Trách nhiệm của nền tảng YouTube, Facebook trong bảo vệ bản quyền

Vũ Long |

Nghị định 17/2023 giúp các doanh nghiệp bị khiếu nại bản quyền có thêm căn cứ pháp lý để làm việc với các nền tảng trung gian như YouTube, Facebook khi bị khiếu nại bản quyền vô căn cứ.

Cơ sở pháp lý để bảo vệ doanh nghiệp số

Trao đổi với PV Lao Động, bà Quyên Phạm - Phó Chủ tịch Liên minh Sáng tạo nội dung số (Hội Truyền thông số Việt Nam), nhấn mạnh: Việc doanh nghiệp số Việt Nam, cụ thể là nhân vật hoạt hình sói wolfoo của Công ty Sconnect bị một doanh nghiệp nước ngoài vi phạm bản quyền gây nhiều thiệt hại đang là cảnh báo để các doanh nghiệp số trong nước nỗ lực tự bảo vệ sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ doanh nghiệp hiệu quả nhất.

"Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, từ đó đảm bảo sự công bằng và hỗ trợ giải quyết tranh chấp khi có tình trạng lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ để gây khó khăn, thiệt hại cho đối thủ" - bà Quyên Phạm nói.

Các sản phẩm truyền thông số cần được bảo vệ bản quyền. Ảnh: Quyên Quyên
Các sản phẩm truyền thông số cần được bảo vệ bản quyền. Ảnh: Quyên Quyên

Nghị định 17/2023/NĐ-CP (Nghị định 17) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ ngày 26.4.2023.

Một trong những điểm mới nhất của Nghị định này đó là, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cũng cần có trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm bản quyền, như: Quyền tác giả, các quyền liên quan.

Doanh nghiệp trung gian có thể được miễn trừ trách nhiệm pháp lý

Điều 114 của Nghị định 17 đã quy định rõ về quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

Kể từ khi chuyển tiếp tài liệu, chứng cứ cho bên yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 114 mà bên yêu cầu hoặc bên bị yêu cầu không tiến hành khởi kiện dân sự hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quyết định thụ lý đơn theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian duy trì khôi phục nội dung thông tin số đã bị gỡ bỏ hoặc ngăn chặn.

Trường hợp tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thụ lý đơn của một trong hai bên thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thực hiện việc xóa bỏ/ngăn chặn nội dung theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

"Như vậy, với quy định này, các nền tảng trung gian như các nhà mạng viễn thông, ISP trong nước, các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, YouTube, TikTok…) có thể gỡ bỏ, ngăn chặn các nội dung số khi có yêu cầu và sở cứ chứng minh hành vi vi phạm từ chủ sở hữu quyền.

Tuy nhiên, bên yêu cầu ngăn chặn/xóa bỏ không thể chỉ sử dụng đơn khởi kiện để yêu cầu xóa bỏ/ngăn chặn mà phải sử dụng thêm quyết định ngăn chặn của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền"  - bà Quyên Phạm nhấn mạnh.

Với quy định mới này, các doanh nghiệp Việt Nam có sở cứ để yêu cầu các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok khôi phục lại nội dung đã gỡ bỏ/ngăn chặn trong trường hợp có một tòa án đã quyết định bên bị khởi kiện không vi phạm bản quyền, hoặc chấp hành theo văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước Việt Nam.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Lo ngại về bản quyền, Đức kêu gọi siết chặt quy định về trí tuệ nhân tạo

Anh Vũ |

Sự nổi lên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang là một thách thức đối với các nhà lập pháp, nhất là về khả năng kiểm soát bản quyền.

Nỗ lực bảo vệ bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh

huyền chi |

"Xu hướng pháp luật về bản quyền của hai quốc gia và phương hướng hợp tác trong tương lai" là chủ đề của Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm nay.

Nóng cuộc chiến bản quyền giữa AI và con người

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra những công cụ tiên tiến như ChatGPT, giúp con người có thể tạo ra nội dung như mong muốn. Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi, nội dung này có thật sự do con người tạo ra và có thể đăng ký bản quyền cho nó hay không?

Thuỷ điện Trị An lên 2 kịch bản điều tiết nước trước nguy cơ khô hạn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 23.5, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết, hiện nay, lượng nước về hồ Trị An đạt khoảng 52m, gần mực nước tối thiểu theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa và tăng khoảng 1,5m so với thấp điểm đầu tháng 5.2023.

Tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Đội tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng, U22 Việt Nam nhận 2,4 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32.

Tài sản, công ty liên quan đến Phan Văn Anh Vũ được giao dịch lại

THUỲ TRANG |

UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa có văn bản gửi các sở ngành, địa phương đề nghị phối hợp thực hiện công văn của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an liên quan đến việc hủy bỏ việc tạm dừng giao dịch, đảm bảo hoạt động bình thường của các công ty liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm).

Loạt cửa hàng thoái lui khỏi đất vàng quận Hoàn Kiếm

Thu Giang |

Là một trong những khu vực buôn bán sầm uất bậc nhất Hà Nội, những tháng gần đây nhiều cửa hàng kinh doanh ở quận Hoàn Kiếm đã liên tục treo biển trả lại mặt bằng đất vàng hoặc di dời sang nơi khác có chi phí hợp lý hơn.

Nước sông Lô xuống thấp kỷ lục, người nuôi cá lồng lao đao

Việt Bắc |

Tuyên Quang - Thời điểm này, sông Lô đoạn qua TP Tuyên Quang đã gần như không còn lồng cá nào được thả nuôi bởi nhiều tháng qua, mực nước xuống thấp kỷ lục đã khiến người nuôi cá lồng lao đao tìm kế mưu sinh.

Lo ngại về bản quyền, Đức kêu gọi siết chặt quy định về trí tuệ nhân tạo

Anh Vũ |

Sự nổi lên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang là một thách thức đối với các nhà lập pháp, nhất là về khả năng kiểm soát bản quyền.

Nỗ lực bảo vệ bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh

huyền chi |

"Xu hướng pháp luật về bản quyền của hai quốc gia và phương hướng hợp tác trong tương lai" là chủ đề của Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm nay.

Nóng cuộc chiến bản quyền giữa AI và con người

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra những công cụ tiên tiến như ChatGPT, giúp con người có thể tạo ra nội dung như mong muốn. Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi, nội dung này có thật sự do con người tạo ra và có thể đăng ký bản quyền cho nó hay không?