Agribank nói gì về việc “Ngư dân đóng tàu Nghị định 67 đồng loạt kêu cứu”?

NHIỆT BĂNG - LAN HƯƠNG |

11 ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa đồng loạt ký đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh và cơ quan chức năng liên quan kêu cứu về việc kỳ thanh toán nợ gốc vay vốn ngân hàng lúc thấp lúc cao hơn 10 lần. 

Theo họ, đây là áp lực lớn, dẫn đến nợ xấu, thậm chí mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, phía Agribank Khánh Hòa khẳng định họ thực hiện theo đúng quy định, quy chế của NHNN và quy định của Agribank.

Áp lực lớn, dễ hình thành nợ xấu

Theo quy định của Nghị định 67 (nay là Nghị định 17 sửa đổi), năm đầu tiên tham gia vay vốn, ngư dân không phải nộp tiền nợ gốc, mà bắt đầu thanh toán dần vào năm thứ 2. Tuy nhiên, việc trả nợ gốc vay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Chi nhánh Khánh Hòa (Agribank Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là ngân hàng này phân bổ thu hồi nợ gốc không đồng đều ở các kỳ thu (ví dụ như ngư dân Trần Văn Đạt trả nợ cao nhất 330 triệu đồng/kỳ, thấp nhất 20 triệu đồng/kỳ), gây khó khăn cho họ trong việc trả nợ, nợ xấu có thể xảy ra. “Làm sao chủ tàu cá có thu nhập bình quân 110 triệu đồng/tháng để trả nợ gốc? Đó là chưa tính lãi phải trả” - ngư dân Đạt bày tỏ. Trong khi đó, ngư dân vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa (BIDV Khánh Hòa) thì nợ gốc lại được chia đều giữa các kỳ.

Trong đơn kiến nghị, các ngư dân mong muốn ngân hàng tạo điều kiện để họ trả nợ, không nên kỳ thu quá nhiều, kỳ thu quá ít. PV Báo Lao Động đã đối chiếu giữa các kỳ trả nợ gốc của ngư dân vay vốn Agribank Khánh Hòa và nhận thấy ngân hàng này đưa ra các mức đóng khác nhau khi ký hợp đồng cho vay với ngư dân. Trừ năm đầu chưa chi trả nợ gốc, năm thứ 2 ngân hàng đưa ra mức thu nợ khá cao, sau đó giảm dần sau từng năm.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Phi (Hòn Rớ, xã Phước Đồng), nghề biển rất bấp bênh, vô chừng, ảnh hưởng lớn của thời tiết và con nước, bạn tàu. Vì thế, nợ xấu là nguy cơ rất dễ xảy ra, thậm chí ngư dân phải thế chấp hoặc bán nhà cửa mới có thể chi trả được nợ gốc và lãi suất.

“Khi ký thỏa thuận thanh toán nợ với ngân hàng, chúng tôi cũng có ý kiến nhưng nhận được câu trả lời sẽ xem xét. Chúng tôi cho rằng ngân hàng muốn thu hồi vốn nhanh nên mới thỏa thuận vậy. Thực tế, tôi phải lấy thu nhập từ những con tàu khác để chi trả nợ cho con tàu Nghị định 67 đã đóng” - ngư dân Nguyễn Ngọc Đông (Hòn Rớ, xã Phước Đồng) cho hay, và mong muốn ngân hàng chia đều mức trả nợ giữa các kỳ để ngư dân “dễ thở”.

Giám đốc Agribank Khánh Hoà: Một số ngư dân vẫn thiếu khách quan

Phản hồi với PV Báo Lao Động, Giám đốc Agribank Khánh Hoà cho biết, việc định kỳ hạn trả nợ gốc Agribank Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo đúng quy định, quy chế của NHNN và quy định của Agribank.

Cụ thể, theo đại diện của Agribank, đối với số tiền trích khấu hao hằng năm, Ngân hàng thực hiện thu nợ theo đúng tỉ lệ vốn Ngân hàng tham gia trong tổng vốn đầu tư (tối đa 95% đối với tàu vỏ vật liệu mới) đối với các hạng mục Ngân hàng tham gia vốn (không thu hồi từ khấu hao các tài sản do khách hàng tái đầu tư những năm sau). Về phương pháp trích và thời gian trích khấu hao Agribank thực hiện theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25.4.2013 của Bộ Tài chính.

Còn đối với lợi nhuận của dự án mang lại, thông thường Ngân hàng sẽ thu theo tỉ lệ vốn Ngân hàng tham gia. Riêng đối với cho vay theo NĐ 67, Agribank chi nhánh tỉnh Khánh Hòa đã thỏa thuận với khách hàng chỉ thu 1 phần nhỏ (dưới 10% lợi nhuận của dự án), phần lợi nhuận còn lại ngân hàng để lại cho khách hàng dùng vào việc chi tiêu và tái đầu tư.

Đối với thời gian cho vay 16 năm, trong đó năm đầu tiên kể từ giải ngân khoản vay đầu tiên khách hàng chưa phải trả nợ gốc.

Thời gian thu nợ bắt đầu từ năm thứ 2 đến năm thứ 16, mỗi năm tàu nghỉ biển 2 tháng do bão lũ, để làm nước tàu và tu bổ ngư lưới cụ nên chỉ xác định doanh thu 10 tháng/năm.

