Viettel và cơ hội “lội ngược dòng” thị trường điện toán đám mây

Hà Nguyễn |

Cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Việt hiện thực hóa mục tiêu giành 70% thị phần điện toán đám mây (ĐTĐM) vào 2025 được đánh giá vô cùng thách thức. Trong bối cảnh đó kinh nghiệm “thực chiến” của Viettel cho thấy nhiều bài học quan trọng.

Dư địa cho doanh nghiệp  Việt

Trong chiến lược xây dựng Hạ tầng số quốc gia, VN đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 100% cơ quan chính phủ sử dụng ĐTĐM, 70% DN Việt sử dụng dịch vụ ĐTĐM do các đơn vị trong nước cung cấp. Để mục tiêu này không chỉ là những con số duy ý chí, cần huy động tổng lực từ chính các DN  “đầu đàn” cũng như các chính sách đồng hành, hỗ trợ.

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, trong nước hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM, 27 trung tâm dữ liệu (Data Center – DC) thuộc 11 DN. Hãng McKinsey dự báo đến 2025 thị trường Cloud VN sẽ đạt mức 400 – 700 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 21%. Tuy nhiên việc mở rộng thị phần của các DN nội còn rất gian nan do hệ sinh thái dịch vụ chưa thực sự toàn diện.

Trong lần thăm và làm việc mới đây với Viettel, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao cho Viettel phải hiện đại hoá Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trọng yếu của đất nước; đầu tư hạ tầng chiến lược viễn thông.

Cũng trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra, một trong những những không gian tăng trưởng của Viettel trong 10 năm tới là điện toán đám mây, vì đây sẽ là hạ tầng chính của hạ tầng số, dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn sẽ là ngành công nghiệp lớn nhất. Hạ tầng điện toán đám mây sẽ quyết định việc dữ liệu Việt Nam được lưu trữ và xử lý tại Việt Nam.

Trong chiến lược của đến năm 2025, Viettel đặt ra một trong những mục tiêu: Triển khai kinh doanh và bùng nổ các dịch vụ mới như: 5G; dịch vụ kết nối vạn vật (IoT) và dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.

Vì vậy,  không phải không có những điểm sáng về phát triển dịch vụ điện toán đám mây, Ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC- đơn vị trực tiếp kinh doanh về lĩnh vực này cho hay: vượt qua giai đoạn chủ yếu cung cấp các dịch vụ dữ liệu đơn lẻ, đến nay, các nhà cung cấp Make in Vietnam đã mang tới một hệ sinh thái đa dạng với hơn 30 sản phẩm, dịch vụ khác nhau, giúp giải quyết cơ bản nhu cầu trong nước. “Không gian phát triển cho các DN Việt còn rất lớn”, đại diện Viettel IDC khẳng định.

Trong một thị trường mà ưu thế không nằm trong tay các DN  nội, câu chuyện của Viettel được coi là một trong những thành công điển hình. Kinh doanh dịch vụ lưu trữ dữ liệu từ 2008, đến nay Viettel  đã trở thành một hiện tượng trong lĩnh vực ĐTĐM với 5 Trung tâm dữ liệu đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và Bình Dương. Các trung tâm này đều đạt tiêu chuẩn Rated-3 Constructed và quy mô đến 2023 là 35.000 m2 /6000 racks. Đội ngũ nhân sự của IDC đã lên đến hàng trăm người trong đó chiếm khoảng 50% là các chuyên gia R&D và kỹ sư vận hành khai thác.

6 tháng đầu năm nay, Viettel đẩy mạnh hợp tác phát triển đa nền tảng Cloud (Vmware, Openstack,CMP) để đẩy nhanh các tính năng mới ra thị trường, bao gồm: Hoàn thành phát triển sản phẩm Viettel Cloud Object Storage 2.0 – là sản phẩm thiết kế cho nhóm ngành BFSI và được kỳ vọng sẽ là dịch vụ chủ lực của IDC trong 2-3 năm tới. Cải tiến, hoàn thiện các tính năng Public Cloud với việc hoàn thành phát triển các tính năng phục vụ kinh doanh dịch vụ Viettel Cloud Compute 2.0 theo các nhóm hiệu năng khác nhau (Multi-Tiering)…

Các dịch vụ điện toán đám mây đã giúp cho Viettel  tăng trưởng doanh thu dịch vụ tới 28% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, Viettel  đã trúng thầu nhiều dự án lớn như gói thầu liên danh trị giá hàng triệu USD; hợp tác cung cấp hạ tầng Cloud quy mô hơn 100 tỷ đồng/năm trong lĩnh vực hóa dầu…

Chiến lược “hợp tác thay cho đối đầu”

Kinh nghiệm thành công trong phát triển dịch vụ ĐTĐM tại VN của Viettel, theo ông Hoàng Văn Ngọc chính là bài học dũng cảm theo đuổi con đường mới, cam kết trở thành người dẫn dắt thị trường. Khi Viettel  nghiên cứu và bắt đầu cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại VN thì trên thế giới đã có khoảng 50% DN công nghệ lớn và vừa đã nghiên cứu, dịch chuyển lên ĐTĐM. Ngược lại, tại VN khái niệm Cloud vẫn còn khá xa lạ, nhu cầu ứng dụng ĐTĐM là rất ít.

