebook cho biết, công ty của gia đình đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng mỗi chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38,64 triệu đồng.

 
Khăn lụa Khaisilk bị kết luận "không hề chứa thành phần lụa như công bố".

Nhưng, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Vietnam”, vừa có mác “Made in China”. Công ty cho kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.

Trước sự việc trên, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk sau đó đã thừa nhận với truyền thông "bán 50% lụa "Made in China" trong hệ thống của mình" và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng.

Các cửa hàng Khaisilk sau đó lần lượt đóng cửa. Hai tòa nhà là khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm cũng tạm ngưng mọi hoạt động cho đến khi được mua lại.

P.V (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Bê bối Khải Silk: Không loại trừ khả năng được “bảo kê”

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Tôi cho rằng ở đây có sự “bảo kê”, không có lý gì tình trạng này xảy ra 30 năm nay mà quản lý thị trường lại không biết” - là nhận định của ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó ban Phòng chống buôn lậu TP Hà Nội - liên quan đến bê bối Khải Silk bán hàng “Made in China” suốt 30 năm.

Chân dung Khải Silk - đại gia bạc tỷ và scandal bán khăn Trung Quốc

H.M |

Câu chuyện khăn lụa của KhaiSilk “hét giá” tiền triệu nhưng thực ra lại là khăn mấy chục đồng của Trung Quốc gán mác “Made in Vietnam” đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Ông Khải từng được gọi bằng cái tên “ông vua tơ lụa”, đại gia bất động sản và sở hữu chuỗi các nhà hàng sang chảnh nhắm tới đối tượng khách là giới thượng lưu. Ai ngờ một ngày kia, ông chủ sở hữu khối tài sản bạc tỷ kia lại bán khăn “dởm”.

Đại gia Khải Silk: Từ triệu phú tiền đô đến “buôn lụa Trung Quốc dán nhãn Việt”

Bích Hà (t/h) |

Suốt gần 30 năm qua, Khải Silk đã nhập khăn từ Trung Quốc về bán lẫn với khăn Việt Nam để thu lợi. Doanh nhân Hoàng Khải đã thừa nhận điều này và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bê bối Khải Silk: Không loại trừ khả năng được “bảo kê”

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Tôi cho rằng ở đây có sự “bảo kê”, không có lý gì tình trạng này xảy ra 30 năm nay mà quản lý thị trường lại không biết” - là nhận định của ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó ban Phòng chống buôn lậu TP Hà Nội - liên quan đến bê bối Khải Silk bán hàng “Made in China” suốt 30 năm.

Chân dung Khải Silk - đại gia bạc tỷ và scandal bán khăn Trung Quốc

H.M |

Câu chuyện khăn lụa của KhaiSilk “hét giá” tiền triệu nhưng thực ra lại là khăn mấy chục đồng của Trung Quốc gán mác “Made in Vietnam” đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Ông Khải từng được gọi bằng cái tên “ông vua tơ lụa”, đại gia bất động sản và sở hữu chuỗi các nhà hàng sang chảnh nhắm tới đối tượng khách là giới thượng lưu. Ai ngờ một ngày kia, ông chủ sở hữu khối tài sản bạc tỷ kia lại bán khăn “dởm”.

Đại gia Khải Silk: Từ triệu phú tiền đô đến “buôn lụa Trung Quốc dán nhãn Việt”

Bích Hà (t/h) |

Suốt gần 30 năm qua, Khải Silk đã nhập khăn từ Trung Quốc về bán lẫn với khăn Việt Nam để thu lợi. Doanh nhân Hoàng Khải đã thừa nhận điều này và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.