Xây dựng nông thôn mới: Nhiều cách làm hay giúp nông thôn thay da đổi thịt

Vũ Long |

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã có cách làm hay, giúp bộ mặt nông thôn phát triển nhanh, đời sống nông dân khấm khá, rất đáng nhân rộng trên cả nước.

Nông nghiệp cứu rỗi - cách làm hay cần nhân rộng

Nhờ mạnh dạn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong canh tác, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú thuộc đã trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ kiểu mẫu của huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Bà Trịnh Thị Nguyệt - Chủ tịch HTX - nhớ lại: Năm 2012, Trường Đại học Tokyo Nhật Bản và Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện thí điểm thành công dự án Pamci, canh tác lúa theo nguyên tắc hữu cơ Pamci và phương pháp SRI (SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng lai giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới) tại thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ.

“Áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ không có sự tham gia của các chất hoá học và các chất bảo quản, hệ thống nước tưới trước khi dẫn vào ruộng đều được chảy qua các cửa cống có đặt than hoạt tính, lúa được kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.

Toàn bộ quá trình sản xuất đều được ghi chép đầy đủ qua hệ thống camera và sổ sách. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, đến nay tổng thu nhập bình quân trên diện tích sản xuất hữu cơ đạt 185 triệu đồng/ha/năm”- bà Nguyệt cho hay.

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Nguyễn Huyền Diệu - chủ trang trại cam HD, nơi canh tác cam hữu cơ có diện tích 60ha (30ha trồng cam, 30 ha rừng) tại Hòa Bình - cũng cho hay: Xây dựng nông thôn mới cần gắn với nông nghiệp sạch.

"Nông nghiệp cứu rỗi sẽ đi lên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không thể trở thành hiện thực nếu thiếu sự tham gia của công nghệ sinh học.

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với nền nông nghiệp an toàn. Ảnh: Vũ Long
Xây dựng nông thôn mới gắn liền với nền nông nghiệp an toàn. Ảnh: Vũ Long

Nền nông nghiệp này chính là một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo tính bền vững về môi trường hiện có và nó chữa lành các vết thương về môi trường, chữa lành cho chính người làm nông và chữa lành cho xã hội đầy rẫy nghi hoặc cho những người nông dân- những người đang được cho là làm hại xã hội vì sự thiếu hiểu biết hoặc lòng tham của mình", ông Diệu nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hoà Hiệp (Tiền Giang) - Dương Văn Phương, hiện Đông Hòa Hiệp sở hữu hai di sản vốn quý hình thành từ xa xưa. Đó là làng cổ Đông Hòa Hiệp và làng nghề bánh phồng mì nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, làng cổ Đông Hòa Hiệp đã được công nhận di tích văn hóa cấp Quốc gia và là một trong 3 làng cổ tiêu biểu được Tổng cục Du lịch và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn đầu tư phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Còn làng bánh phồng mì, với hàng trăm hộ dân làm nghề cha truyền con nối cũng được công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của tỉnh. Đây là những lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Hòa Hiệp.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thực hiện xây dựng nông thôn mới, cả nước đã xây dựng được hàng triệu mô hình nông nghiệp tiêu biểu, đưa nông thôn phát triển, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị...

Thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2023, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là 6 chương trình chuyên đề chuyên sâu, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững;

Phấn đấu hết năm 2023, tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng 7-8 tỉnh/thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 9.500 sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương - nhấn mạnh: Mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;

Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu cả nước có khoảng 17-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đến năm 2025, Hà Nội phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới

Huy Hùng |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến năm 2025.

Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 18.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, đây là huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện duy nhất có biển của Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

PHẠM ĐÔNG |

Là địa phương duy nhất của Ninh Bình có biển, huyện Kim Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 17 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Xuân Nghĩa |

Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), có 359 xã và 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM, 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 14 xã và 346 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 350 sản phẩm OCOP được công nhận, bình quân toàn tỉnh đạt 17,75 tiêu chí/xã.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 1.10: Tuyển cầu mây nữ thắng trận ra quân

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của các vận động viên Việt Nam trong ngày thi đấu 1.10 tại ASIAD 19.

Tài xế xe Thành Bưởi đang bị tước bằng lái 3 tháng khi gây tai nạn khiến 5 người chết

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Liên quan vụ tai nạn trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Định Quán khiến 5 người tử vong, ngày 1.10, theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, thời điểm gây ra tai nạn, tài xế Hoàng Văn Tính (37 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên Huế) đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng về hành vi điều khiển xe ôtô khách chạy quá tốc độ.

Chủ tịch Nguyễn Đình Khang đặt nhiệm vụ trọng tâm cho Công đoàn Viên chức Việt Nam

Minh Hương - Hải Nguyễn |

Tại Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra ngày 1.10, ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm, đề ra các giải pháp thực hiện cho Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Cô giáo mầm non ẩu đả trước mặt trẻ nhỏ tại cơ sở không phép

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Lực lượng chức năng xác định, tại thời điểm xảy ra vụ cô giáo mầm non ẩu đả trước mặt trẻ, cơ sở này chưa được cấp phép hoạt động.

Đến năm 2025, Hà Nội phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới

Huy Hùng |

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến năm 2025.

Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 18.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022, đây là huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện duy nhất có biển của Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới

PHẠM ĐÔNG |

Là địa phương duy nhất của Ninh Bình có biển, huyện Kim Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 17 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Xuân Nghĩa |

Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), có 359 xã và 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM, 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 14 xã và 346 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 350 sản phẩm OCOP được công nhận, bình quân toàn tỉnh đạt 17,75 tiêu chí/xã.