Viettel nhận thấy cần phát triển về giải pháp công nghệ để giải quyết được các bài toán liên quan mà đầu tiên là cần một giải pháp tối ưu chi phí cho các nhu cầu về hạ tầng, công nghệ. “Viettel IDC đã đổ nguồn lực vào để nghiên cứu các sản phẩm phù hợp nhất với các tập khách hàng này với chi phí rất rẻ, mỗi ngày chỉ 5.000 đồng, tương đương một ly trà đá”, ông Ngọc chia sẻ.

Trong chiến lược cạnh tranh, từ kinh nghiệm thực tiễn, Viettel xác định không đối đầu với những "ông lớn" vì như vậy đồng nghĩa với đối đầu với nhu cầu khách hàng. Động thái này là phù hợp với xu hướng chung hiện nay là dịch vụ đa đám mây tức không có DN nào chỉ sử dụng duy nhất chỉ một nền tảng cloud duy nhất. Dữ liệu được phân tán trên hệ thống của 2 – 3 nhà cung cấp, trên nhiều nền tảng khác nhau để đảm bảo dự phòng.

Viettel đã đầu tư, hợp tác với các "Big Tech" như Amazon, Microsoft… "Thay vì đối đầu, chúng tôi hợp tác. Trên thế giới tôi chưa thấy trường hợp nào đối đầu mà thành công cả", ông Ngọc chia sẻ.

Nửa đầu năm 2022, Viettel  đẩy mạnh chuyển dịch hơn nữa mô hình kinh doanh lưu trữ dữ liệu theo 3 hướng: (1) MSP (Nhà cung cấp dịch vụ quản lý CNTT) của các Big Tech  như AWS, Google, Microsoft… (2) MSP cho sản phẩm Cloud&DC và (3) MSSP (Nhà cung cấp dịch vụ quản lý an toàn thông tin). Với vai trò MSP, dịch vụ  của Viettel trở nên “mượt mà” toàn trình: từ tư vấn lộ trình chuyển đổi số, xây dựng trung tâm dữ liệu, chuyển đổi/di chuyển hạ tầng Cloud, cho đến triển khai các giải pháp lớp hạ tầng, nền tảng hay cả phần mềm và vận hành hệ thống.

Đặc biệt, Viettel  đáp ứng vượt yêu cầu trên tiêu chí then chốt: hoàn thành thành công các dự án triển khai cho khách hàng, giúp tối ưu hóa nguồn lực và đẩy nhanh lộ trình dịch chuyển lên đám mây. Việc trở thành đối tác mức Selected Tier của AWS - nền tảng đám mây toàn diện, cung cấp 200 dịch vụ cho hàng triệu khách hàng toàn cầu, là bước đầu tiên trong hành trình “bắt tay” với Big Tech của Viettel IDC trong cung cấp hệ sinh thái dịch vụ ĐTĐM toàn diện.

Từ những bước đi khôn ngoan, theo Báo cáo của Liên minh Cloud Việt Nam gửi Bộ TT&TT hồi 6/2021, đến nay Viettel đã giành được khoảng 25% thị trường của khối nội địa. Viettel  đồng thời cũng trở thành nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM lớn nhất làm chủ nền tảng Cloud “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn của Thông tư 1145. Viettel đang đứng trước những  cơ hội lớn để đẩy mạnh khai phá thị trường trong nước, đóng góp vào mục tiêu xây dựng Hạ tầng số VN vững mạnh, do VN làm chủ.


Hà Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

1.200 đoàn viên thanh niên là cán bộ quản lý của Viettel

Trần Thọ |

Ngày 25-26.8, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần VI (2022-2027). 258 đại biểu đại diện cho hơn 19.000 đoàn viên từ hơn 90 cơ sở Đoàn đã tham dự Đại hội.

Các thị trường nước ngoài của Viettel tiếp tục tăng trưởng 2 con số

Trần Thọ |

Trong nửa đầu năm 2022, vượt qua nhiều ảnh hưởng bởi các xung đột trên trường quốc tế và bất ổn chính trị tại một số quốc gia đầu tư, các công ty thị trường của Viettel vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ 26,5%.

Lần thứ 2 liên tiếp Viettel là nơi làm việc tốt nhất Châu Á

Trần Thọ |

Năm nay, 46.270 nhân viên đến từ 622 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tham gia cuộc khảo sát đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên với môi trường làm việc, từ đó chọn ra 120 nơi làm việc tốt nhất.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

1.200 đoàn viên thanh niên là cán bộ quản lý của Viettel

Trần Thọ |

Ngày 25-26.8, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần VI (2022-2027). 258 đại biểu đại diện cho hơn 19.000 đoàn viên từ hơn 90 cơ sở Đoàn đã tham dự Đại hội.

Các thị trường nước ngoài của Viettel tiếp tục tăng trưởng 2 con số

Trần Thọ |

Trong nửa đầu năm 2022, vượt qua nhiều ảnh hưởng bởi các xung đột trên trường quốc tế và bất ổn chính trị tại một số quốc gia đầu tư, các công ty thị trường của Viettel vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ 26,5%.

Lần thứ 2 liên tiếp Viettel là nơi làm việc tốt nhất Châu Á

Trần Thọ |

Năm nay, 46.270 nhân viên đến từ 622 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tham gia cuộc khảo sát đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên với môi trường làm việc, từ đó chọn ra 120 nơi làm việc tốt nhất.