Căn cứ trên cơ sở phương án vay vốn do khách hàng vay lập và gửi đến ngân hàng. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng và khách hàng đã trao đổi và đi đến thống nhất về việc xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ cũng đã được giải thích rõ cho khách hàng và đã thống nhất thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng và Phụ lục hợp đồng đã ký kết giữa các bên.

Với việc tính toán thời gian trích khấu hao như trên nên trong thời gian 5 năm đầu số tiền khấu hao sẽ nhiều hơn những năm sau do khoản mục khấu hao ngư lưới cụ (chỉ là 5 năm) vì vậy số tiền thu hồi nợ trong các kỳ hạn của 5 năm đầu sẽ cao hơn các năm sau.

Thêm vào đó, theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP Ngân hàng khi cho vay chỉ nhận chính con tàu, máy móc và ngư lưới cụ hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền vay nên việc thu nợ theo tỉ lệ vốn ngân hàng tham gia là phù hợp, tránh trường hợp khấu hao tài sản giảm nhanh hơn tiến độ thu hồi nợ vay dẫn đến việc giá trị tài sản đảm bảo nợ thấp hơn dư nợ vay từ năm thứ 7 trở đi.

Trong số 11 khách hàng ký tên trên đơn đề nghị, có trường hợp khách hàng đang được ngân hàng tiếp tục thực hiện giải ngân, chưa định kỳ hạn trả nợ, tàu chưa đi vào hoạt động cũng ký tên trên đơn (ông Võ Ngọc Trang, ông Cao Văn Thơ, ông Nguyễn Thuận, ông Lê Văn Tèo) là chưa mang tính thực tiễn, khách quan.

Đối với các trường hợp tàu cá thực sự đánh bắt không có hiệu quả, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân từng trường hợp cụ thể và sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Trong trường hợp này, theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP khách hàng sẽ không được hỗ trợ lãi suất trong thời hạn cơ cấu.

NHIỆT BĂNG - LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Trả nợ gốc giữa các kỳ lúc thấp lúc cao, hàng loạt ngư dân kêu cứu

Nhiệt Băng |

Hơn 10 ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa đồng loạt ký đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng liên quan kêu cứu về việc kỳ thanh toán nợ gốc vay vốn ngân hàng lúc thấp lúc cao gấp 15 lần.

Sự cố tàu vỏ thép tại Bình Định: Cơ sở đóng tàu không đồng ý bồi thường

XUÂN NHÀN |

Chiều 2.4, Sở NNPTNT Bình Định đã họp giải quyết kiến nghị của nhóm chủ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/CP bị hư hỏng. Rất nhiều phiên đối thoại đã trôi qua, trách nhiệm đền bù, hỗ trợ vẫn đang là dấu hỏi lửng lơ, nhùng nhằng và gai góc.

Vay tiền tỉ, đóng tàu to để... nằm bờ

PHÓNG SỰ CỦA LÂM HƯNG THƠ |

Chưa bao giờ, các tàu, thuyền đánh bắt thủy hải sản của tỉnh Quảng Trị lại gặp khó khăn về thiếu hụt lao động như hiện tại. Nhiều tàu, dù biết mùa trăng, con nước đã lên, cứ dong tàu ra khơi là có cá tôm trở về, nhưng bất lực cuốn lưới, thả neo nằm ở cảng vì đỏ mắt cũng không tìm ra lao động; nhiều tàu khác, lại nhắm mắt tuyển bạn (người làm nghề trên biển) ở độ tuổi “U nghỉ hưu” để vớt vát...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Trả nợ gốc giữa các kỳ lúc thấp lúc cao, hàng loạt ngư dân kêu cứu

Nhiệt Băng |

Hơn 10 ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa đồng loạt ký đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng liên quan kêu cứu về việc kỳ thanh toán nợ gốc vay vốn ngân hàng lúc thấp lúc cao gấp 15 lần.

Sự cố tàu vỏ thép tại Bình Định: Cơ sở đóng tàu không đồng ý bồi thường

XUÂN NHÀN |

Chiều 2.4, Sở NNPTNT Bình Định đã họp giải quyết kiến nghị của nhóm chủ tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/CP bị hư hỏng. Rất nhiều phiên đối thoại đã trôi qua, trách nhiệm đền bù, hỗ trợ vẫn đang là dấu hỏi lửng lơ, nhùng nhằng và gai góc.

Vay tiền tỉ, đóng tàu to để... nằm bờ

PHÓNG SỰ CỦA LÂM HƯNG THƠ |

Chưa bao giờ, các tàu, thuyền đánh bắt thủy hải sản của tỉnh Quảng Trị lại gặp khó khăn về thiếu hụt lao động như hiện tại. Nhiều tàu, dù biết mùa trăng, con nước đã lên, cứ dong tàu ra khơi là có cá tôm trở về, nhưng bất lực cuốn lưới, thả neo nằm ở cảng vì đỏ mắt cũng không tìm ra lao động; nhiều tàu khác, lại nhắm mắt tuyển bạn (người làm nghề trên biển) ở độ tuổi “U nghỉ hưu” để vớt vát...